Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 6 kết nối tri thức

Ma trận đề thi, đề kiểm tra giữa học kì 2 môn lịch sử 6 kết nối tri thức. Cấu trúc của đề thi gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu gôm nhiều đề để giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh những chỗ cần thiết. Hi vọng bộ đề thi toán 6 cánh diều này giúp ích được cho thầy cô.

Một số tài liệu quan tâm khác


 PHÒNG GD & ĐT ……..                                                           Chữ kí GT1: ...........................

                                       TRƯNG THCS……..                                                              Chữ kí GT2: ...........................                                       

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn: Lịch sử 6             

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….Phòng KT:…………..

Mã phách

 

Điểm bằng số

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

PHẦN TRẮC NGHIỆM (4.0 điểm)

Câu 1. Đông Nam Á được biết đến là:

  1. “Cái nôi” của nền văn minh lúa nước.
  2. Quê hương của nhiều loại cây gia vị, hương liệu nổi tiếng.
  3. “Ngã tư đường” của thế giới.
  4. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 2. Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X, tại lưu vực sông Chao Phray-a, vương quốc phong kiến được thành lập:

  1. Sri Kse-tra.
  2. Đva-ra-va-ti.
  3. Phù Nam.
  4. Sri Vi-giay-a.

Câu 3. Các quốc gia Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đều có:

  1. Tín ngưỡng Thần - Vua.
  2. Tín ngưỡng thờ mẫu.
  3. Tín ngưỡng phồn thực.
  4. Tục thờ cúng tổ tiên.

Câu 4. Nhận định nào dưới đây không đúng về Nhà nước Văn Lang:

  1. Hùng Vương là người nắm mọi quyền hành.
  2. Nhà nước Văn Lang đã có luật pháp và quân đội riêng nhưng còn lỏng lẻo và sơ khai.
  3. Khi có chiến tranh, Vua Hùng cùng các Lạc tướng tập hợp trai tráng ở khắp các chiềng, chạ cùng chiến đấu.
  4. Hùng Vương chia đất nước làm 15 bộ, dưới bộ là các chiềng, chạ.

Câu 5. Thành cổ Luy Lâu thuộc tỉnh nào của Việt Nam ngày nay:

  1. Hà Nội.
  2. Bắc Ninh.
  3. Thanh Hóa.
  4. Nghệ An.

Câu 6. Hải cảng sầm uất đã xuất hiện ở các quốc gia sơ kì Đông Nam Á là:

  1. Bu-san.
  2. Pi-rê.
  3.   Óc Eo.
  4. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 7. Đâu không phải là một loại gia vị ở Đông Nam Á;

  1. Quế.
  2. Nhục đậu khấu.
  3. Trầm hương.
  4. Hoa hồi.

Câu 8. Nhiều tín ngưỡng dân gian của Đông Nam Á hầu hết có liên quan đến:

  1. Hoạt động trồng cây lúa nước.
  2. Hoạt động sản xuất nông nghiệp.
  3. Hoạt động thương mại biển.
  4. Hoạt động kinh tế ở những thương cảng lớn.

PHẦN TỰ LUẬN (6.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm). Hãy cho biết một số chính sách áp đặt bộ máy cai trị của phong kiến phương Bắc ở nước ta.   

Câu 2 (3.0 điểm)

  1. Mô tả đời sống vật chất và những nét chính về đời sống tinh thần của người Việt cổ.
  2. Những tín ngưỡng, phong tục, lễ hội nào từ thời Văn Lang, Âu Lạc vẫn tiếp tục duy trì và phát triển đến ngày nay?

Câu 3 (1.0 điểm). Viết 1 đoạn văn (5-7 câu) mô tả quá trình ra đời các vương quốc ở Đông Nam Á từ thế kỉ VII TCN đến thế kỉ VII dựa vào những từ khóa: nhiệt đới, lúa nước, đồ sắt, Ấn Độ, Trung Quốc, Đông Nam Á.

 

 

TRƯỜNG THCS ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2021 - 2022

MÔN: LỊCH SỬ 6

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (0 điểm)

Từ câu 1 - 8: Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

D

B

A

B

B

C

C

B

B. PHẦN TỰ LUẬN (0 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

Một số chính sách để áp đặt bộ máy cai trị của phong kiến phương Bắc ở nước ta:

- Sáp nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc, chia thành các đơn vị hành chính như châu - quận, dưới châu - quận là huyện, chính quyền từ cẩp huyện trở lên đều do người Hán nắm giữ.

- Đứng đầu Giao Châu (tên gọi nước ta lúc đó) là thứ sử người Hán, dưới đó là thái thú người Hán đứng đầu mỗi quận (gồm ba quận: Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam); dưới quận là huyện cũng do huyện lệnh người Hán đứng đầu; dưới huyện là làng, xã do hào trưởng người Việt đứng đầu.

- Huy động sức người, sức của để xây đắp những thành luỹ lớn ở trị sở các châu và bố trí quân đồn trú để bảo vệ.

- Áp dụng pháp luật hà khắc và thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta (các hình phạt nặng như đánh đập dã man, thích chữ vào mặt, xẻo mũi,...).

 

0.5 điểm

0.5 điểm

0.5 điểm

0.5 điểm

Câu 2

a. Mô tả đời sống vật chất và những nét chính về đời sống tinh thần của người Việt cổ:

- Đời sống vật chất:

+ Nghề sản xuất chính là nông nghiệp trồng lúa nước.

+ Nghề luyện kim dần được chuyên môn hóa. Kĩ thuật đúc đồng phát triển với những hiện vật tiêu biểu (Trống đồng Ngọc Lũ, thạp đồng Đào Thịnh,…). Bước đầu biết rèn sắt.

+ Người Việt cổ ở trong những ngôi nhà sàn mái cong; phương tiện đi lại chủ yếu bằng thuyền.

+ Nguồn lương thực chính là gạo nếp và gạo tẻ,...

+ Người Việt cổ thường tết tóc đuôi sam, búi tó hoặc để xoã ngang vai; biết dùng đồ trang sức làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau (đá, đồng, vỏ nhuyễn thể). Trang phục phổ biến bấy giờ là nam đóng khố, cởi trần, nữ mặc váy và yếm,...

- Đời sống tinh thần:

+ Có tục thờ cúng tổ tiên và thờ các vị thần trong tự nhiên.

+ Tục xăm mình, nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh chưng, bánh giày,…

+ Các lễ hội gắn với nông nghiệp trồng lúa nước.

b. Những tín ngưỡng, phong tục, lễ hội từ thời Văn Lang, Âu Lạc vẫn tiếp tục duy trì và phát triển đến ngày nay:

- Nền kinh tế gốc nông nghiệp, trồng lúa nước.

- Thức ăn chính là gạo, tục gói bánh chứng, làm bánh giày, ăn trầu.

- Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ các lực lượng tự nhiên.

- Các lễ hội ngày mùa, đấu vật, đua thuyền, …

 

0.25 điểm

0.25 điểm

0.25 điểm

 

0.25 điểm

0.25 điểm

 

0.25 điểm

 

0.25 điểm

0.25 điểm

0.25 điểm

0.25 điểm

 

0.25 điểm

0.25 điểm

Câu 3

Đông Nam Á có những dòng sông lớn đổ ra biển cùng với điều kiện tự nhiên khí hậu nhiệt đới gió mùa; sự phát triển kinh tế, kĩ thuật của các tộc người ở Đông Nam Á vào những thế kỉ trước Công nguyên đến đầu Công nguyên, đặc biệt là nghề nông trồng lúa nước và sự ra đời của đồ sắt, kĩ thuật luyện kim càng ngày càng tiến bộ. Mặt khác, sự giao lưu kinh tế, văn hoá với Ấn Độ, Trung Quốc chính là những nền tảng quan trọng đưa đến sự ra đời các vương quốc ở Đông Nam Á từ thế kỉ VII TCN đến thế kỉ VII.

1.0 điểm

 

TRƯỜNG THCS .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

MÔN: LỊCH SỬ 6

NĂM HỌC: 2021-2022

     

            CẤP  ĐỘ

 

 

Tên chủ đề

 

NHẬN BIẾT

THÔNG HIỂU

 

VẬN DỤNG

    

 

      VẬN DỤNG CAO

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

Chủ đề 1:

Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

 

Số câu: 3

Số điểm: 2.0

Tỉ lệ: 20%

Hải cảng ở các quốc gia sơ kì Đông Nam Á

 

 

 

Tên gọi của các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

 

 

Viết đoạn văn mô ta quá trình ra đời các vương quốc ở Đông Nam Á từ thế kỉ VII TCN đến thế kỉ VII

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

 

 

 

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

 

 

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

Chủ đề 2:

Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á (từ thế kỉ VII đến thế kỉ X)

 

Số câu: 2

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

Sự hình thành các vương quốc phong kiến; Hoạt động kinh tế của các vương quốc phong kiến ĐNA

 

 

 

 

 

 

 

Số câu: 2

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

 

 

 

 

 

 

 

 

Chủ đề 3:

Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

 

Số câu: 2

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

Quá trình giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á trên lĩnh vực tôn giáo, tư tưởng

 

Tín ngưỡng dân gian ở các nước Đông Nam Á

 

 

 

 

 

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

 

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

 

 

 

 

 

 

Chủ đề 4:

Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc

 

Số câu: 2

Số điểm: 3.5

Tỉ lệ: 35%

 

Đời sống vật chất và đời sống tinh thần của người Việt cổ

Tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang

 

 

Những phong tục, tập quán của người Việt cổ còn được duy trì đến ngày nay

 

 

 

Số câu: 0.5

Số điểm: 2.0

Tỉ lệ: 20%

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

 

 

Số câu: 0.5

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

 

 

Chủ đề 5

Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc

 

Số câu: 2

Số điểm: 2.5

Tỉ lệ: 25%

 

Một số chính sách áp đặt bộ máy cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc

 

 

Thành cổ Luy Lâu – trị sở của triều đại phong kiến phương Bắc

 

 

 

 

Số câu: 1

Số điểm: 2.0

Tỉ lệ: 20%

 

 

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

 

 

 

 

Tổng số câu: 11

Tổng s điểm: 10

Tỉ lệ: 100%

 

 

5.5

6.0

60%

 

2.0

1.0

10%

 

2.5

2.0

20%

 

1.0

1.0

10%


Tài liệu liên quan

Tài liệu khác môn Lịch sử và địa lí 6

Chat hỗ trợ
Chat ngay