Đề kiểm tra, đề thi cuối kì 2 lịch sử và địa lí 4 kết nối tri thức (đề số 2)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra lịch sử và địa lí 4 kết nối tri thức cuối kì 2 đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 cuối kì 2 môn lịch sử và địa lí 4 kết nối tri thức này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án lịch sử và địa lí 4 kết nối tri thức

PHÒNG GD & ĐT ……………….Chữ kí GT1: ...........................
     TRƯỜNG TIỂU HỌC…………...Chữ kí GT2: ...........................

         

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 4 KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 60 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữChữ ký của GK1Chữ ký của GK2Mã phách

 

ĐỀ BÀI

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1 (0,5 điểm). Nam Bộ bao gồm những vùng nào?

  • A. Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.
  • B. Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
  • C. Đông Nam Bộ và Bắc Bộ.
  • D. Tây Nguyên.

Câu 2 (0,5 điểm). Nhạc cụ điển hình của cồng chiêng là gì?

  • A. Đàn và sáo.
  • B. Đàn và Trống.
  • C. Trống đồng và cồng chiêng.
  • D. Đàn và kẻng.

Câu 3 (0,5 điểm). Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh được bao lâu?

  • A. Hơn 400 năm.
  • B. Hơn 100 năm.
  • C. Hơn 200 năm.
  • D. Hơn 300 năm.

Câu 4 (0,5 điểm). Hồ nào sau đây thuộc vùng Nam bộ?

  • A. Hồ Tây.
  • B. Hồ Ba Bể.
  • C. Hồ Trị An.
  • D. Hồ Gươm.

Câu 5 (0,5 điểm). “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây.” là câu nói của nhân vật nào sau đây?

  • A. Nguyễn Trung Trực.
  • B. Nguyễn Thị Định.
  • C. Trương Định.
  • D. Trần Quốc Toản.

Câu 6 (0,5 điểm). Không gian sinh hoạt chung của cộng đồng người Ê Đê hiện nay là gì?

  • A. Nhà Rông.
  • B. Nhà Ống.
  • C. Nhà Dài.
  • D. Nhà Tầng.

Câu 7 (0,5 điểm). Vùng nào nước ta có sản lượng thủy sản lớn nhất cả nước?

  • A. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
  • B. Vùng Tây Nguyên.
  • C. Vùng Bắc Trung Bộ.
  • D. Vùng Nam Bộ.

Câu 8 (0,5 điểm). Cồng chiêng tồn tại cùng với nền văn hóa nào?

  • A. Văn hóa vua Hùng.
  • B. Văn hóa chúa Trịnh.
  • C. Văn hóa nhà Lê.
  • D. Văn hóa Đông Sơn.

Câu 9 (0,5 điểm). Đế quốc Mĩ đã làm gì để tìm ra các địa đạo?

  • A. Tiến hành phỏng vấn.
  • B. Tiến hành lấy ý kiến.
  • C. Tiến hành khảo sát.
  • D. Tiến hành càn quét.

Câu 10 (0,5 điểm). Nam Bộ tiếp giáp với quốc gia nào?

  • A. Lào.
  • B. Thái Lan.
  • C. Campuchia.
  • D. Hàn Quốc.

Câu 11 (0,5 điểm). Xe tăng nào húc đổ cổng Dinh Độc Lập?

  • A. 290.
  • B. 390.
  • C. 490.
  • D. 590.

Câu 12 (0,5 điểm). Thành phố nào lớn nhất Nam Bộ?

  • A. Thành phố Sóc Trăng.
  • B. Thành phố Hồ Chí Minh.
  • C. Thành phố Bà Rịa – Vũng Tàu.
  • D. Thành phố Nghệ An.

Câu 13 (0,5 điểm). Vị trí của Địa đạo Củ Chi ở đâu?

  • A. Nằm trên mặt đất.
  • B. Nằm sâu dưới lòng đất từ 3 đến 10m.
  • C. Nằm ngang.
  • D. Nằm dưới lòng sông.

Câu 14 (0,5 điểm). Đinh Núp được Bác Hồ phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân vào năm nào?

  • A. 1967
  • B. 1955
  • C. 1956
  • D. 1958

 

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

 Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy cho biết chủ nhân của Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên là những dân tộc nào? Vai trò của cồng chiêng trong đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên là gì?

 Câu 2 (1,0 điểm). Vì sao Nam Bộ là vùng sản xuất lúa và nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất cả nước?

BÀI LÀM

…………………………………………………………………………………………….        



 

TRƯỜNG TIỂU HỌC ............................

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 - 2024)

MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 4 KẾT NỐI TRI THỨC

Chủ đề/ Bài họcMức độTổng số câuĐiểm số      
Mức 1                   Nhận biết

Mức 2

Kết nối

Mức 3

Vận dụng

       
TNTLTNTLTNTLTNTL  
Bài 22. Một số nét văn hoá và truyền thống yêu nước, cách mạng của đồng bào Tây Nguyên1   1 201,0
Bài 23. Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên111   213,0
Bài 24. Thiên nhiên vùng Nam Bộ2     201,0
Bài 25. Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Nam Bộ1 11  212,0
Bài 26. Một số nét văn hoá và truyền thống yêu nước, cách mạng của đồng bào Nam Bộ1   1 201,0
Bài 27. Thành phố Hồ Chí Minh1 1   201,0
Bài 28. Địa đạo Củ Chi1 1   201,0
Tổng số câu TN/TL81412014210,0
Điểm số4,02,02,01,01,007,03,010,0
Tổng số điểm

6,0

60%

3,0

30%

1,0

10%

10,0

100%

10,0

100%

    



 

TRƯỜNG TIỂU HỌC ............................

BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 - 2024)

MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 4 KẾT NỐI TRI THỨC

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi  

TN

(số câu)

TL

(số câu)

TN

 

TL   
Bài 22. Một số nét văn hoá và truyền thống yêu nước, cách mạng của đồng bào Tây NguyênNhận biếtNhận biết được không gian sinh hoạt chung của cộng đồng người Ê Đê hiện nay.1 C6 
Vận dụngXác định được năm Đinh Núp được Bác Hồ phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.1 C14  
Bài 23. Lễ hội Cồng chiêng Tây NguyênNhận biết - Nhận biết được nhạc cụ điển hình của cồng chiêng.  - Nêu được chủ nhân của Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên; vai trò của cồng chiêng trong đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên.11C2

C1 (TL)

Kết nốiXác định được nền văn hóa gắn liền với cồng chiêng.1 C8  
Bài 24. Thiên nhiên vùng Nam BộNhận biết - Nhận biết được những vùng thuộc Nam Bộ.  - Nhận biết được quốc gia tiếp giáp với Nam Bộ.2 

C1,

C10

 
Bài 25. Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Nam BộNhận biếtNhận biết được vùng có sản lượng thủy sản lớn nhất cả nước.1 C7 
Kết nối - Xác định được hồ thuộc vùng Nam Bộ.  - Giải thích được lí do Nam Bộ là vùng sản xuất lúa và nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất cả nước.11C4C2 (TL) 
Bài 26. Một số nét văn hoá và truyền thống yêu nước, cách mạng của đồng bào Nam BộNhận biếtNhận biết được thành phố lớn nhất Nam Bộ.1 C12 
Vận dụngXác định được câu nói nổi tiếng của Nguyễn Trung Trực.1 C5  
Bài 27. Thành phố Hồ Chí MinhNhận biếtNhận biết được số xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc Lập.1 C11 
Kết nốiXác định được lịch sử hình thành thành phố Hồ Chí Minh.1C3  
Bài 28. Địa đạo Củ ChiNhận biếtNhận biết được vị trí của địa đạo Củ Chi.1 C13 
Vận dụngXác định được cách đế quốc Mĩ tìm ra các địa đạo.1 C9  

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi, đề kiểm tra cuối kì 2 lịch sử và địa lí 4 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay