Đề kiểm tra, đề thi cuối kì 2 sinh học 11 chân trời sáng tạo (đề số 5)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra sinh học 11 chân trời sáng tạo cuối kì 2 đề số 5. Cấu trúc đề thi số 5 cuối kì 2 môn sinh học 11 chân trời sáng tạo này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

SỞ GD & ĐT ……………….Chữ kí GT1: ...........................
TRƯỜNG THPT……………….Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

SINH HỌC 11 - - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữChữ ký của GK1Chữ ký của GK2Mã phách

 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Biến thái là sự thay đổi

  • A. về hình thái của động vật sau khi được sinh ra hoặc nở ra từ trứng.
  • B. về hình thái, cấu tạo và sinh lí của động vật sau khi được sinh ra hoặc nở ra từ trứng.
  • C. về hình thái và cấu tạo của động vật sau khi được sinh ra hoặc nở ra từ trứng.
  • D. về cấu tạo của động vật sau khi được sinh ra hoặc nở ra từ trứng.

Câu 2. Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản

  • A. cần cả cá thể bố và cá thể mẹ.
  • B. không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.
  • C. có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.
  • D. xảy ra chủ yếu ở động vật có xương sống.

Câu 3. Thực vật sinh sản hữu tính có mấy hình thức thụ phấn?

A. 2.B. 3.C. 4.D. 5.

Câu 4. Các động vật nguyên sinh như trùng roi, trùng giày, amip có hình thức sinh sản nào sau đây?

  • A. Phân đôi.                                                    B. Nảy chồi.
  • C. Trinh sinh.                                                  D. Sinh sản hữu tính.

Câu 5. Cho hình ảnh về mối quan hệ của các quá trình sinh lí trong cây như sau:

Vị trí số (4) là

  • A. Sản phẩm.                                                    B. Nước và muối khoáng.
  • C. Chất dinh dưỡng.                                         D. Nguyên liệu.

Câu 6. Những chuyên ngành nào sau đây thuộc nhóm ngành nghiên cứu?

  • A. Y sĩ, y học cổ truyền, bác sĩ đa khoa, điều dưỡng, hộ sinh,...
  • B. làm vườn - cây cảnh, sinh vật cảnh, lâm nghiệp đô thị,...
  • C. cử nhân sinh học, sinh học ứng dụng, công nghệ sinh học,...
  • D. công nghệ sau thu hoạch, chế biến nông lâm sản,...

Câu 7. Ở động vật, quá trình sinh trưởng và phát triển gồm hai giai đoạn chính là

  • A. giai đoạn sinh sản và giai đoạn mất khả năng sinh sản.
  • B. giai đoạn thụ tinh và giai đoạn phôi.
  • C. giai đoạn phôi và giai đoạn hậu phôi.
  • D. giai đoạn phôi nang và giai đoạn phôi vị.

Câu 8. Trong sinh sản hữu tính, cơ thể mới được hình thành từ cấu trúc nào sau đây?

  • A. Giao tử.                                                       B. Bào tử.
  • C. Hợp tử.                                                        D. Mô/cơ quan của cơ thể mẹ.

Câu 9. Phương pháp nhân giống vô tính nào sử dụng một đoạn thân, cành, chồi của cây này ghép vào thân hay gốc của một cây khác sao cho bề mặt tiếp xúc áp thật sát vào nhau?

A. Giâm.B. Chiết.C. Ghép.D. Nuôi cấy mô.

Câu 10. Hình thức sinh sản vô tính trong hình dưới đây là

A. Phân đôi.B. Nảy chồi.C. Phân mảnh.D. Trinh sinh.

Câu 11. Các cơ quan tham gia vào quá trình trao đổi chất ở động vật bao gồm

  • A. tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết.
  • B. thần kinh, nội tiết, tiêu hóa, bài tiết.
  • C. nội tiết, hô hấp, bài tiết, tiêu hóa.
  • D. vận động, tiêu hóa, thần kinh, hô hấp.

Câu 12. Những kiến thức về các bệnh về tiêu hóa, hô hấp, tim mạch,... liên quan đến ngành nghề nào sau đây?

  • A. Trồng trọt.                   B. Y học.                 C. Chăn nuôi.                                                 D. Chế biến.

Câu 13. Động vật nào sau đây phát triển không qua biến thái?

  • A. Cá chép, khỉ.                                                B. Cánh cam, bọ rùa.
  • C. Bọ ngựa, cào cào.                                         D. Bọ ngựa, bọ rùa.

Câu 14. Các hình thức sinh sản ở sinh vật là

  • A. sinh sản sinh dưỡng và sinh sản vô tính.     
  • B. sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
  • C. sinh sản bằng bào tử và sinh sản sinh dưỡng.
  • D. sinh sản hữu tính và sinh sản bằng bào tử.

Câu 15. Từ một tế bào mẹ (2n) trong bao phấn của nhị hoa qua giảm phân hình thành

  • A. 1 bào tử đơn bội.                                                          B. 2 bào tử đơn bội.
  • C. 3 bào tử đơn bội.                                                          D. 4 bào tử đơn bội.

Câu 16. Ngành trồng trọt có lĩnh vực mũi nhọn nào sau đây?

  • A. Trồng trọt sử dụng các thuốc và chất bảo vệ thực vật dạng hóa học.
  • B. Giống cây trồng sạch bệnh.
  • C. Liệu pháp gene.
  • D. Sản xuất vaccine an toàn.

Câu 17. Ví dụ nào sau đây không phải là yếu tố môi trường tác động lên sinh trưởng và phát triển ở động vật?

  • A. Vật nuôi thiếu vitamin, nguyên tố vi lượng thì vật nuôi sẽ bị còi, sản lượng kém.
  • B. Cá rô phi lớn nhanh ở 30°C, nhưng sẽ ngừng lớn và ngừng đẻ nếu xuống quá 18°C.
  • C. Cá sống trong các vực nước bị ô nhiễm, nồng độ oxygen ít sẽ chậm lớn, không sinh sản.
  • D. Tuổi trưởng thành, gà Ri chỉ nặng 1kg đến 1,5kg trong khi đó gà Hồ nặng tới 3 - 4kg.

Câu 18. Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về quả?

  • A. Quả có vai trò bảo vệ và phát tán hạt.
  • B. Trong tự nhiên, quả hoàn thiện được hình thành chỉ khi có quá trình thụ tinh.
  • C. Quả là do bầu nhuỵ phát triển thành.
  • D. Vỏ noãn biến đổi tạo nên cấu trúc vỏ quả.

Câu 19. Những khẳng định nào sau đây thể hiện mối quan hệ của quá trình sinh lí trong cơ thể sinh vật?

(1) Các cơ quan, quá trình sinh lí trong cơ thể sinh vật cũng có mối quan hệ và ảnh hưởng qua lại mật thiết với nhau.

(2) Các quá trình sinh lí trong cơ thể sinh vật chỉ có quan hệ với nhau thông qua tín hiệu hormone.

(3) Khi một cơ quan nào đó bị rối loạn hoặc không hoạt động thì sự hoạt động của các cơ quan khác vẫn diễn ra bình thường.

(4) Khi một cơ quan nào đó bị rối loạn hoạt động sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động của cơ quan khác, từ đó ảnh hưởng đến các hoạt động sống của toàn bộ cơ thể sinh vật.

  • A. (1) và (2).                    B. (2) và (3).            C. (3) và (4).                                                 D. (1) và (4).

Câu 20. Kiến thức nào sau đây không cần thiết trong ngành chăn nuôi?

  • A. Các hình thức trao đổi khí: qua bề mặt cơ thể; ống khí; mang; phổi.
  • B. Cơ chế mắc bệnh và cơ chế chống bệnh ở động vật.
  • C. Ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài đến sinh trưởng và phát triển của động vật.
  • D. Điều khiển sự sinh trưởng và phát triển ở động vật.

Câu 21. Ở người, bệnh già trước tuổi (bệnh nhân có biểu hiện già ở tuổi thiếu nhi) là do sai lệch trong hệ gene. Nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở người bệnh lúc này là

  • A. thức ăn.                                               B. các hormone sinh trưởng và phát triển.
  • C. ánh sáng.                                             D. tính di truyền.

Câu 22. Cho các ví dụ sau đây:

(1) Cây táo ra hoa.                                            (2) Củ khoai tây mọc mầm.

(3) Thủy tức nảy chồi thành thủy tức con.        (4) Cây dâu tây mọc thêm cành mới.

(5) Sư tử cái sinh ra sư tử con.                          (6) Tái sinh đuôi ở thạch sùng.

(7) Gà con lớn lên thành gà trưởng thành có mào, nặng 2,5kg.

(8) Hạt hướng dương nảy mầm.

Có bao nhiêu ví dụ nói về sinh sản ở sinh vật?

  • A. 3.                                 B. 4.                         C. 5.                                                          D. 6.

Câu 23. Đề tạo được giống cây hoa giấy ngũ sắc phục vụ cho nhu cầu trang trí của người dân, chúng ta có thể sử dụng phương pháp nhân giống vô tính nào?

  • A. Nuôi cấy mô tế bào.                                     B. Giâm.
  • C. Chiết.                                                           D. Ghép.

Câu 24. Có bao nhiêu phát biểu đúng về biện pháp hạn chế mang thai, nạo phá thai ở tuổi vị thành niên?

(1) Tăng cường giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên bằng nhiều hình thức khác nhau: lồng ghép, tích hợp ở trường; giáo dục ở gia đình; qua các hoạt động của cộng đồng; qua các kênh truyền hình, đài phát thanh,...

(2) Hướng dẫn các biện pháp tránh thai an toàn, phù hợp với lứa tuổi.

(3) Giáo dục, tuyên truyền, cho trẻ vị thành niên về tác hại, hậu quả của việc mang thai và nạo phá thai ở tuổi vị thành niên.

(4) Tạo nhiều sân chơi bổ ích giúp trẻ vị thành niên tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng, văn nghệ, thể dục thể thao,...

(5) Đảm bảo chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, hạn chế ăn các đồ ăn nhanh, nước có ga, bia, rượu,...

A. 2.B. 3.C. 4.D. 5.

Câu 25. Nguyên tắc cao nhất trong việc bảo quản nông sản là

  • A. phải để chỗ kín để không ai nhìn thấy.
  • B. giảm cường độ hô hấp đến mức tối thiểu.
  • C. nơi cất giữ phải có nhiệt độ vừa phải.
  • D. nơi cất giữ phải cao ráo.

Câu 26. Những thành tựu nào thuộc lĩnh vực sinh học cơ thể thực vật?

(1) Sản xuất giống cây trồng chất lượng cao.

(2) Nhân giống lợn Ỉ bằng kĩ thuật chuyển nhân tế bào soma.

(3) Tạo giống cây trồng thích nghi với biến đổi khí hậu.

(4) Phòng bệnh COVID-19 bằng vaccine tái tổ hợp.

(5) Lưu trữ DNA của động vật quý hiếm.

(6) Điều khiển cây trồng ra hoa trái vụ.

  • A. (1), (2), (5).                 B. (2), (4), (6).               C. (1), (3), (6).                                                                         D. (2), (3), (5)

Câu 27. Ví dụ nào sau đây là biện pháp thay đổi các yếu tố môi trường làm thay đổi số con?

  • A. Tăng cường chiếu sáng đối với ga nuôi làm cho gà có thể đẻ 2 trứng trong một ngày.
  • B. Tăng dịch chiết từ tuyến dưới não của các loài khác cho cá mè, cá trắm cỏ làm cho trứng chín hàng loạt.
  • C. Khi hợp tử đang phân chia, người ta dùng kĩ thuật để tách rời các tế bào con ra khỏi hợp tử; mỗi tế bào con sẽ được nuôi dưỡng và phát triển thành một phôi mới.
  • D. Ép nhẹ lên bụng cá đã thành thục sinh để trứng chín tràn vào 1 cái đĩa rồi rót nhẹ tinh dịch lên trên, dùng lông gà đảo nhẹ giúp trứng thụ tinh.

Câu 28. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng khi nói về ứng dụng của sinh sản hữu tính ở thực vật trong thực tiễn?

(1) Tạo cây ngô hạt tím dẻo, bắp to bằng phương pháp lai giữa cây ngô tím hạt ngọt, bắp to với cây ngô nếp ta hạt dẻo, màu trắng.

(2) Tạo giống gạo ST25 có khả năng chịu mặn, chống bệnh tốt, chất lượng gạo ngon.

(3) Nuôi cấy hạt phấn để cho số lượng lớn cây hoa màu.

(4) Sử dụng ethylene để kích thích quá trình chín của quả.

A. 2.B. 3.C. 1.D. 4.
  • B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1. (2 điểm): So sánh vai trò của các hormone trong quá trình điều hòa sinh tinh và sinh trứng.

Câu 2. (1 điểm): Đọc đoạn thông tin sau và trả lời câu hỏi: "Khi bố trí nuôi gà trong chuồng, người nuôi cần dựa vào diện tích cụ thể của trang trại để tính mật độ số gà trong chuồng và chỉ nên thả 6 – 8 con gà/m². Nếu nuôi gà với mật độ quá dày sẽ ảnh hưởng đến năng suất kinh tế của trang trại."

Nếu là một cán bộ của hợp tác xã chăn nuôi, em sẽ giải thích như thế nào để bà con nông dân hiểu rõ hơn về khuyến cáo này?


 

 

BÀI LÀM:

………………………………………………………………………………………....

………………………………………………………………………………… 

TRƯỜNG THPT .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 - 2024)

MÔN: SINH HỌC 11 - - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

NỘI DUNG

MỨC ĐỘTổng số câu

 

Điểm số

        
Nhận biếtThông hiểuVận dụngVD cao        
TNTLTNTLTNTLTNTLTNTL  
1. Sinh trưởng và phát triển ở động vật3 1 1  1512,25
2. Khái quát về sinh sản ở sinh vật3   1   4 1
3. Sinh sản ở thực vật3 1 2   6 1,5
4. Sinh sản ở động vật2  12   413
5. Cơ thể sinh vật là một hệ thống mở và tự điều chỉnh2 1 1   4 1
6. Một số ngành nghề liên quan đến sinh học cơ thể3 1 1   5 1,25
Tổng số câu TN/TL16041800128210
Điểm số4,001,02,02,0001,07,03,010
Tổng số điểm

4,0 điểm

40 %

3,0 điểm

30 %

2,0 điểm

20 %

1,0 điểm

10 %

10 điểm

100 %

100%     

 



 

 

TRƯỜNG THPT .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 - - 2024)

MÔN: SINH HỌC 11 - - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi  

TL

(số câu)

TN

(số câu)

TL

 

TN   
CHỦ ĐỀ 3. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT15    
1. Sinh trưởng và phát triển ở động vậtNhận biết - Nêu được các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật.  - Nêu được các giai đoạn chính trong quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật.  - Nêu được đại diện của các hình thức phát triển ở động vật. 3 

C1

C7

C13

Thông hiểuPhân tích được các đặc điểm sinh trưởng và phát triển ở động vật. 1 C17 
Vận dụngLiên hệ kiến thức về sinh trưởng và phát triển ở động vật vào thực tiễn.11C2C21 
CHỦ ĐỀ 4. SINH SẢN Ở SINH VẬT114    
2. Khái quát về sinh sản ở sinh vậtNhận biếtNêu được khái quát khái niệm, đặc điểm, dấu hiệu sinh sản ở sinh vật. 3 

C2

C8

C14

Vận dụngLiên hệ sinh sản ở sinh vật trong thực tiễn. 1 C22 
3. Sinh sản ở thực vậtNhận biết - Nêu được các phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật.  - Nêu được sự hình thành quả và hạt.  - Nêu được quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi. 3 

C3

C9

C15

Thông hiểuPhân tích được phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật. 1 C18 
Vận dụngLiên hệ được ứng dụng sinh sản hữu tính ở thực vật trong thực tiễn. 2 

C23

C28

 
4. Sinh sản ở động vậtNhận biết - Nêu được khái niệm, cơ sở của sinh sản ở động vật.  - Nêu được cơ chế điều hòa sinh sản ở động vật 2 

C4

C10

Thông hiểuSo sánh quá trình sinh tinh và sinh trứng ở người.1 C1  
Vận dụng - Vận dụng được kiến thức về sinh đẻ có kế hoạch ở người. 2 

C24

C27

 
CHƯƠNG 5. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC QUÁ TÌNH SINH LÍ TRONG CƠ THỂ VÀ MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN SINH HỌC CƠ THỂ09    
5. Cơ thể sinh vật là một hệ thống mở và tự điều chỉnhNhận biếtTrình bày được mối quan hệ giữa các quá trình sinh lí trong cơ thể. 2 

C5

C11

Thông hiểuPhân tích được mối quan hệ của quá trình sinh lí trong cơ thể sinh vật. 1 C19 
Vận dụngVận dụng được kiến thức đã vào thực tiễn. 1 C25 
6. Một số ngành nghề liên quan đến sinh học cơ thểNhận biếtNêu được một số ngành nghề liên quan đến sinh học cơ thể. 3 

C6

C12

C16

Thông hiểuPhân tích được đặc điểm của các ngành nghề. 1 C20 
Vận dụngLiên hệ các thành tựu trong lĩnh vực sinh học cơ thể. 1 C26 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi, đề kiểm tra cuối kì 2 sinh học 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay