Đề kiểm tra, đề thi cuối kì 2 lịch sử và địa lí 4 kết nối tri thức (đề số 3)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra lịch sử và địa lí 4 kết nối tri thức cuối kì 2 đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 cuối kì 2 môn lịch sử và địa lí 4 kết nối tri thức này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án lịch sử và địa lí 4 kết nối tri thức
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG TIỂU HỌC…………... | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 4 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Thời gian làm bài: 60 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
ĐỀ BÀI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1 (0,5 điểm). Nam bộ có nhiều:
- A. Sa mạc.
- B. Cửa sông.
- C. Hoang mạc.
- D. Đồi núi.
Câu 2 (0,5 điểm). Cồng chiêng là thứ kết nối trực tiếp giữa:
- A. Con người và thần linh.
- B. Con người và tổ tiên.
- C. Con người và con vật.
- D. Con người và cây cối.
Câu 3 (0,5 điểm). Chiến dịch Hồ Chí Minh diễn ra khi nào?
- A. 1975.
- B. 1974.
- C. 1973.
- D. 1972.
Câu 4 (0,5 điểm). Đặc điểm nào của thiên nhiên Nam Bộ thuận lợi cho phát triển ngành thuỷ sản?
- A. Địa hình đồi cao.
- B. Khí hậu nóng ẩm.
- C. Đất đai màu mỡ.
- D. Mạng lưới sông ngòi.
Câu 5 (0,5 điểm). Vì sao Nam Bộ có danh hiệu “Thành đồng Tổ quốc”?
- A. Có truyền thống trung thành.
- B. Có truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
- C. Có truyền thống đúc đồng.
- D. Có nhiều thành lũy lớn nhất cả nước.
Câu 6 (0,5 điểm). Trang phục truyền thống của đồng bào Tây Nguyên được may bằng chất liệu gì?
- A. Vải lụa.
- B. Vải thổ cẩm.
- C. Vải nỉ.
- D. Vải cotton.
Câu 7 (0,5 điểm). Vùng Nam Bộ chủ yếu chăn nuôi:
- A. Bò sữa, dê.
- B. Trâu, dê, cừu.
- C. Lợn, gà, vịt.
- D. Trâu, bò.
Câu 8 (0,5 điểm). Cồng chiêng Tây Nguyên thường xuất hiện cùng:
- A. Chợ phiên.
- B. Lễ hội Gội đầu.
- C. Ngọn lửa.
- D. Lễ hội Khặp.
Câu 9 (0,5 điểm). Địa đạo được đào dựa trên yếu tố nào sau đây?
- A. Kinh nghiệm từ trước.
- B. Học tập của nước ngoài.
- C. Cuốn sách đào hầm.
- D. Sự sáng tạo của quân đội.
Câu 10 (0,5 điểm). Đảo nào sau đây thuộc vùng Nam Bộ?
- A. Đảo Trường Sa.
- B. Đảo Hoàng Sa.
- C. Đảo Phú Quốc.
- D. Đảo Hải Nam.
Câu 11 (0,5 điểm). Thành phố Hồ Chí Minh còn có tên gọi khác là gì?
- A. Nam Bộ.
- B. Hà Nội.
- C. Sài Gòn.
- D. Chợ Nổi.
Câu 12 (0,5 điểm). Chợ nổi Cái Bè ở tỉnh nào?
- A. Cần Thơ.
- B. Sóc Trăng.
- C. Vĩnh Long.
- D. Tiền Giang.
Câu 13 (0,5 điểm). Nội dung nào sau đây đúng khi nói về địa đạo Củ Chi?
- A. Địa đạo Củ Chi là một hệ thống sông.
- B. Địa đạo Củ Chi là một hệ thống nước ngầm.
- C. Địa đạo Củ Chi là một hệ thống phòng thủ, căn cứ bí mật.
- D. Địa đạo Củ Chi là một hệ thống bẫy giặc.
Câu 14 (0,5 điểm). Cuộc đấu tranh của N’Trang Lơng kéo dài bao lâu?
- A. Từ 1911 đến 1936.
- B. Từ 1912 đến 1930.
- C. Từ 1911 đến 1933.
- D. Từ 1912 đến 1935.
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy cho biết đặc điểm khí hậu và sông ngòi vùng Nam Bộ.
Câu 2 (1,0 điểm). Theo em, người dân Nam Bộ đã làm gì để chung sống hài hoà với thiên nhiên?
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………….
TRƯỜNG TIỂU HỌC ............................
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 - 2024)
MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 4 – KẾT NỐI TRI THỨC
Chủ đề/ Bài học | Mức độ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||
Mức 1 Nhận biết | Mức 2 Kết nối | Mức 3 Vận dụng | |||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Bài 22. Một số nét văn hoá và truyền thống yêu nước, cách mạng của đồng bào Tây Nguyên | 1 | 1 | 2 | 0 | 1,0 | ||||
Bài 23. Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên | 1 | 1 | 2 | 0 | 1,0 | ||||
Bài 24. Thiên nhiên vùng Nam Bộ | 2 | 1 | 2 | 1 | 3,0 | ||||
Bài 25. Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Nam Bộ | 1 | 1 | 2 | 0 | 1,0 | ||||
Bài 26. Một số nét văn hoá và truyền thống yêu nước, cách mạng của đồng bào Nam Bộ | 1 | 1 | 1 | 2 | 1 | 2,0 | |||
Bài 27. Thành phố Hồ Chí Minh | 1 | 1 | 2 | 0 | 1,0 | ||||
Bài 28. Địa đạo Củ Chi | 1 | 1 | 2 | 0 | 1,0 | ||||
Tổng số câu TN/TL | 8 | 1 | 4 | 1 | 2 | 0 | 14 | 2 | 10,0 |
Điểm số | 4,0 | 2,0 | 2,0 | 1,0 | 1,0 | 0 | 7,0 | 3,0 | 10,0 |
Tổng số điểm | 6,0 60% | 3,0 30% | 1,0 10% | 10,0 100% | 10,0 100% |
TRƯỜNG TIỂU HỌC ............................
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 - 2024)
MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 4 – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN
| TL | |||
Bài 22. Một số nét văn hoá và truyền thống yêu nước, cách mạng của đồng bào Tây Nguyên | Nhận biết | Nhận biết được chất liệu may trang phục truyền thống của đồng bào Tây Nguyên. | 1 | C6 | ||
Vận dụng | Xác định được thời gian diễn ra cuộc đấu tranh của N’Trang Lơng. | 1 | C14 | |||
Bài 23. Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên | Nhận biết | Nhận biết được ý nghĩa của cồng chiêng. | 1 | 1 | C2 | |
Kết nối | Xác định được thứ xuất hiện cùng lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên. | 1 | C8 | |||
Bài 24. Thiên nhiên vùng Nam Bộ | Nhận biết | - Nhận biết được đặc điểm thiên nhiên vùng Nam Bộ. - Nhận biết được đảo thuộc vùng Nam Bộ. - Nêu được đặc điểm khí hậu và sông ngòi vùng Nam Bộ. | 2 | 1 | C1, C10 | C1 (TL) |
Bài 25. Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Nam Bộ | Nhận biết | Nhận biết được vật nuôi chủ yếu ở vùng Nam Bộ. | 1 | C7 | ||
Kết nối | Xác định được đặc điểm thiên nhiên Nam Bộ thuận lợi cho phát triển ngành thuỷ sản. | 1 | C4 | |||
Bài 26. Một số nét văn hoá và truyền thống yêu nước, cách mạng của đồng bào Nam Bộ | Nhận biết | Nhận biết được tỉnh có chợ nổi Cái Bè. | 1 | C12 | ||
Kết nối | Nêu được những việc người dân Nam Bộ đã làm chung sống hài hoà với thiên nhiên. | 1 | C2 (TL) | |||
Vận dụng | Giải thích được lí do Nam Bộ có danh hiệu “Thành đồng Tổ quốc”. | 1 | C5 | |||
Bài 27. Thành phố Hồ Chí Minh | Nhận biết | Nhận biết được tên gọi khác của thành phố Hồ Chí Minh. | 1 | C11 | ||
Kết nối | Xác định được thời gian diễn ra chiến dịch Hồ Chí Minh. | 1 | C3 | |||
Bài 28. Địa đạo Củ Chi | Nhận biết | Nhận biết được nội dung đúng về địa đạo Củ Chi. | 1 | C13 | ||
Vận dụng | Xác định được nguồn gốc đào địa đạo. | 1 | C9 |