Đề kiểm tra, đề thi cuối kì 2 sinh học 11 chân trời sáng tạo (đề số 3)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra sinh học 11 chân trời sáng tạo cuối kì 2 đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 cuối kì 2 môn sinh học 11 chân trời sáng tạo này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

SỞ GD & ĐT ……………….Chữ kí GT1: ...........................
TRƯỜNG THPT……………….Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

SINH HỌC 11 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

&

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữChữ ký của GK1Chữ ký của GK2Mã phách

 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Động vật nào sau đây có sự sinh trưởng và phát triển không qua biến thái?

  • A. Cá chép, khỉ.                                               B. Cánh cam, bọ rùa.
  • C. Bọ ngựa, cào cào.                                        D. Ếch, ruồi.

Câu 2. Mốc phát triển quan trọng trong các giai đoạn phát triển sau sinh ở người là

  • A. thời kì sơ sinh.                                            B. thời kì thiếu nhi.
  • C. thời kì dậy thì.                                             D. thời kì trưởng thành.

Câu 3. Hormone nào sau đây ảnh hưởng đến sự biến thái trong quá trình phát triển của ngành chân khớp?

  • A. Ecdysone.                 B. Auxin.           C. Thyroxine.                                            D. Insulin.

Câu 4. Sinh sản ở sinh vật là

  • A. quá trình tạo ra những tế bào mới.    B. quá trình tạo ra những mô phân sinh mới.
  • C. quá trình tạo ra những cơ quan mới.  D. quá trình tạo ra những cá thể mới.

Câu 5. Đặc trưng của sinh sản sản hữu tính là

  • A. tạo ra thế hệ sau ít thích nghi với môi trường sống thay đổi.
  • B. có sự hình thành và kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử.
  • C. chỉ cần một cá thể bố hoặc mẹ.
  • D. không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.

Câu 6. Sinh sản ở rêu thuộc hình thức nào?

  • A. Sinh sản vô tính.                               B. Sinh sản hữu tính.
  • C. Sinh sản sinh dưỡng.                         D. Vừa sinh sản vô tính vừa sinh sản hữu tính.

Câu 7. Sau khi thụ tinh, bộ phận nào của hoa biến đổi thành hạt?

  • A. noãn.                                                B. nhân cực.                    
  • C. nội nhũ.                                            D. nhân của giao tử đực thứ hai.

Câu 8. Cơ thể con xuất phát từ chồi mọc ra từ cơ thể mẹ là đặc điểm của hình thức sinh sản vô tính nào ở động vật?

  • A. Phân mảnh.                                        B. Phân đôi.
  • C. Nảy chồi.                                           D. Trinh sản.

Câu 9. Trong cơ chế điều hòa sinh trứng ở người, hormone nào sau đây khi ở nồng độ cao kích thích thùy trước tuyến yên và vùng dưới đồi tiết hormone?

  • A. LH.                 B. Progesterone.                 C. FSH.                            D. Estrogen.                      

Câu 10. Những động vật nào sau đây đẻ trứng và trứng thụ tinh với tinh trùng trong môi trường nước?

  • A. Cá ngựa, trâu, ong, sao biển.            B. Cóc, cá mập, thủy tức, kiến.
  • C. Cá heo, chó, hải quỳ, bướm.             D. Ếch, tôm, cua, cá chép.

Câu 11. Quá trình lục lạp hấp thụ và sử dụng năng lượng ánh sáng tổng hợp chất hữu cơ (C6H12O6) từ CO2 và nước đồng thời giải phóng O2 được gọi là

  • A. quá trình hô hấp.                                         B. quá trình sinh trưởng và phát triển.
  • C. quá trình quang hợp.                         D. quá trình trao đổi nước và khoáng.

Câu 12. Hô hấp ở động vật là

  • A. quá trình cơ thể lấy O2 từ môi trường cung cấp cho hô hấp tế bào, đồng thời giải phóng CO2.
  • B. quá trình cơ thể lấy CO2 từ môi trường cung cấp cho hô hấp tế bào, đồng thời giải phóng O2.
  • C. quá trình cơ thể lấy O2 từ hô hấp tế bào cung cấp cho môi trường, đồng thời hấp thụ CO2.
  • D. quá trình cơ thể lấy CO2 từ hô hấp tế bào cung cấp cho môi trường, đồng thời hấp thụ O2.

Câu 13. Nghề nghiệp nào nghiên cứu, sản xuất thuốc chữa bệnh?

  • A. Bác sĩ y khoa.                                    B. Hộ sinh.
  • C. Điều dưỡng.                                       D. Dược sĩ.

Câu 14. Liệu pháp gene, sản xuất vaccine an toàn, phát hiện sớm và chữa trị các bệnh hiểm nghèo là các lĩnh vực mũi nhọn của ngành

  • A. trồng trọt.                    B. y học.                  C. chăn nuôi.                                         D. nghiên cứu.

Câu 15. Ngành nào sau đây liên quan đến lĩnh vực trồng trọt?

  • A. Nông nghiệp công nghệ cao.              B. Làm vườn - cây cảnh.
  • C. Sản xuất thức ăn chăn nuôi.               D. Sinh học ứng dụng.

Câu 16. Quản lí nông trại, quản lí và kinh doanh nông nghiệp,... liên quan đến lĩnh vực nào?

  • A. Lâm nghiệp.                B. Chế biến.             C. Quản lí.                                         D. Giáo viên.

Câu 17. Đặc điểm nào sau đây không phải là dấu hiệu dậy thì ở nam?

  • A. Mọc râu.                                            B. Có hiện tượng mộng tinh.
  • C. Sụn giáp phát triển.                            D. Xương chậu phát triển.

Câu 18. Thứ tự nào sau đây là đúng về các sự kiện xảy ra trong quá trình sinh sản hữu tính ở người?

(1) Quá trình nguyên phân và giảm phân để hình thành trứng và tinh trùng.

(2) Hợp tử phân chia tạo thành phôi.

(3) Tinh trùng kết hợp với trứng ở vị trí 1/3 chiều dài của ống dẫn trứng tính từ phần loa của ống dẫn trứng.

(4) Phôi phát triển thành thai trong tử cung.

(5) Nhau thai được đẩy ra ngoài.

(6) Dưới tác dụng của oxytocin, cổ tử cung mở rộng.

(7) Thai được đẩy ra ngoài.

Α. (1) → (3) → (2) → (4) → (6) → (7) → (5).

Β. (1) → (2) → (4) → (3) → (6) → (5) → (7).

  • C. (1) → (3) → (4) → (2) → (6) → (5) → (7).
  • D. (1) → (2) → (4) → (3) → (6) → (7) → (5).

Câu 19. Những khẳng định nào sau đây thể hiện mối quan hệ của quá trình sinh lí trong cơ thể sinh vật?

(1) Các cơ quan, quá trình sinh lí trong cơ thể sinh vật cũng có mối quan hệ và ảnh hưởng qua lại mật thiết với nhau.

(2) Các quá trình sinh lí trong cơ thể sinh vật chỉ có quan hệ với nhau thông qua tín hiệu hormone.

(3) Khi một cơ quan nào đó bị rối loạn hoặc không hoạt động thì sự hoạt động của các cơ quan khác vẫn diễn ra bình thường.

(4) Khi một cơ quan nào đó bị rối loạn hoạt động sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động của cơ quan khác, từ đó ảnh hưởng đến các hoạt động sống của toàn bộ cơ thể sinh vật.

  • A. (1) và (2).                    B. (2) và (3).            C. (3) và (4).                                         D. (1) và (4).

Câu 20. Vị trí việc làm nào không trực tiếp liên quan đến sinh học cơ thể?

  • A. Kĩ sư điện tử.                       B. Bác sĩ.
  • C. Kĩ sư chăn nuôi.                  D. Kĩ sư công nghệ sinh học.

Câu 21. Ví dụ nào sau đây cho biết tốc độ sinh trưởng diễn ra không đều ở các giai đoạn phát triển khác nhau?

  • A. Sinh trưởng tối đa ở tuổi trưởng thành của thạch sùng dài khoảng 10 cm, của trăn dài khoảng 10m.
  • B. Ấu trùng lột xác 4 - 5 lần, sau mỗi lần lột xác ấu trùng tăng kích thước để trở thành con trưởng thành.
  • C. Ở người, sinh trưởng nhanh nhất khi thai nhi 4 tháng tuổi và ở tuổi dậy thì.
  • D. Ở người, thân và chân, tay sinh trưởng nhanh hơn ở đầu.

Câu 22. Những biện pháp nào sau đây giúp chăm sóc sức khỏe ở giai đoạn dậy thì?

(1) Chế độ dinh dưỡng có năng lượng cao hơn nhu cầu cơ thể.

(2) Tránh sử dụng các chất kích thích.

(3) Vệ sinh da và cơ thể sạch sẽ.

(4) Phát hiện bất thường ở cơ quan sinh dục để đi khám kịp thời.

(5) Bổ sung hormone để giúp phát triển chiều cao.

(6) Duy trì học tập, nghỉ ngơi, luyện tập thể dục, thể thao và giải trí phù hợp.

(7) Không nên quan hệ tình dục.

  • A. (1), (2), (3), (4) và (7).                                 Β. (2), (3), (4), (6) và (7).
  • C. (1), (2), (3), (6) và (7).                                 D. (2), (3), (5), (6) và (7).

Câu 23. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là không đúng khi nói về ứng dụng của sinh sản hữu tính ở thực vật trong thực tiễn?

(1) Tạo cây ngô hạt tím dẻo, bắp to bằng phương pháp lai giữa cây ngô tím hạt ngọt, bắp to với cây ngô nếp ta hạt dẻo, màu trắng.

(2) Tạo giống gạo ST25 có khả năng chịu mặn, chống bệnh tốt, chất lượng gạo ngon.

(3) Nuôi cấy hạt phấn để cho số lượng lớn cây hoa màu.

(4) Sử dụng ethylene để kích thích quá trình chín của quả.

A. 2.B. 3.C. 1.D. 4.

Câu 24. Bạn Châu giâm cành để nhân giống cây dâu tằm trong vườn nhà. Sau khi chọn được các cành dâu bánh tẻ vừa ý, bạn cắt chúng thành các đoạn dài khoảng 50 – 70 cm và tiến hành giâm xuống phần cát ẩm đã chuẩn bị trước. Tuy nhiên, sau 1 tuần tưới ẩm cát thường xuyên, bạn quan sát thấy nửa phía trên của cành đã bị héo và khô dần. Bạn Châu đã làm chưa đúng ở bước nào?

  • A. Bước 2 và bước 3.                                       B. Bước 1 và bước 3.
  • C. Bước 1 và bước 2.                                        D. Bước 3 và bước 4.

Câu 25. Để tách tinh trùng thành hai loại, một loại có NST giới tính X và một loại có NST giới tính Y, người ta sử dụng

  • A. các biện pháp kĩ thuật như lọc, li tâm, điện di.
  • B. dùng tia phóng xạ tác động lên tinh trùng.
  • C. dùng tia tử ngoại tác động lên tinh trùng.
  • D. dùng hóa chất như EMS, 5BU,... tác động lên tinh trùng.

Câu 26. Vì sao cấm xác định giới tính ở thai nhi?

  • A. Vì sợ ảnh hưởng đến tâm lí của người mẹ.
  • B. Vì tâm lí của người thân muốn biết trước con trai hay con gái.
  • C. Vì sợ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
  • D. Vì định kiến trọng nam khinh nữ, dẫn đến hành vi làm thay đổi tỉ lệ nam và nữ.

Câu 27. Vào mùa đông, lượng mưa ít, khí hậu lạnh, thậm chí có băng giá, thực vật thường rụng hết lá nhằm mục đích gì?

  • A. Tăng nhiệt độ cho cơ thể.                     B. Hạn chế thoát hơi nước.
  • C. Tăng cường quang hợp.                       D. Giảm hô hấp đến mức tối thiểu.

Câu 28. Những người học ngành Thú y có thể làm việc ở cơ quan nào sau đây?

  • A. Cơ quan Nghiên cứu và Chuyển giao Khoa học Kĩ thuật thú ý.
  • B. Trạm Khuyến nông.
  • C. Bệnh viện đa khoa.
  • D. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1. (2 điểm): Hãy chú thích Hình 1 và vẽ sơ đồ vòng đời của dương xỉ thể hiện rõ sự xen kẽ giữa sinh sản vô tính và hữu tính.

Câu 2. (1 điểm): Nhiều loài sinh vật trong tự nhiên (ruột khoang, trùng sốt rét,...) có thể sinh sản vô tính hoặc sinh sản hữu tính tùy theo từng giai đoạn phát triển, điều kiện môi trường,... Điều này có ý nghĩa như thế nào đối với các loài sinh vật đó?

BÀI LÀM:

………………………………………………………………………………………....

…………………………………………………………………………………………       …………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi, đề kiểm tra cuối kì 2 sinh học 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay