Đề thi cuối kì 1 công dân 6 kết nối tri thức (Đề số 6)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Giáo dục công dân 6 kết nối tri thức Cuối kì 1 Đề số 6. Cấu trúc đề thi số 6 học kì 1 môn Công dân 6 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án Công dân 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống

        PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

        TRƯỜNG THCS…………...

Chữ kí GT2: ...........................

         

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1

GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6

KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

ĐỀ BÀI

 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

Câu 1 (0,5 điểm). Đâu là biểu hiện của tôn trọng sự thật?

  1. Chỉ nói thật khi có người biết.

  2. Suy nghĩ, nói và làm đúng sự thật.

  3. Chỉ nói thật với người thân trong gia đình.

  4. Chỉ nói thật khi mình muốn nói.

Câu 2 (0,5 điểm). Sự thật là gì?

  1. Là những gì có thật trong cuộc sống hiện thực và phản ánh đúng hiện thực cuộc sống.

  2. Là phản ánh những điều xấu của giới trẻ hiện nay.

  3. Là tôn trọng mọi người.

  4. Là những gì xuất hiện trong đời sống hàng ngày.

Câu 3 (0,5 điểm). Đâu không phải là ý nghĩa của tôn trọng sự thật?

  1. Góp phần bảo vệ cuộc sống, bảo vệ những giá trị đúng đắn.

  2. Giúp con người phát triển về tư duy, trí tuệ.

  3. Góp phần tạo sự phát triển cho đất nước.

  4. Giúp con người trở nên nhút nhát và phải chịu thiệt thòi.

Câu 4 (0,5 điểm). Đâu không phải là cách tôn trọng sự thật?

  1. Chỉ lắng nghe ý kiến một chiều.

  2. Kiên quyết với ý kiến của mình mà không cân nhắc đến ý kiến người khác.

  3. Luôn nói thật với người thân, thầy cô, bạn bè.

  4. Luôn nói thật với người khác trừ bạn bè.

Câu 5 (0,5 điểm). Thế nào là tự lập?

  1. Dựa vào người khác để đứng lên.

  2. Không chủ động trong mọi việc.

  3. Thụ động trong công việc, học hành.

  4. Tự làm lấy các công việc của mình trong cuộc sống.

Câu 6 (0,5 điểm). Tự nhận thức về bản thân sẽ giúp chúng ta

  1. sống tự do và không cần quan tâm bất kì ai.

  2. bình tĩnh, tự tin trong mắt của người khác.

  3. để mình sống theo đúng định hướng của bố mẹ.

  4. biết rõ những gì mình muốn, những khả năng, khó khăn của bản thân.

Câu 7 (0,5 điểm). Hành vi nào dưới đây không thể hiện việc tự nhận thức của bản thân?

  1. L thường tỏ ra khó chịu và không quan tâm đến những điều bạn góp ý.

  2. K thường tìm ra lỗi trong bài kiểm tra của mình để nhờ các bạn giải thích.

  3. V rất thích vẽ và nhờ mẹ đăng kí cho mình lớp học vẽ trên thị trấn.

  4. T lấy giấy liệt kê điểm mạnh, điểm yếu để đặt ra mục tiêu trong rèn luyện.

Câu 8 (0,5 điểm). Đâu không phải biểu hiện của tự lập?

  1. Là sự tự ti, thiếu quyết đoán.

  2. Dám đương đầu với những khó khăn thử thách.

  3. Không có ý chí vươn lên trong cuộc sống.

  4. Trông chờ, dựa dẫm vào người khác.

Câu 9 (0,5 điểm). Cuộc tranh luận đang xảy ra giữa các bạn trong lớp Hoa, cùng một sự việc mà các bạn đưa ra rất nhiều ý kiến khác nhau. Nếu là Hoa, em sẽ làm gì?

  1. Bảo vệ đến cùng ý kiến của mình, không cần lắng nghe ai.

  2. Ý kiến nào được nhiều bạn đồng tình thì theo.

  3. Không bao giờ dám đưa ra ý kiến của mình.

  4. Lắng nghe, phân tích để chọn ý kiến đúng nhất.

Câu 10 (0,5 điểm). Nội dung nào sau đây nói không đúng về tính tự lập?

  1. Không thể thành công nếu chỉ dựa trên sự giúp đỡ của người khác.

  2. Người tự lập là người biết suy nghĩ và hành động độc lập.

  3. Tính tự lập chỉ cần thiết đối với người không còn người thân.

  4. Người tự lập thường thành công trong cuộc sống dù phải trải qua gian khổ.

Câu 11 (0,5 điểm). Đâu không phải điều cần làm để tự nhận thức đúng về bản thân?

  1. Sống khép kín, nội tâm, ít tham gia vào các hoạt động.

  2. Đánh giá bản thân qua thái độ, hành vi, kết quả trong từng hoạt động, tình huống cụ thể.

  3. Quan sát phản ứng và lắng nghe nhận xét của người khác về mình.

  4. So sánh những nhận xét/đánh giá của người khác về mình với tự nhận xét, đánh giá của mình.

Câu 12 (0,5 điểm). Điều nào sau đây không phải là một yếu tố quan trọng trong việc phát triển tính tự lập?

  1. Quản lí thời gian hiệu quả.

  2. Phụ thuộc vào sự giúp đỡ người khác để giải quyết vấn đề.

  3. Chịu trách nhiệm về hành động và quyết định của bản thân.

  4. Khả năng tự học và tự cải thiện bản thân.

     B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm). Nêu tầm quan trọng của bản thân trong cuộc sống hàng ngày.

Câu 2 (1,0 điểm). Làm thế nào để tôn trọng sự thật mà không làm tổn thương người khác trong khi đưa ra ý kiến hoặc phê bình?

BÀI LÀM

        …………………………………………………………………………………………

        …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

TRƯỜNG THCS ............................

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6

BỘ KẾT NỐI TRI THỨC

Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

 

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

 

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

 

Bài 4: Tôn trọng sự thật

2

0

2

0

1

0

0

1

5

1

3,5

  

Bài 5: Tự lập

1

0

2

0

1

0

0

0

4

0

2,0

  

Bài 6: Tự nhận thức bản thân

1

0

2

0

0

1

0

0

3

1

4,5

  

Tổng số câu TN/TL

4

0

6

0

2

1

0

1

12

2

10,0

  

Điểm số

2,0

0

3,0

0

1,0

3,0

0

1,0

6,0

4,0

10,0

  

Tổng số điểm

2,0 điểm

20%

3,0 điểm

30%

4,0 điểm

40%

1,0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

 

TRƯỜNG THCS ............................

BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6

BỘ KẾT NỐI TRI THỨC

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL

(số câu)

TN

TL

Bài 4

5

1

Tôn trọng sự thật

Nhận biết

- Biết được biểu hiện của tôn trọng sự thật.

- Biết được khái niệm sự thật.

2

C1, 2

Thông hiểu

- Biết được ý không phải ý nghĩa của tôn trọng sự thật.

- Biết được ý không phải cách tôn trọng sự thật.

2

C3, 4

Vận dụng

- Xác định được việc nên làm trong tình huống.

1

C9

Vận dụng cao

- Nêu được cách tôn trọng sự thật mà không làm tổn thương người khác trong khi đưa ra ý kiến hoặc phê bình.

1

C2 (TL)

Bài 5

4

0

Tự lập

Nhận biết

- Hiều được khái niệm của tự lập.

1

C5

Thông hiểu

- Biết ý không đúng khi nói về tự lập và tính tự lập.

2

C8, 10

Vận dụng

- Xác định được ý không phải là một yếu tố quan trọng trong việc phát triển tính tự lập.

1

C12

Vận dụng cao

Bài 6

3

1

Tự nhận thức bản thân

Nhận biết

- Biết được ý nghĩa của việc tự nhận thức bản thân.

1

C6

Thông hiểu

- Biết được hành vi không thể hiện việc tự nhận thức bản thân.

- Biết được ý không phải điều cần làm để tự nhận thức đúng về bản thân.

1

C7, 11

Vận dụng

- Nêu được tầm quan trọng của bản thân trong cuộc sống hàng ngày.

1

C1 (TL)

Vận dụng cao

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi công dân 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay