Đề kiểm tra, đề thi cuối kì 2 lịch sử và địa lí 4 kết nối tri thức (đề số 1)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra lịch sử và địa lí 4 kết nối tri thức cuối kì 2 đề số 1. Cấu trúc đề thi số 1 cuối kì 2 môn lịch sử và địa lí 4 kết nối tri thức này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án lịch sử và địa lí 4 kết nối tri thức

PHÒNG GD & ĐT ……………….Chữ kí GT1: ...........................
     TRƯỜNG TIỂU HỌC…………...Chữ kí GT2: ...........................

         

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 4 KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 60 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữChữ ký của GK1Chữ ký của GK2Mã phách

 

ĐỀ BÀI

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1 (0,5 điểm). Mùa khô ở Nam Bộ có khí hậu như thế nào?

  • A. Ấm áp và khô ráo.
  • B. Lạnh và khô ráo.
  • C. Nóng và khô ráo.
  • D. Mát mẻ và ẩm ướt.

Câu 2 (0,5 điểm). Cồng chiêng thường được chơi trong nghi lễ nào?

  • A. Lễ dâng vua.
  • B. Lễ tế trời.
  • C. Lễ hội chợ phiên.
  • D. Lễ Thổi tai cho trẻ.

Câu 3 (0,5 điểm). Tỉnh nào sau đây không tiếp giáp với thành phố Hồ Chí Minh?

  • A. Vĩnh Long.
  • B. Đồng Nai.
  • C. Long An.
  • D. Tây Ninh.

Câu 4 (0,5 điểm). Vùng Nam Bộ có các loại hải sản đặc trưng nào?

  • A. Cá trê, cá chim.
  • B. Cá voi, cá nhà táng.
  • C. Cá kình, cá ngừ.
  • D. Cá tra, cá ba sa, tôm.

Câu 5 (0,5 điểm). Áo bà ba thể hiện đặc trưng gì?

  • A. Đặc trưng vùng quê.
  • B. Đặc trưng văn hóa của miền sông nước.
  • C. Đặc trưng văn nghệ.
  • D. Đặc điểm nghệ thuật.

Câu 6 (0,5 điểm). Khi nào người dân vùng Tây Nguyên thường tổ chức lễ hội đua voi?

  • A.   Vào đầu mùa hè.
  • B.   Sau mỗi vụ thu hoạch.
  • C.   Vào tháng 3 âm lịch.
  • D.   Vào mỗi dịp cuối năm.

Câu 7 (0,5 điểm). Cây ăn quả nào sau đây được trồng nhiều ở vùng Nam Bộ?

  • A. Dừa.
  • B. Dưa hấu.
  • C. Mận.
  • D. Mơ.

Câu 8 (0,5 điểm). Chúng ta cần làm gì để giữ gìn cồng chiêng Tây Nguyên?

  • A. Chơi cồng chiêng nhiều hơn.
  • B. Truyền bá văn hóa cồng chiêng đến mọi người.
  • C. Chơi nhạc nhiều hơn.
  • D. Mua cồng chiêng về nhà.

Câu 9 (0,5 điểm). Địa đạo Củ Chi hình thành trong cuộc kháng chiến nào?

  • A. Cuộc kháng chiến chống Mỹ.
  • B. Cuộc kháng chiến chống Pháp.
  • C. Cuộc kháng chiến chống Nhật.
  • D. Cuộc kháng chiến chống Tưởng.

Câu 10 (0,5 điểm). Vùng Nam Bộ có những loại đất chính nào?

  • A. Đất xám, đất badan, đất phù sa.
  • B. Đất feralit, đất phèn, đất cát.
  • C. Đất phù sa, đất sét, đất thịt.
  • D. Đất sét, đất phèn, đất badan.

Câu 11 (0,5 điểm). Thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng nào nước ta?

  • A. Đồng bằng Bắc Bộ.
  • B. Duyên hải miền Trung.
  • C. Tây Nguyên.
  • D. Đông Nam Bộ.

Câu 12 (0,5 điểm). Ở các miệt vườn Nam Bộ, người dân sống bằng kiểu nhà gì?

  • A. Nhà sàn.
  • B. Nhà lợp bằng lá.
  • C. Nhà nổi.
  • D. Nhà thuyền.

Câu 13 (0,5 điểm). Địa đạo Củ Chi dài bao nhiêu?

  • A. 240 km.
  • B. 260 km.
  • C. 250 km.
  • D. 270 km.

Câu 14 (0,5 điểm). Nhân vật N Trang Lơng thuộc dân tộc nào?

  • A. Dân tộc Mnông.
  • B. Dân tộc Thái.
  • C. Dân tộc Ba Na.
  • D. Dân tộc Cơ tu.

 

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

 Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy kể một số tên gọi khác của Thành phố Hồ Chí Minh và trình bày những sự kiện lịch sử tiêu biểu có liên quan đến Thành phố Hồ Chí Minh.

 Câu 2 (1,0 điểm). Em hãy nêu một số nét chính về lễ hội mừng lúa mới ở Tây Nguyên.

BÀI LÀM

…………………………………………………………………………………………….        


 

TRƯỜNG TIỂU HỌC ............................

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 - 2024)

MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 4 KẾT NỐI TRI THỨC

Chủ đề/ Bài họcMức độTổng số câuĐiểm số      
Mức 1                   Nhận biết

Mức 2

Kết nối

Mức 3

Vận dụng

       
TNTLTNTLTNTLTNTL  
Bài 22. Một số nét văn hoá và truyền thống yêu nước, cách mạng của đồng bào Tây Nguyên1  11 212,0
Bài 23. Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên1 1   201,0
Bài 24. Thiên nhiên vùng Nam Bộ2     201,0
Bài 25. Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Nam Bộ1 1   201,0
Bài 26. Một số nét văn hoá và truyền thống yêu nước, cách mạng của đồng bào Nam Bộ1   1 201,0
Bài 27. Thành phố Hồ Chí Minh111   213,0
Bài 28. Địa đạo Củ Chi1 1   201,0
Tổng số câu TN/TL81412014210,0
Điểm số4,02,02,01,01,007,03,010,0
Tổng số điểm

6,0

60%

3,0

30%

1,0

10%

10,0

100%

10,0

100%

    



 

TRƯỜNG TIỂU HỌC ............................

BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 - 2024)

MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 4 KẾT NỐI TRI THỨC

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi  

TN

(số câu)

TL

(số câu)

TN

 

TL   
Bài 22. Một số nét văn hoá và truyền thống yêu nước, cách mạng của đồng bào Tây NguyênNhận biếtNhận biết được thời gian người dân vùng Tây Nguyên thường tổ chức lễ hội đua voi.1 C6 
Kết nốiNêu được những nét chính về lễ hội mừng lúa mới ở Tây Nguyên. 1 C2 (TL) 
Vận dụngBiết được dân tộc của nhân vật N’Trang Lơng.1 C14  
Bài 23. Lễ hội Cồng chiêng Tây NguyênNhận biếtNhận biết được nghi lễ thường có cồng chiêng.1 C2 
Kết nốiBiết cách làm để giữ gìn cồng chiêng Tây Nguyên.1 C8  
Bài 24. Thiên nhiên vùng Nam BộNhận biết - Nhận biết được đặc điểm khí hậu mùa khô ở Nam Bộ.  - Nhận biết được các loại đất chính vùng Nam Bộ.2 

C1,

C10

 
Bài 25. Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Nam BộNhận biếtNhận biết được loài cây ăn quả được trồng nhiều ở vùng Nam Bộ.1 C7 
Kết nốiXác định được các loại hải sản đặc trưng ở vùng Nam Bộ.1 C4  
Bài 26. Một số nét văn hoá và truyền thống yêu nước, cách mạng của đồng bào Nam BộNhận biếtNhận biết được kiểu nhà phổ biến ở các miệt vườn Nam Bộ.1 C12 
Vận dụngXác định được đặc trưng của áo bà ba.1 C5  
Bài 27. Thành phố Hồ Chí MinhNhận biết - Nhận biết được thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng nào nước ta.  - Nêu được một số tên gọi khác của Thành phố Hồ Chí Minh và những sự kiện lịch sử tiêu biểu có liên quan đến Thành phố Hồ Chí Minh.11C11

C1

(TL)

Kết nốiXác định được tỉnh không tiếp giáp với thành phố Hồ Chí Minh.1 C3  
Bài 28. Địa đạo Củ ChiNhận biếtNhận biết được chiều dài của địa đạo Củ Chi.1 C13 
Vận dụngXác định được cuộc kháng chiến gắn liền với địa đạo Củ Chi.1 C9  

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi, đề kiểm tra cuối kì 2 lịch sử và địa lí 4 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay