Đề kiểm tra, đề thi cuối kì 2 kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức (đề số 1)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức cuối kì 2 đề số 1. Cấu trúc đề thi số 1 cuối kì 2 môn kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

SỞ GD & ĐT ………………

TRƯỜNG THPT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT – KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: … phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữChữ ký của GK1Chữ ký của GK2Mã phách

 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)

    Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

     Câu 1 (0,25 điểm). Hành vi nào dưới đây là thực hiện đúng quyền bất khả xâm phạm về thân thể của người khác?

A.   Nói xấu người khác nhằm hạ uy tín của họ.

B.   Bắt giữ người vì nghi cho người đó lấy trộm tài sản của mình.

C.   Bắt người đang phạm tội quả tang.

D.   Cãi nhau và đe dọa đánh người.

     Câu 2 (0,25 điểm). Khẳng định nào dưới đây là đúng về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

A.   Trong mọi trường hợp, không ai được vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.

B.   Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.

C.   Công an có quyền vào nhà của người khác để khám xét khi có lệnh của Viện kiểm sát.

D.   Có thể khám xét chỗ ở của một người khi nghi ngờ người đó phạm pháp.

     Câu 3 (0,25 điểm). Nội dung nào dưới đây nói về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

A.   Trong mọi trường hợp, không ai có quyền bắt người.

B.   Không ai có quyền đe doạ người khác.

C.   Không một ai có quyền tự ý bắt, giam, giữ người.

D.   Chỉ được bắt, giữ người khi có lệnh của cấp trên.

     Câu 4 (0,25 điểm). Hành vi vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín có thể gây ra hậu quả nào?

A.   Gây ra thiệt hại về vật chất và tinh thần cho người bị xâm hại.

B.   Gây ra thiệt hại về vật chất và tinh thần cho con người và xã hội.

C.   Gây ra thiệt hại về an ninh cho đất nước.

D.   Ảnh hưởng đến sự bình yên của xã hội và cuộc sống của nhân dân.

     Câu 5 (0,25 điểm). Chủ thể nào dưới đây có quyền tự do ngôn luận?

A.   Mọi công dân.

B.   Mọi cán bộ, công chức nhà nước.

C.   Chỉ những người từ 18 tuổi trở lên.

D.   Chỉ nhà báo.

     Câu 6 (0,25 điểm). Hành vi nào dưới đây thực hiện đúng quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?

A.   Tự ý hủy thư tín của người khác.

B.   Bố mẹ xem tin nhắn ở điện thoại con.

C.   Cán bộ có thẩm quyền kiểm soát thư tín, điện thoại của bất cứ ai.

D.   Tự ý truy cập email của bạn thân.

     Câu 7 (0,25 điểm). Học sinh có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận bằng cách nào dưới đây?

A.   Đưa tin tức không hay về trường mình lên Facebook.

B.   Phát biểu ý kiến xây dựng trường, lớp mình trong các cuộc họp.

C.   Chê bai trường mình ở những nơi khác ngoài trường.

D.   Tự do nói bất cứ điều gì về trường mình.

     Câu 8 (0,25 điểm). Hành vi nào dưới đây là thực hiện đúng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo?

A.   Ép buộc người khác theo tôn giáo mà mình đang theo.

B.   Cản trở người khác theo tôn giáo mới.

C.   Bỏ tôn giáo này để theo tôn giáo khác.

D.   Tuyên truyền, kích động chia rẽ tôn giáo.

     Câu 9 (0,25 điểm). Đối với người trong trường hợp nào dưới đây thì ai cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Uỷ ban nhân dân nơi gần nhất?

A.   Người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.

B.   Người đang bị nghi là phạm tội.

C.   Người đang gây rối trật tự công cộng.

D.   Người đang chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội.

     Câu 10 (0,25 điểm). Việc khám xét chỗ ở của một người chỉ được tiến hành trong trường hợp nào dưới đây?

A.   Khi nghi ngờ chỗ ở đó đang có công cụ, phương tiện phạm tội.

B.   Khi nghi ngờ có người phạm tội đang lẩn trốn ở đó.

C.   Được pháp luật cho phép và có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

D.   Khi thấy cần kiểm tra, khám xét cho yên tâm, không để lọt tội phạm.

     Câu 11 (0,25 điểm). Hành vi nào dưới đây xâm phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?

A.   Nhận được thư không phải gửi cho mình, tìm cách trả lại cho người nhận.

B.   Nhân viên bưu điện chuyển thư đến tay người nhận.

C.   Cầm giúp thư, chuyển đến tay người nhận.

D.   Xem trộm tin nhắn trong điện thoại của người khác.

     Câu 12 (0,25 điểm). Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

A.   Vào lục soát nhà người khác vì nghi người đó lấy trộm đồ của mình.

B.   Công an khám chỗ ở của một người khi có lệnh khám xét của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

C.   Khám chỗ ở của một người khi cần bắt người phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã lẩn trốn ở đó.

D.   Khi có căn cứ để khẳng định chỗ ở đó có đồ vật hoặc tài liệu liên quan đến vụ án.

     Câu 13 (0,25 điểm). Quyền nào dưới đây không phải là quyền tự do báo chí?

A.   Sáng tạo tác phẩm báo chí.

B.   Cung cấp thông tin cho báo chí.

C.   Góp ý kiến với báo chí.

D.   Tiếp cận thông tin báo chí.

     Câu 14 (0,25 điểm). Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo?

A.   Khuyên nhủ người khác theo tôn giáo mới.

B.   Vận động đồng bào tôn giáo giữ gìn trật tự, an ninh.

C.   Tham gia các lễ hội tôn giáo.

D.   Phân biệt đối xử giữa nhân viên có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.

     Câu 15 (0,25 điểm). Đặt điều nói xấu, vu cáo người khác là hành vi xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân?

A.   Quyền tự do ngôn luận.

B.   Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

C.   Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.

D.   Quyền được đảm bảo an toàn về uy tín của công dân.

     Câu 16 (0,25 điểm). Gia đình ông A có một căn nhà ở Thành phố Hồ Chí Minh. Do ra nước ngoài làm ăn nên ông cho vợ chồng người em họ là B ở nhờ để tiện trông nom nhà. Năm 2022, gia đình ông A trở về Việt Nam sinh sống, nhưng vợ chồng ông B nhất định không trả lại nhà. Hơn thế nữa, ông B còn đe dọa ông A rằng nếu cứ tiếp tục đòi nhà thì hậu quả sẽ không hay đến với nhà ông. Theo em, gia đình ông A nên xử lí như thế nào với trường hợp này?

A.   Đòi lại nhà và đuổi ông B ra khỏi nhà.

B.   Thực hiện các biện pháp pháp lý để đòi lại quyền sở hữu của mình.

C.   Để ông B ở tiếp và tìm cách thương lượng hòa bình.

D.   Từ bỏ căn nhà vì sợ ông B sẽ làm ảnh hưởng tới gia đình mình.

     Câu 17 (0,25 điểm). B và D cùng làm việc trong một công ty nhưng có quan hệ với nhau không tốt đẹp. Một lần, nhân lúc D không để ý, B đã tìm cách mở điện thoại D ra xem rồi chụp tin nhắn mà D trao đổi riêng với bạn trai mình và đưa lên facebook cá nhân của B. Theo em, D có thể bị xử phạt như thế nào về hành vi xâm phạm thư tín của B?

A.   Bị phạt tiền vì vi phạm quyền riêng tư của B.

B.   Bị cảnh cáo và phải xin lỗi B về hành vi của mình.

C.   Không bị xử phạt vì không gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho B.

D.   Bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì xâm phạm thư tín của B.

     Câu 18 (0,25 điểm). Có một nhà báo đến trường trung học cơ sở N phỏng vấn giáo viên và học sinh về hoạt động thực hiện đổi mới giáo dục của trường. H được đề nghị trả lời phỏng vấn để cung cấp thông tin cho nhà báo về những chủ trương và việc làm cụ thể mà nhà trường đang triển khai thực hiện, nhằm thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. H từ chối trả lời, vì cho rằng mình là học sinh nên chưa có quyền trả lời báo chí để cung cấp thông tin về tình hình của trường mình được. Theo H, đây là việc làm của Ban Giám hiệu và các thầy cô giáo. Em đồng ý hay không đồng ý với ý kiến bạn H? Vì sao?

A.   Đồng ý, vì học sinh không có quyền trả lời phỏng vấn của báo chí.

B.   Không đồng ý, vì mọi cá nhân đều có quyền tự do ngôn luận và cung cấp thông tin về tình hình của trường.

C.   Không đồng ý, vì tùy thuộc vào quy định cụ thể của trường.

D.   Đồng ý, vì việc này là trách nhiệm của Ban Giám hiệu và các thầy cô giáo.

     Câu 19 (0,25 điểm). Trước khi lấy chồng, chị V vẫn theo đạo Phật. Đến khi lấy chồng, chị V muốn thôi đạo Phật để theo đạo Thiên Chúa là đạo mà chồng chị đang theo. Biết tin, bà X là mẹ chị V tìm mọi cách để cản trở chị V theo đạo Thiên Chúa. Bà còn dọa sẽ từ bỏ chị V nếu chị theo tôn giáo mới. Theo em, chị V có thể làm gì trong trường hợp này?

A.   Không quan tâm mẹ phản đối, vì chị đã lấy chồng thì nên theo chồng.

B.   Tìm hiểu kỹ về đạo Thiên Chúa để thuyết phục mẹ về sự lựa chọn của mình.

C.   Không theo đạo Thiên Chúa để giữ tình mẹ con tốt đẹp.

D.   Trình báo cơ quan thẩm quyền để giải quyết vấn đề tôn giáo này.

     Câu 20 (0,25 điểm). Gia đình ông bà An thực hiện tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, cứ vào ngày mùng một và ngày mười lăm hằng tháng là gia đình lại thắp hương cúng lễ gia tiên để tỏ lòng biết ơn tổ tiên, biết ơn nguồn cội của gia tộc. Là người con của gia đình, chị em Hương rất ủng hộ truyền thống này của gia đình mình. Theo em, gia đình ông bà An đã thực hiện quyền tự do tín ngưỡng như thế nào?

A.   Bằng việc thực hiện các nghi lễ cúng tổ tiên vào ngày mùng một và ngày mười lăm hằng tháng.

B.   Bằng việc tham gia các nghi lễ tôn giáo theo truyền thống của gia đình.

C.   Bằng việc tham gia các buổi lễ cúng tâm linh trong cộng đồng.

D.   Bằng việc tham gia các khóa học về tôn giáo và tín ngưỡng.

     B. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 điểm)

      Câu 1 (2,5 điểm). Pháp luật đã quy định như thế nào về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin?

     Câu 2 (1,5 điểm). Theo em, đâu là những việc nên làm, những việc không nên làm để thực hiện quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo?

 Câu 3 (1,0 điểm). Q là một cô gái trẻ, xinh đẹp và năng động, hiện đang kinh doanh trong ngành mĩ phẩm. Trong quá trình kinh doanh, Q có bất đồng với một người đồng nghiệp cũ tên là T. T thường xuyên nói xấu Q trên mạng xã hội. Q rất buồn về việc hằng ngày chứng kiến cảnh những thông tin không đúng sự thật về mình cứ bị lan truyền, chia sẻ cho nhiều người biết. Mặc dù đã cố tình phớt lờ việc bị nói xấu trên mạng, nhưng T ngày một quá quắt hơn và không hề có dấu hiệu dừng lại.

a) Hành vi của T đã xâm phạm đến quyền nào của Q? Giải thích vì sao.

b) Q có thể làm gì để bảo vệ quyền của mình?

 

BÀI LÀM

         …………………………………………………………………………………………

          

 

 

TRƯỜNG THPT .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT  – BỘ KẾT NỐI TRI THỨC

 

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘTổng số câuĐiểm số        
Nhận biếtThông hiểuVận dụngVD cao        
TNTLTNTLTNTLTNTLTNTL  
CHỦ ĐỀ 9: MỘT SỐ QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN           
17. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân2 1 1  1412,0
18. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân1 2 1   401,0
19. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân2 1 1   401,0
20. Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin211 1   413,5
21. Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo1 112   412,5
Tổng số câu TN/TL8161600120310,0
Điểm số2,02,51,51,51,5001,05,05,010,0

Tổng số điểm

Tỉ lệ

4,5 điểm

45 %

3,0 điểm

30 %

1,5 điểm

20 %

1,0 điểm

10 %

10,0 điểm

100 %

10,0 điểm     



 

TRƯỜNG THPT .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT

– BỘ KẾT NỐI TRI THỨC

 

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi  

TN

(số câu)

TL

(số câu)

TN

 

TL   
MỘT SỐ QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN203    
Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dânNhận biết - Nhận biết được hành vi thực hiện đúng quyền bất khả xâm phạm về thân thể của người khác.  - Nhận biết được khái niệm về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.2 C1, C3 
Thông hiểuXác định được đối tượng được phép bắt và giải ngay đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Uỷ ban nhân dân nơi gần nhất.1 C9  
Vận dụngXử lí được các tình huống thực tế về quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân.1 C15  
Vận dụng caoXử lí tình huống về vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân. 1 C3 (TL) 
Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dânNhận biếtNhận biết được khẳng định đúng về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.1 C2 
Thông hiểu - Xác định được trường hợp thực hiện việc khám xét chỗ ở của một người.  - Xác định được hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.2 C10, C12  
Vận dụngXử lí tình huống thực tế về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.1 C16  
Vận dụng cao      
Bài 19: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dânNhận biết - Nhận diện được hậu quả của hành vi vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.  - Nhận biết được hành vi thực hiện đúng quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.2 C4, C6 
Thông hiểuXác định được hành vi xâm phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.1 C11  
Vận dụngXử lí tình huống liên quan đến quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.1 C17  
Vận dụng cao      
Bài 20: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tinNhận biết - Nhận biết được chủ thể có quyền tự do ngôn luận.  - Nhận diện được trách nhiệm của học sinh trong thực hiện quyền tự do ngôn luận.  - Nêu được quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.21C5, C7C1 (TL)
Thông hiểuXác định được quyền không phải là quyền tự do báo chí.1 C13  
Vận dụngBày tỏ quan điểm với ý kiến trong tình huống liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.1 C18  
Vận dụng cao      
Bài 21: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáoNhận biếtNhận biết được hành vi thực hiện đúng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.1 C8 
Thông hiểu - Xác định được hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo.  - Nêu được những việc nên làm, những việc không nên làm để thực hiện quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo.11C14C2 (TL) 
Vận dụngXử lí được trường hợp liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo.2 C19, C20  
Vận dụng cao      

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi, đề kiểm tra cuối kì 2 kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay