Đề kiểm tra, đề thi cuối kì 2 kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức (đề số 3)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức cuối kì 2 đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 cuối kì 2 môn kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

SỞ GD & ĐT ………………

TRƯỜNG THPT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT – KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: … phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữChữ ký của GK1Chữ ký của GK2Mã phách

 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)

    Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

     Câu 1 (0,25 điểm). Nội dung nào dưới đây nói về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

A.   Trong mọi trường hợp, không ai có quyền bắt người.

B.   Chỉ được bắt, giữ người khi có lệnh của cấp trên.

C.   Không ai có quyền đe dọa người khác.

D.   Không một ai có quyền tự ý bắt, giam, giữ người.

     Câu 2 (0,25 điểm). Em hãy cho biết hành vi xâm phạm về chỗ ở của người khác là gì?

A.   Là hành vi đến nhà thăm hỏi một người khi họ gặp các tình hình không ổn về sức khỏe.

B.   Chỉ là những hành vi đột nhập và nhà người khác khi chưa được sự đồng ý của họ.

C.   Là các hành vi khám xét nhà trái phép, đuổi công dân ra khỏi chỗ ở, chiếm giữ hoặc cản trở trái pháp luật về chỗ ở của người khác.

D.   Hành vi thực hiện các kiểm tra đảm bảo an toàn về chỗ ở của người khác.

     Câu 3 (0,25 điểm). Hành vi nào sau đây xâm phạm đến thân thể của công dân?

A.   Đánh người gây thương tích.

B.   Đặt điều nói xấu, vu khống người khác.

C.   Giam giữ người quá thời gian quy định.

D.   Đi xe máy gây tai nạn cho người khác.

     Câu 4 (0,25 điểm). Theo quy định của pháp luật, việc kiểm soát thư tín, điện tín của cá nhân được thực hiện khi có quyết định của:

A.   lực lượng tìm kiếm và cứu nạn.

B.   đội ngũ phóng viên báo chí.

C.   người làm công tác truyền thông.

D.   cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

     Câu 5 (0,25 điểm). Công dân có thể sử dụng quyền tự do ngôn luận bằng cách nào dưới đây?

A.   Phát biểu xây dựng trong các cuộc họp ở cơ quan, trường học.

B.   Phát biểu ở bất cứ nơi nào.

C.   Phê phán cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước trên mạng xã hội.

D.   Gửi đơn tố cáo cán bộ, công chức đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

     Câu 6 (0,25 điểm). Mọi hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân đều:

A.   bị xử phạt hành chính.

B.   phải chịu trách nhiệm pháp lí.

C.   bị phạt cải tạo không giam giữ.

D.   phải bồi thường thiệt hại cho nạn nhân.

     Câu 7 (0,25 điểm). Quy định của pháp luật về quyền tự do ngôn luận của công dân là gì?

A.   Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí.

B.   Nhà nước nghiêm cấm người dân được phát biểu ý kiến của mình.

C.   Nhà nước hạn chế quyền tự do ngôn luận của công dân.

D.   Nhà nước chỉ cho phép công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận trong các lĩnh vực cá nhân.

     Câu 8 (0,25 điểm). Nhận định nào sau đây đúng về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân?

A.   Mọi người có quyền theo bất kì tôn giáo nào và bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.

B.   Chỉ có những người theo tôn giáo mới được bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

C.   Khi đã theo một tôn giáo nào đó thì không có quyền chuyển sang tôn giáo khác.

D.   Vi phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo không để lại hậu quả gì nghiêm trọng.

     Câu 9 (0,25 điểm). Hành vi nào dưới đây là xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân?

A.   Đe dọa đánh người.

B.   Đánh người gây thương tích phải điều trị.

C.   Rủ nhiều người đánh một người.

D.   Đi xe không cẩn thận va quẹt vào người khác.

     Câu 10 (0,25 điểm). Chỉ được khám xét nhà của người khác khi nào?

A.   Khi có quyết định của Tòa án hoặc người phê chuẩn của Viện Kiểm sát.

B.   Khi nghi ngờ có hành vi phạm lỗi.

C.   Khi có công văn của Tòa án.

D.   Khi có công văn của Viện Kiểm sát.

     Câu 11 (0,25 điểm). Hành vi nào sau đây không bị phạt tù từ 1 đến 3 năm?

A.   Lợi dụng chức vụ, quyền hạn.

B.   Làm nạn nhân tự sát.

C.   Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật.

D.   Tiết lộ thông tin đã chiếm đoạt, làm ảnh hưởng danh dự, nhân phẩm người khác.

     Câu 12 (0,25 điểm). Nhà nước không nghiêm cấm những hành vi nào sau đây liên quan đến quyền tự do ngôn luận của công dân?

A.   Tung tin sai sự thật làm tổn hại đến lợi ích của quốc gia.

B.   Tuyên truyền đến mọi người cùng chung tay bảo vệ môi trường.

C.   Tuyên truyền lệch lạc chính sách của Đảng và Nhà nước.

D.   Nói sai sự thật nhằm bôi nhọ đến nhân phẩm của người khác.

     Câu 13 (0,25 điểm). Công dân có quyền tiếp cận thông tin như thế nào?

A.   Được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời.

B.   Được cung cấp thông tin ở mọi nơi, mọi lúc.

C.   Chỉ được cung cấp thông tin qua báo chí.

D.   Chỉ được cung cấp thông tin qua cán bộ, công chức nhà nước.

     Câu 14 (0,25 điểm). Pháp luật Việt Nam không nghiêm cấm thực hiện hành vi nào sau đây?

A.   Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.

B.   Phân biệt đối xử, kì thị vì lí do tôn giáo.

C.   Ép buộc người khác theo một tôn giáo nào đó.

D.   Học tập và thực hành giáo lí, giáo luật tôn giáo.

     Câu 15 (0,25 điểm). A và B là phụ nữ cãi nhau với một người phụ nữ khác là C cùng thôn, rồi xông vào đánh C. D là anh em với A và B đi ngang qua tình cờ bắt gặp cảnh này nên đã xông vào đánh và chửi mắng chị C. D còn xúi giục người khác vào đánh, nhưng không ai làm theo. Một số người chứng kiến đã vào can ngăn, nhưng A không cho ai vào can ngăn và còn hăm doạ mọi người. Chị C bị đánh đau, phải nhập viện điều trị, kết quả bị tổn hại sức khoẻ là 8%. Theo em, trong tình huống trên A, B và D đã xâm phạm đến quyền nào của chị C? Vì sao?

A.   Quyền tự do ngôn luận.

B.   Quyền tự do cá nhân.

C.   Quyền bảo vệ tính mạng, sức khỏe.

D.   Quyền không bị ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm.

     Câu 16 (0,25 điểm). Hai người đàn ông đuổi theo một tên ăn trộm quạt. Đuổi được một lúc thì mất dấu tên trộm. Một người nói: “Chắc nó chạy vào nhà ông Sơn, ta vào tìm thôi". Hai người đề nghị ông Sơn cho vào tìm tên trộm. Ông Sơn nói không có ai vào nhà minh và không đồng ý cho họ vào khám, nhưng hai người đàn ông không nghe, cứ xông vào khám xét, lục soát khắp nơi trong nhà ông Sơn. Theo em, hai người đàn ông có quyền tự ý vào ông Sơn khi không được đồng ý hay không? Vì sao?

A.   Có, vì họ đang truy đuổi tên trộm và có quyền vào bất cứ nơi nào để tìm kiếm.

B.   Không, họ cần phải có sự đồng ý của chủ nhà hoặc quyết định của cơ quan chức năng mới được vào khám xét.

C.   Có, vì họ đang là người truy cứu công lý và có quyền làm điều đó.

D.   Không, vì việc vào nhà người khác mà không được phép là vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

     Câu 17 (0,25 điểm). Hai em Q và T cùng thực hiện một dự án để lấy điểm thi cuối kì, T vô cùng tò mò xem quá trình Q làm như thế nào. Nhân lúc nghỉ trưa, T đã mở máy tính và kiểm tra lịch sử tìm kiếm của Q để xem các tài liệu mà Q đã đọc. Theo em, T đã vi phạm quyền được đảm bảo an toàn, bí mật về điện thoại, điện tín của công dân như thế nào?

A.   Đã tự ý bật máy và kiểm tra lịch sử tìm kiếm của Q.

B.   Tò mò và có ý định muốn tham khảo về cách làm của Q.

C.   Làm chung ý tưởng với Q nên muốn xem có trùng nội dung không.

D.   Làm dự án để lấy điểm thi cuối kì cao.

     Câu 18 (0,25 điểm). Tổ trưởng tổ dân phố B tổ chức cuộc họp các hộ gia đình trong tổ để mọi người đóng góp ý kiến về xây dựng khu dân cư văn minh, sạch đẹp. Nhiều ý kiến phát biểu góp ý về việc tổ trưởng tổ dân phố chưa nhắc nhở những gia đình không tham gia vệ sinh công cộng vào sáng Chủ nhật hằng tuần; về việc một số gia đình còn vứt rác không đúng nơi quy định; về việc có gia đình còn bật nhạc to làm ảnh hưởng cuộc sống của những người xung quanh. Theo em, sự tham gia ý kiến của những người trong tổ dân phố B có phải là thực hiện quyền tự do ngôn luận hay không? Vì sao?

A.   Có, vì họ đang bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề cộng đồng.

B.   Không, vì ý kiến của họ chỉ xoay quanh các vấn đề nhỏ nhặt trong khu phố.

C.   Không, vì họ chỉ phê phán mà không đóng góp ý kiến xây dựng.

D.   Có, vì họ đang chỉ trích và yêu cầu cải thiện tình hình cộng đồng.

     Câu 19 (0,25 điểm). Trong tình huống sau, chủ thể nào không vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân?

Tình huống. Chị H và gia đình chị đều theo đạo Y. Đến khi lấy chồng, chị không muốn theo đạo Y để theo đạo P, cùng với đạo của chồng chị. Khi biết tin, bà K (mẹ chị H) không đồng ý, và ra sức ngăn cản. Bà K còn tuyên bố sẽ không gặp mặt chị H nữa nếu chị quyết tâm từ bỏ tôn giáo Y. Trong khi đó, ông M (bố chị H) không ngăn cản vì ông cho rằng, đây là quyền tự do của công dân, không ai có thể ngăn cản người khác theo hoặc không theo tôn giáo nào.

A.   Bà K và chị H.

B.   Ông M và bà K.

C.   Bà K và chồng chị H.

D.   Chị H và ông M.

     Câu 20 (0,25 điểm). Do đến hạn trả tiền thuê nhà mà S chưa trả cho ông M, ông M đã khoá cửa ngoài của phòng S đang ở, giam lỏng S trong phòng suốt 4 giờ. Sau đó, nhờ công an phường can thiệp, S mới được giải thoát. Ông M cho rằng, đây là nhà của ông thì ông có quyền khoá lại, không phải là nhốt S trong nhà. Ông M có thể phải chịu hậu quả gì từ hành vi vi phạm của mình?

A.   Bị phạt tiền vì không trả tiền thuê nhà đúng hạn.

B.   Bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì giam giữ người trái phép.

C.   Bị cảnh cáo và phải giải thoát người bị giam giữ.

D.   Không phải chịu hậu quả gì vì đây là nhà của ông M.

     B. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 điểm)

     Câu 1 (2,5 điểm).

a. Pháp luật quy định như thế nào về quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân?

b. Theo em, hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân gây ra hậu quả gì? Người thực hiện hành vi vi phạm đó sẽ bị xử phạt như thế nào?

     Câu 2 (1,5 điểm). Theo em, pháp luật Việt Nam đã quy định như thế nào về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở? Em hãy nêu ví dụ về việc thực hiện tốt quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân trong cuộc sống.

 Câu 3 (1,0 điểm). Các gia đình ở khu dân cư X đã từ lâu vẫn có mối quan hệ hàng xóm tốt đẹp với nhau. Nhưng từ năm 2018 đến nay, có một gia đình mới đến ở thường gây chuyện với những gia đình xung quanh. Các gia đình trong khu dân cư thấy vậy đều rất khó chịu, nhưng mọi người bảo nhau nhường nhịn để không xảy ra to tiếng trong khu dân cư. Nhưng nhà hàng xóm mới ngày càng quá quắt. Một ngày, bà V hàng xóm mới và con trai của bà là M đã gây sự dẫn đến căng thẳng với bà Y nhà bên cạnh. Bà V và M đã mắng chửi, xúc phạm bà Y và gia đình hàng xóm bằng những từ ngữ rất thiếu văn hoá.

a) Bà V và M đã xâm phạm đến quyền nào của công dân? Vì sao?

b) Hành vi của bà V và M có thể dẫn đến hậu quả gì?

 

BÀI LÀM

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         ………………………………………………………………………………… 

 

 

TRƯỜNG THPT .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT  – BỘ KẾT NỐI TRI THỨC

 

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘTổng số câuĐiểm số        
Nhận biếtThông hiểuVận dụngVD cao        
TNTLTNTLTNTLTNTLTNTL  
CHỦ ĐỀ 9: MỘT SỐ QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN           
17. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân2 1 2  1512,25
18. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân1 111   312,25
19. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân211 1   413,5
20. Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin2 2 1   501,25
21. Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo1 1 1   300,75
Tổng số câu TN/TL8161600120310,0
Điểm số2,02,51,51,51,5001,05,05,010,0

Tổng số điểm

Tỉ lệ

4,5 điểm

45 %

3,0 điểm

30 %

1,5 điểm

20 %

1,0 điểm

10 %

10,0 điểm

100 %

10,0 điểm     



 

TRƯỜNG THPT .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT

– BỘ KẾT NỐI TRI THỨC

 

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi  

TN

(số câu)

TL

(số câu)

TN

 

TL   
MỘT SỐ QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN203    
Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dânNhận biết - Nhận biết được quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.  - Nhận biết được hành vi xâm phạm đến thân thể của công dân.2 C1, C3 
Thông hiểuXác định được hành vi xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.1 C9  
Vận dụngXử lí được các tình huống thực tế về quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân.2 C15, C20  
Vận dụng caoĐánh giá và phân tích tình huống liên quan đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân. 1 C3 (TL) 
Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dânNhận biếtNhận biết được hành vi xâm phạm về chỗ ở của người khác.1 C2 
Thông hiểu - Xác định được trường hợp được khám xét nhà ở công dân.  - Nêu được quy định của pháp luật Việt Nam đã quy định như thế nào về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở và liệt kê ví dụ về việc thực hiện tốt quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân trong cuộc sống.11C10C2 (TL) 
Vận dụngXử lí tình huống thực tế về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.1 C16  
Vận dụng cao      
Bài 19: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dânNhận biết - Nhận biết được tổ chức được thực hiện việc kiểm soát thư tín, điện tín của cá nhân.  - Nhận biết được hình phạt cho người vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.  - Nhận biết được quy định của pháp luật về quyền được đảm bảo an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.21C4, C6C1 (TL)
Thông hiểuXác định được hành vi không bị phạt tù từ 1 đến 3 năm.1 C11  
Vận dụngXử lí tình huống liên quan đến quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.1 C17  
Vận dụng cao      
Bài 20: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tinNhận biết - Nhận biết được cách công dân có thể sử dụng quyền tự do ngôn luận.  - Nhận biết được quy định của pháp luật về quyền tự do ngôn luận của công dân.2 C5, C7 
Thông hiểu - Xác định được hành vi pháp luật không cấm liên quan đến quyền tự do ngôn luận của công dân.  - Xác định được phạm vi công dân có quyền tiếp cận thông tin.2 C12, C13  
Vận dụngBày tỏ quan điểm với ý kiến trong tình huống liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.1 C18  
Vận dụng cao      
Bài 21: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáoNhận biếtNhận biết được nhận định đúng về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân.1 C8 
Thông hiểuXác định được hành vi không bị pháp luật nghiêm cấm.1 C14  
Vận dụngXử lí được trường hợp liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo.1 C19  
Vận dụng cao      

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi, đề kiểm tra cuối kì 2 kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay