Đề thi cuối kì 1 sinh học 6 kết nối tri thức (Đề số 2)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra sinh học 6 kết nối tri thức cuối kì 1 đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 cuối kì 1 môn sinh học 6 kết nối tri thức này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án sinh học 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống
PHÒNG GD & ĐT …….. Chữ kí GT1: ...........................
TRƯỜNG THCS…….. Chữ kí GT2: ...........................
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021 - 2022
Môn: Sinh học Lớp: 6
Họ và tên: …………………………………………………. Lớp: ……………….. Số báo danh: ……………………………………………….Phòng KT:………….. | Mã phách |
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
"
Điểm bằng số | Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
- PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Nhiệm vụ của phân loại thế giới sống là
- phân loại sinh vật thành các nhóm nhỏ.
- phát hiện, mô tả, đặt tên và sắp xếp sinh vật vào hệ thống phân loại.
- sắp xếp sinh vật vào một hệ thống theo trật tự nhất định.
- gọi đúng tên sinh vật.
Câu 2. Có thể phân biệt gà và thỏ nhờ đặc điểm đối lập nào sau đây?
- Có cánh/ không có cánh
- Có thể di chuyển/ không thể di chuyển.
- Cơ thể đơn bào/ cơ thể đa bào.
- Có lông/ không có lông.
Câu 3. Đặc điểm nào dưới đây nói về virus là sai?
- Không có cấu tạo tế bào
- Chỉ nhân lên khi sống ngoài môi trường
- Có cấu tạo đơn giản
- Hầu hết quan sát dưới kính hiển vi điện tử
Câu 4. Rễ, thân, lá phát triển đa dạng; có hoa, quả, hạt; hạt nằm trong quả là đặc điểm của ngành thực vật nào?
- Ngành Dương xỉ. B. Ngành Rêu.
- Ngành Hạt trần. D. Ngành Hạt kín.
Câu 5. Để xây dựng khóa lưỡng phân cho các sinh vật sau, ta sử dụng đặc điểm nào?
- cấu tạo tế bào B. cách dinh dưỡng
- bộ phận cơ thể D. cách sinh sản
Câu 6. Bước nhuộm xanh methylene khi làm tiêu bản quan sát vi khuẩn trong nước dưa muối, cà muối có ý nghĩa gì?
- Vi khuẩn màu thuốc nhuộm dễ quan sát
- Làm tăng số lượng vi khuẩn trong nước dưa muối, cà muối
- Phóng to các tế bào vi khuẩn để quan sát
- Lam tiêu diệt các sinh vật khác trong nước dưa muối, cà muối.
Câu 7. Tại sao nấm không phải là một loài thực vật:
- không có dạng thân, lá
- Có dạng sợi
- Sinh sản chủ yếu bằng bào tử
- Không có diệp lục nên không quang hợp để tự tổng hợp chất hữu cơ.
Câu 8. Người ta gọi tên là trùng biến hình vì:
- Nó có hình giống chiếc giày
- Nó có dạng hình thoi
- Nó có thể biến đổi hình dạng
- Vì tên khoa học
- PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)
Câu 1. (1,0 điểm)
Các nhà khoa học đã phân loại thế giới sống thành mấy nhóm? Cho ví dụ minh họa?
Câu 2. (1,5 điểm)
Điền mỗi cụm từ: vi khuẩn lam, trùng đế giày, trùng roi xanh, nấm linh chi, nấm rơm, lúa dại, cà chua, hải quỳ, ếch đồng vào chỗ (…..):
Giới Khởi sinh: …………………
Giới Nguyên sinh: ……………..
Giới Nấm: ………………………….
Giới Thực vật: ……………………
Giới Động vật: …………………..
- b) Theo em, khi xây dựng khoá lưỡng phân để phân loại các đối tượng sinh vật, điều quan trọng nhất trong các bước xây dựng là gì?
Câu 3. (1,5 điểm)
Vi khuẩn có ở khắp mọi nơi, có loài có lợi nhưng cũng không ít loài có hại gây bệnh cho con người. Em hãy kể tên một số bệnh đo vi khuẩn gây ra ở người và đưa ra biện pháp phòng tránh các bệnh đó.
Câu 4. (2,0 điểm)
- a) Trình bày vai trò của nấm đối với con người, kể tên một số loại nấm đại diện cho các vai trò đó.
- b) Tại sao khi lấy mẫu nấm mốc để làm thực hành, để đảm bảo an toàn chúng ta phải sử dụng găng tay và khẩu trang cá nhân?
- c) Hãy chỉ ra dấu hiệu hình thái để nhận biết nấm độc trong tự nhiên?
BÀI LÀM
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
TRƯỜNG THCS ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I (2021 – 2022)
MÔN SINH .LỚP 6
- A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm)
- Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án đúng | B | A | B | D | C | A | D | C |
- PHẦN TỰ LUẬN: ( 6,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (1,0 điểm) | Các nhà khoa học đã phân loại thế giới sống đối với mỗi giới thành 6 nhóm theo thứ tự từ thấp đến cao: Loài -> chi -> họ -> bộ -> Lớp -> ngành HS lấy được ví dụ minh họa đúng cho điểm tối đa. | 0,5 điểm 0,5 điểm |
Câu 2 (1,5 điểm) | a) Giới Khởi sinh: vi khuẩn lam Giới Nguyên sinh: trùng đế giày Giới Nấm: nấm rơm Giới Thực vật: lúa dại Giới Động vật: hải quỳ, ếch đồng b) Khi xây dựng khoá lưỡng phân để phân loại các đối tượng sinh vật, điều quan trọng nhất là xác định các đặc điểm đặc trưng của mỗi đối tượng vì đây là tiêu chí để phân chia sinh vật thành hai nhóm khác nhau cho đến khi mỗi nhóm chỉ còn lại một sinh vật duy nhất. | 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,5 điểm |
Câu 3 (1,5 điểm) | - Một số bệnh ở người do vi khuẩn gây ra: tả, viêm phổi, viêm phế quản, lao phổi. - Các biện pháp phòng tránh bệnh do vi khuẩn gây ra ở người: không ăn thức ăn đã hỏng, ăn chín, uống sôi, luôn rửa tay sạch sẽ, vệ sinh mũi và họng để bảo vệ hệ hô hấp,... | 0,5 điểm 1,0 điểm |
Câu 4 (2,0 điểm) | a) Vai trò của nấm: - Dùng làm thực phẩm: nấm rơm, nấm đùi gà, nấm kim châm, nấm hương… - Dùng trong công nghiệp chế biến thực phẩm: nấm mốc, nấm men… - Dùng làm dược liệu: nấm linh chi, nấm thái dương, nấm đông trùng hạ thảo… b) Vì bào tử nấm mốc rất nhẹ, dễ dàng phát tán trong không khí và dễ gây kích ứng da khi tiếp xúc trực tiếp. c) Về hình thái, nấm độc thường có màu sắc sặc sỡ, thường có đẩy đủ các thành phần của cây nấm (mũ nấm, vòng cuống nấm, bao gốc nấm, cuống nấm,...). | 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,5 điểm 0,75 điểm |
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I – MÔN SINH
NĂM HỌC: 2021-2022
CẤP ĐỘ Tên chủ đề | NHẬN BIẾT | THÔNG HIỂU | VẬN DỤNG
| VẬN DỤNG CAO | ||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | |
Hệ thống phân loại sinh vật Số câu: 3 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% | Biết được nhiệm vụ của phân loại thế giới sống | Biết các nhóm trong thế giới sống, lấy ví dụ | Hiểu đặc điểm các ngành thực vật, xếp các bộ phân đã cho vào ngành thích hợp | |||||
Số câu: 1 Sốđiểm: 0,5 Tỉ lệ:.5% | Số câu:1 Sốđiểm:1 Tỉ lệ:.10% | Số câu: 1 Sốđiểm:0,5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ:..% | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ:..% | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ:..% | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ:..% | Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: ..% | |
Khóa lưỡng phân Số câu: 3 Số điểm: 2,5 Tỉ lệ: 25% | Biết đặc điểm của gà và thỏ để phân biệt | - Hiểu đặc điểm các giới để điền cụm từ thích hợp - Hiểu quá trình xây dựng khóa lưỡng phân từ đó tìm ra điều quan trọng nhất trong các bước xây dựng | Vận dụng kiến thức về các loài động vất đã cho để tìm đặc điểm xây dựng khóa lưỡng phân | |||||
Số câu:1 Sốđiểm:0,5 Tỉ lệ:.5% | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ:..% | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ:..% | Số câu: 1 Sốđiểm:1,5 Tỉ lệ: 15% | Số câu: 1 Sốđiểm:0,5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ: % | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ:..% | Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: ..% | |
Vi khuẩn – Virus Số câu: 3 Số điểm: 2,5 Tỉ lệ: 25% | Biết đặc điểm của virus để tìm ra đáp án sai | Hiểu ý nghĩa của việc nhuộm xanh methylene khi làm tiêu bản để quan sát vi khuẩn | Vận dụng kiến thức vi khuẩn, kể tên một số bệnh do vi khuẩn và biện pháp phòng bệnh do vi khuẩn | |||||
Số câu: 1 Sốđiểm:0,5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: Sốđiểm Tỉ lệ: % | Số câu: 1 Sốđiểm:0,5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ: % | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ: % | Số câu:1 Số điểm: 1,5 Tỉ lệ: 15% | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ:.% | Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: % | |
Nguyên sinh vật – Nấm Số câu: 3 Số điểm: 3 Tỉ lệ: 30% | Biết vai trò của nấm đối với con người, biết kể tên một số loại nấm | Hiểu được nguyên nhân có tên gọi trùng biến hình | Hiểu được cấu tạo của nấm để giải thích việc sử dụng găng tay và khẩu trang khi thực hành | Vận dụng kiến thức về nấm, lý giải nấm không là một loài thực vật | Vận dụng kiến thức, nhận diện nấm độc trong tự nhiên | |||
Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ:% | Số câu: 0,3 Số điểm 0,75 Tỉ lệ:7,5% | Số câu: 1 Sốđiểm:0,5 Tỉ lệ: 5% | Số câu:0,3 Sốđiểm:0,5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ: % | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ:..% | Số câu:1 Sốđiểm:0,5 Tỉ lệ:.5% | Số câu:0,4 Số điểm: 0,75 Tỉ lệ:7,5% | |
Tổng số câu: 11 Tổng số điểm: 10 Tỉ lệ: 100% | 4,3 câu 3,25 điểm 32,5% | 4,3 câu 3,5 điểm 35% | 2 câu 2,0 điểm 20% | 1,4 câu 1,25 điểm 12,5 % |