Đề kiểm tra, đề thi cuối kì 2 sinh học 11 chân trời sáng tạo (đề số 2)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra sinh học 11 chân trời sáng tạo cuối kì 2 đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 cuối kì 2 môn sinh học 11 chân trời sáng tạo này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

SỞ GD & ĐT ……………….Chữ kí GT1: ...........................
TRƯỜNG THPT……………….Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

SINH HỌC 11 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữChữ ký của GK1Chữ ký của GK2Mã phách

 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Cho các chất dinh dưỡng sau: protein, lipid, carbohydrate, vitamin, muối khoáng và nước. Có bao nhiêu chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển bình thường của động vật?

A. 3.B. 4.C. 5.D. 6.

Câu 2. Ví dụ nào sau đây là biện pháp cải thiện dân số?

  • A. Chẩn đoán sớm các sai lệch trong phát triển phôi thai, thai mang bệnh di truyền.
  • B. Dùng thuốc diệt tinh trùng.
  • C. Đặt vòng tránh thai.
  • D. Phẫu thuật đình sản.

Câu 3. Sinh vật có bao nhiêu hình thức sinh sản?

A. 1.B. 2.C. 3.D. 4.

Câu 4. Những phát biểu nào sau đây về sinh sản hữu tính là đúng?

(1) Sinh sản hữu tính có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái.

(2) Cơ sở tế bào của sinh sản hữu tính là nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.

(3) Các cá thể mới sinh ra có đặc điểm di truyền không hoàn toàn giống nhau.

(4) Sinh sản hữu tính được dùng để bảo tồn hoặc nhân nhanh các cây mẹ có đặc tính quý.

(5) Sinh sản hữu tính có lợi khi môi trường sống thay đổi.

  • A. (1), (2), (3) và (4).                                       B. (1), (2), (3) và (5).
  • C. (1), (2), (4) và (5).                                       D. (1), (3), (4) và (5).

Câu 5. Trong hình thức sinh sản bằng bào tử, cơ thể mới được hình thành từ

  • A. bào tử.                                                        B. hợp tử.
  • C. thể giao tử.                                                  D. thể bào tử.

Câu 6.  Cây có khả năng tạo ra những cơ thể mới từ một bộ phận của cây thân bò là

  • A. dâu tây, khoai tây.                                       B. cây thuốc bỏng, khoai tây.
  • C. dâu tây, rau má.                                           D. khoai lang, xương rồng.

Câu 7. Trong phương pháp nhân giống vô tính bằng cành ghép, mục đích quan trọng nhất của việc buộc chặt cành ghép với gốc ghép để

  • A. dòng mạch gỗ dễ dàng di chuyển từ dốc ghép lên cành ghép.
  • B. cành ghép không bị rơi.
  • C. nước di chuyển từ gốc ghép lên cành ghép không bị chảy ra ngoài.
  • D. không để các loại côn trùng hoặc vi khuẩn tấn công chỗ ghép.

Câu 8. Ở người, quá trình thụ tinh thường diễn ra ở vị trí nào trong vòi trứng tính từ phễu?

A. 1/2.B. 1/3.C. 1/4.D. 1/5.

Câu 9. Ưu điểm của sinh sản hữu tính ở động vật là

  • A. cá thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con.
  • B. tạo ra các cá thể mới giống nhau về mặt di truyền.
  • C. tạo ra các cá thể mới đa dạng về các đặc điểm di truyền.
  • D. tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định ít biến động.

Câu 10. Để tách tinh trùng thành 2 loại, một loại có NST giới tính X và một loại có NST giới tính, người ta sử dụng

  • A. các biện pháp kĩ thuật như lọc, li tâm, điện di.
  • B. dùng tia phóng xạ tác động lên tinh trùng.
  • C. dùng tia tử ngoại tác động lên tinh trùng.
  • D. dùng hóa chất như EMS, 5-BU,... tác động lên tinh trùng.

Câu 11. Ngành trồng trọt có lĩnh vực mũi nhọn nào sau đây?

  • A. Trồng trọt sử dụng các thuốc và chất bảo vệ thực vật dạng hóa học.
  • B. Sản xuất vaccine an toàn.
  • C. Liệu pháp gene.
  • D. Giống cây trồng sạch bệnh.

Câu 12. Kiến thức nào sau đây không cần thiết trong ngành chăn nuôi?

  • A. Các hình thức trao đổi khí: qua bề mặt cơ thể; ống khí; mang; phổi.
  • B. Cơ chế mắc bệnh và cơ chế chống bệnh ở động vật.
  • C. Ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài đến sinh trưởng và phát triển của động vật.
  • D. Điều khiển sự sinh trưởng và phát triển ở động vật.

Câu 13. Những người học ngành Thú y có thể làm việc ở cơ quan nào sau đây?

  • A. Cơ quan Nghiên cứu và Chuyển giao Khoa học Kĩ thuật thú ý.
  • B. Trạm Khuyến nông.
  • C. Bệnh viện đa khoa.
  • D. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Câu 14. Thứ tự các mốc trong giai đoạn phát triển sau sinh ở người là

  • A. sơ sinh, thiếu nhi, vị thành niên, thiếu niên và trưởng thành.
  • B. sơ sinh, thiếu nhi, thiếu niên, vị thành niên và trưởng thành.
  • C. sơ sinh, thiếu niên, thiếu nhi, vị thành niên và trưởng thành.
  • D. sơ sinh, thiếu niên, vị thành niên, thiếu nhi và trưởng thành.

Câu 15. Muốn tạo ra giống lợn Ỉ từ 40kg thành giống lợn Ỉ lai tăng khối lượng xuất chuồng lên 100kg thì phải

  • A. cải tạo chuồng trại.                                     
  • B. sử dụng chất kích thích sinh trưởng.
  • C. cải tạo giống di truyền.                               
  • D. dùng thức ăn nhân tạo chứa đầy đủ chất dinh dưỡng.

Câu 16. Sinh sản là quá trình

  • A. tạo ra những cá thể mới.                              B. tạo ra những tế bào mới.
  • C. tạo ra những quần thể mới.                           D. tạo ra những loài mới.

Câu 17. Sự tạo quả được hình thành từ

A. phôi mầm.B. nhân phụ.C. bầu noãn.D. nội nhũ.

Câu 18. Những phương thức sinh sản nào dưới đây không phải là hình thức sinh sản vô tính trong tự nhiên?

1. Sinh sản bằng bào tử ở rêu và dương xỉ.

2. Sinh sản bằng củ ở khoai lang.

3. Sinh sản bằng phương pháp giâm cành ở hoa hồng.

4. Sinh sản bằng thân bò ở cây dâu tây.

A. 1, 2.B. 1, 3.C. 2, 3.D. 2, 4.

Câu 19. Cắt và thắt hai đầu của ống dẫn tinh ngăn không cho tinh trùng đi ra để gặp được trứng. Đây là biện pháp tránh thai nào sau đây?

  • A. Thuốc viên tránh thai.                                  B. Dụng cụ tử cung.
  • C. Triệt sản nữ.                                                 D. Triệt sản nam.

Câu 20. Những biện pháp nào sau đây giúp phòng tránh hiện tượng dậy thì sớm ở trẻ em?

(1) Chế độ ăn uống hợp lí;      

(2) Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao;

(3) Hạn chế sử dụng (hoặc không lạm dụng) các loại thuốc có chứa các hormone sinh dục.

(4) Chủ động tìm hiểu kiến thức về tuổi dậy thì và sức khỏe sinh sản.

  • A. (1), (2), (3).                                                  B. (1), (2), (4).
  • C. (2), (3), (4).                                                  D. (1), (3), (4).

Câu 21. Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Thoát hơi nước làm giảm lượng khí CO2 vào lá cung cấp nguyên liệu cho quang hợp.
  • B. Thoát hơi nước làm giảm quá trình cung cấp nguyên liệu cho quang hợp.
  • C. Thoát hơi nước ở lá làm cho cây bị mất nước.
  • D. Thoát hơi nước tạo lực hút nước theo một chiều từ rễ lên lá.

Câu 22. Vị trí việc làm nào liên quan trực tiếp đến sinh học cơ thể?

  • A. Kĩ sư công nghệ sinh học.                            B. Kĩ sư điện tử.
  • C.  Kĩ sư xây dựng.                                          D. Kĩ sư phần mềm.

Câu 23. Ứng dụng của sinh học cơ thể trong lĩnh vực Pháp y là

  • A. sử dụng tế bào gốc tạo ra các mô, cơ quan thay thế các mô, cơ quan hư hỏng.
  • B. tìm ra nguyên nhân gây bệnh hoặc tử vong dựa trên các dấu hiệu tổn thương, nhiễm độc do độc tố.
  • C. chế tạo các cơ quan nhân tạo như tim, phổi, thận, da, xương,...
  • D. cơ sở chẩn đoán, điều trị bệnh, điều chế thuốc chữa bệnh và nâng cao sức khỏe người bệnh.

Câu 24. Urea, uric acid,... được thải ra môi trường ngoài thông qua

  • A. quá trình tiêu hóa.                                B. quá trình bài tiết.
  • C. quá trình trao đổi khí.                          D. quá trình vận chuyển máu trong hệ mạch.

Câu 25. Sinh sản vô tính được điều hòa thông qua

  • A. cơ chế kiểm soát chu kì tế bào.                    B.quá trình phát sinh giao tử.
  • C. tác động của các hormone.                           D. tác động của các enzyme.

Câu 26. Từ một tế bào mẹ (2n) của noãn trong bầu nhụy qua giảm hình thành bốn bào tử đơn bội. Một bào tử sống sót sẽ sinh trưởng và thực hiện nguyên phần ba lần tạo nên.

  • A. bào tử đơn bội cái.                                       B. tế bào trứng.
  • C. túi phôi.                                                       D. nhân nội nhũ.

Câu 27. Hình ảnh dưới đây minh họa hình thức sinh sản nào ở động vật?

A. Nảy chồi.B. Phân đôi.C. Phân mảnh.D. Trinh sinh.

Câu 28. Công nghệ sau thu hoạch, chế biến nông lâm sản,... thuộc lĩnh vực nào sau đây?

  • A. Lâm nghiệp.                B. Chăn nuôi.           C. Chế biến.                                                 D. Quản lí.
  • B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1. (2 điểm): Phát triển qua biến thái hoàn toàn ở đa số loài côn trùng có lợi như thế nào trong mỗi giai đoạn phát triển của chúng? Tại sao sâu bướm phá hoại cây cối rất nhiều nhưng bướm trưởng thành lại không gây hại cho cây trồng?

Câu 2. (1 điểm): Vì sao bón phân và tưới nước hợp lí thì cây trồng cho sản lượng cao và sản phẩm đạt chất lượng tốt?

BÀI LÀM:

………………………………………………………………………………………....

………………………………………………………………………………… 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi, đề kiểm tra cuối kì 2 sinh học 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay