Đề kiểm tra, đề thi cuối kì 2 sinh học 11 chân trời sáng tạo (đề số 1)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra sinh học 11 chân trời sáng tạo cuối kì 2 đề số 1. Cấu trúc đề thi số 1 cuối kì 2 môn sinh học 11 chân trời sáng tạo này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án sinh học 11 chân trời sáng tạo

SỞ GD & ĐT ……………….Chữ kí GT1: ...........................
TRƯỜNG THPT……………….Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

SINH HỌC 11 - - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữChữ ký của GK1Chữ ký của GK2Mã phách

 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

    Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Công nghệ sau thu hoạch, chế biến nông lâm sản,... là các ngành nghề liên quan đến lĩnh vực

  • A. trồng trọt.          B. lâm nghiệp.                  C. chế biến.                       D. nghiên cứu.

Câu 2. Cơ thể thực vật được tạo thành từ

  • A. cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản.
  • B. cơ quan quang hợp và cơ quan hô hấp.
  • C. cơ quan trao đổi nước, khoáng và cơ quan sinh sản.
  • D. cơ quan sinh dưỡng và cơ quan quang hợp.

Câu 3. Vùng dưới đồi tiết ra yếu tố nào sau đây để điều hòa tuyến yên tiết FSH và LH?

  • A. Inhibin.               B. GnRH.                 C. Testosterone.                                  D. Progesterone.

Câu 4. Cây có khả năng tạo ra những cơ thể mới từ lá là

  • A. rau má.               B. thuốc bỏng.                  C. khoai tây.           D. cỏ tranh.

Câu 5. Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản

  • A. cần cả cá thể bố và cá thể mẹ.
  • B. không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.
  • C. có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.
  • D. xảy ra chủ yếu ở động vật có xương sống.

Câu 6. Cho các loài động vật sau: (1) muỗi, (2) chó, (3) gián, (4) ếch, (5) cá chép, (6) châu chấu, (7) bọ ngựa, (8) bướm, (9) chuồn chuồn. Những loài có hình thức phát triển biến thái không hoàn toàn là:

  • A. (3), (6), (7) và (9).                                       B. (1), (3), (4) và (9).
  • C. (1), (3), (7) và (9).                                       D. (3), (6), (8) và (9).

Câu 7. Các ngành nào sau đây liên quan đến lĩnh vực quản lí?

  • A. Quản lí nông trại, quản lí và kinh doanh nông nghiệp,...
  • B. Cử nhân sinh học, sinh học ứng dụng, công nghệ sinh học,...
  • C. Công nghệ sau thu hoạch, chế biến nông lâm sau,...
  • D. Nông nghiệp công nghệ cao, kĩ thuật rau - hoa công nghệ cao,...

Câu 8. Phân giải các chất hữu cơ phức tạp có trong thức ăn thành các chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được qua lông ruột, thải phân ra môi trường ngoài là chức năng của quá trình sinh lí nào?

  • A. Bài tiết.                       B. Tiêu hóa.                     C. Hô hấp.                                          D. Tuần hoàn.

Câu 9. Cơ thể mẹ bị phân đôi tạo thành hai cơ thể con có kích thước gần bằng nhau là đặc điểm của hình thức sinh sản nào ở động vật?

  • A. Phân đôi.                     B. Nảy chồi.                     C. Phân mảnh.                                       D. Trinh sinh.

Câu 10. Phương pháp nhân giống vô tính nào ở thực vật tạo cây mới từ một đoạn thân hoặc cành bằng cách cắm một đầu của các đoạn thân, cành vào đất ẩm, đầu còn lại ở trên mặt đất cho đến khi đâm rễ, mọc chồi?

  • A. Giâm.                           B. Chiết.                 C. Ghép.                 D. Nuôi cấy mô.

Câu 11. Đặc trưng của sinh sản hữu tính là

  • A. tạo ra thế hệ sau ít thích nghi với môi trường sống thay đổi.
  • B. không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.
  • C. chỉ cần một cá thể bố hoặc mẹ.
  • D. có sự hình thành và kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử.

Câu 12. Phát triển qua biến thái hoàn toàn có đặc điểm là

  • A. con non sinh ra giống con trưởng thành.
  • B. gặp ở đa số động vật có xương sống.
  • C. không phải trải qua quá trình lột xác.
  • D. con non sinh ra khác con trưởng thành.

Câu 13. Nhóm ngành nghề nào có cơ hội làm việc trong các bệnh viện, trung tâm khám chữa bệnh?

  • A. Quản lí.                   B. Chăn nuôi.                 C. Giáo viên.                                                 D. Y học.

Câu 14. Biện pháp tránh thai nào có chức năng diệt tinh trùng, ngăn không cho tinh trùng đi vào vòi trứng và ngăn sự làm tổ của phôi thai trong tử cung?

  • A. Tính vòng kinh.                                           B. Dùng bao cao su.
  • C. Dùng thuốc viên tránh thai.                          D. Dùng dụng cụ tử cung.

Câu 15. Hạt được hình thành từ bộ phận nào của hoa đã thụ tinh?

  • A. Noãn đã thụ tinh.                                         B. Hợp tử.
  • C. Đế hoa.                                                        D. Bầu nhụy.

Câu 16. Tinh hoàn chủ yếu sản sinh loại hormone nào?

  • A. GH.                     B. Thyroxine.                  C. Testosterone.                           D. Estrogen.

Câu 17. Vị trí việc làm nào không trực tiếp liên quan đến sinh học cơ thể?

  • A. Kĩ sư điện tử.                                               B. Bác sĩ.
  • C. Kĩ sư chăn nuôi.                                           D. Kĩ sư công nghệ sinh học.

Câu 18. Hãy chọn câu trả lời đúng khi ghép tên các loài sinh vật tương ứng với hình thức thức sinh sản của chúng.

Sinh vậtHình thức sinh sản
1. Cá răng cưaa. Phân đôi
2. Sao biểnb. Nảy chồi
3. San hôc. Phân mảnh
4. Trùng giàyd. Trinh sinh
  • A. 1 – b; 3 – a; 2 – d; 4 – c.                               B. 1 – c; 2 – a; 3 – b; 4 – d.
  • C. 1 – b; 2 – a; 3 – d; 4 – c.                               D. 1 – d; 2 – c; 3 – b; 4 – a.

Câu 19. Nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về đặc điểm sinh trưởng và phát triển ở động vật?

  • A. Cơ thể động vật sinh trưởng với tốc độ không đều.
  • B. Các phần khác nhau của cơ thể động vật có tốc độ sinh trưởng không giống nhau.
  • C. Sinh trưởng đạt mức tối đa của các loài vật nuôi tuỳ thuộc vào điều kiện chăm sóc.
  • D. Phôi thai có sự phát triển của các cơ quan, hệ cơ quan khác nhau.

Câu 20. Phát biểu nào sau đây về bác sĩ thú y là không đúng?

  • A. Thực hiện khám chữa bệnh cho người.
  • B. Thực hiện khám chữa bệnh cho động vật.
  • C. Làm việc tại trung tâm chăm sóc sức khỏe động vật.
  • D. Nghề nghiệp cần được trang bị các kiến thức về sinh học cơ thể.

Câu 21. Thành tựu nào sau đây liên quan đến lĩnh vực sinh học cơ thể người?

  • A. Lưu trữ DNA của động vật quý hiếm.
  • B. Điều khiển cây trồng ra hoa trái vụ.
  • C. Phòng bệnh COVID-19 bằng vaccine tái tổ hợp.
  • D. Sản xuất sinh khối để thu hợp chất thiên nhiên từ sâm Ngọc Linh.

Câu 22. Tuyến giáp hoạt động mạnh, tiết nhiều một loại hormone làm tăng cường chuyển hóa vật chất và năng lượng, tăng nhiệt độ cơ thể. Ngược lại tuyến giáp hoạt động kém, lượng hormone tiết ra không đủ điều hòa thì khả năng chuyển hóa vật chất và năng lượng giảm, trẻ chậm lớn, trí não kém phát triển. Hormone đó là

  • A. Progesterone.              B. Thyroxine.          C. LH.                                               D. PTTH.

Câu 23. Ví dụ nào sau đây là biện pháp sử dụng hormone làm thay đổi số con?

  • A. Tăng cường chiếu sáng đối với gà nuôi làm cho gà có thể đẻ 2 trứng trong một ngày.
  • B. Tăng dịch chiết từ tuyến dưới não của các loài khác cho cá mè, cá trắm cỏ làm cho trứng chín hàng loạt.
  • C. Khi hợp tử đang phân chia, người ta dùng kĩ thuật để tách rời các tế bào con ra khỏi hợp tử; mỗi tế bào con sẽ được nuôi dưỡng và phát triển thành một phôi mới.
  • D. Ép nhẹ lên bụng cá đã thành thục sinh để trứng chín tràn vào 1 cái đĩa rồi rót nhẹ tinh dịch lên trên, dùng lông gà đảo nhẹ giúp trứng thụ tinh.

Câu 24. Trong nông nghiệp, người ta thường tạo ra các dòng ngô bất thụ đực, hoa đực không tạo được hạt phấn hoặc hạt phấn không có khả năng thụ tinh, còn hoa cái vẫn có khả năng tạo giao tử. Việc tạo ra các dòng ngô bất thụ đực có ý nghĩa gì đối với nông nghiệp?

  • A. Giúp tăng khả năng sinh sản ở cây ngô.
  • B. Hạn chế hiện tượng thoái hóa giống.
  • C. Tạo điều kiện thuận lợi để côn trùng thụ phấn.
  • D. Rút ngắn thời gian sinh sản của cây ngô.

Câu 25. Câu nào sau đây đúng?

  • A. GH làm cho xương trẻ em dài ra, không tác dụng đối với xương người lớn.
  • B. GH làm cho xương người lớn dài ra, không tác dụng đối với xương trẻ em.
  • C. GH làm cho xương người lớn và trẻ em dài ra.
  • D. GH không tác dụng người lớn và trẻ em dài ra.

Câu 26. Vào buổi trưa những ngày nắng nóng, lượng nước thoát ra quá nhiều dẫn tới cây thiếu nước. Để tránh tình trạng đó xảy ra, hormone nào được tổng hợp có tác động làm cho khí khổng đóng lại giúp giảm sự thoát hơi nước của cây?

  • A. Auxin.               B. Gibberellin.               C. Ethylene.                                 D. Abscisic acid.

Câu 27. Những biện pháp nào sau đây dùng để điều hòa sinh sản đang được áp dụng ở người?

(1) Biện pháp tránh thai ức chế quá trình chín và rụng trứng.

(2) Lựa chọn giới tính thai nhi.

(3) Thụ tinh trong ống nghiệm.

(4) Biện pháp tránh thai ngăn cản tinh trùng gặp trứng.

(5) Thay đổi điều kiện nhiệt độ.

(6) Biện pháp tránh thai ngăn cản sự làm tổ của phôi trong tử cung.

  • A. (1), (2), (3) và (6).                                                  B. (1), (3), (4) và (6).
  • C. (1), (4), (5) và (6).                                                  D. (1), (2), (4) và (6).

Câu 28. Nếu cắt bỏ tuyến giáp của nòng nòng thì nòng nọc sẽ không biến thành ếch được vì

  • A. không có ecdysone để kích thích biến thái.
  • B. không có juvenile để kích thích biến thái.
  • C. không có thyroxine để kích thích biến thái.
  • D. không có GH để kích thích biến thái.

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1. (2 điểm): a) Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai khi nói về phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật? Hãy sửa lại các câu sai.

(1) Người ta không áp dụng phương pháp giâm cành cho các giống cây ăn quả (cam, bưởi,...) vì thời gian ra rễ ở các cây này rất lâu.

(2) Khi ghép cành phải buộc chặt cành ghép vào gốc ghép để mô dẫn của cành ghép và gốc ghép nối liền với nhau.

(3) Phương pháp nuôi cấy mô tế bào có thể tạo ra đời con có số lượng lớn và đa dạng về mặt di truyền.

(4) Sử dụng phương pháp chiết cành cho các cây ăn quả có thể rút ngắn thời gian sinh trưởng và thời gian thu hoạch nhưng không thể biết trước được đặc tính của quả.

b) Nêu ưu điểm và hạn chế của phương pháp nhân giống vô tính so với phương pháp nhân giống từ hạt.

Câu 2. (1 điểm): Trong các ngành nghề liên quan đến lĩnh vực học cơ thể, hãy chọn một nghề mà em yêu thích và nêu những yêu cầu về năng lực và phẩm chất để làm tốt nghề đó trong tương lai.



 

 

BÀI LÀM:

………………………………………………………………………………………....

…………………………………………………………………………………………       …………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi, đề kiểm tra cuối kì 2 sinh học 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay