Đề thi giữa kì 2 sinh học 6 kết nối tri thức (Đề số 1)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra sinh học 6 kết nối tri thức giữa kì 2 đề số 1. Cấu trúc đề thi số 1 giữa kì 2 môn sinh học 6 kết nối tri thức này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án sinh học 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống
PHÒNG GD & ĐT …….. Chữ kí GT1: ...........................
TRƯỜNG THCS…….. Chữ kí GT2: ...........................
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021 - 2022
Môn: Sinh học Lớp: 6
Họ và tên: …………………………………………………. Lớp: ……………….. Số báo danh: ……………………………………………….Phòng KT:………….. | Mã phách |
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
- PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Nội dung nào dưới đây là đúng khi nói về nguyên sinh vật?
- Nguyên sinh vật là nhóm sinh vật đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi.
- Nguyên sinh vật là nhóm động vật đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi.
- Hầu hết nguyên sinh vật là cơ thể đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi. Một số có cấu tạo đa bào, kích thước lớn, có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
- Hầu hết nguyên sinh vật là cơ thể đa bào, nhân thực, kích thước lớn, có thể nhìn thấy rất rõ bằng mắt thường.
Câu 2. Bệnh kiết lị do tác nhân nào gây nên?
- Trùng Entamoeba. B. Trùng Plasmodium.
- Trùng giày. D. Trùng roi.
Câu 3. Nhận xét về đặc điểm của tảo lục?
- Có nhiều hình dạng, sống đơn độc, có thành tế bào.
- Hình thoi, có roi dài, sống dưới nước.
- Hình cầu, màu xanh lục, mang nhiều hạt lục lạp.
- Hình que, màu xanh lục, mang nhiều hạt lục lạp.
Câu 4. Đặc điểm để phân biệt nấm độc và nấm không độc là:
- Dựa vào cơ quan sinh sản của nấm.
- Dựa vào đặc điểm bên ngoài.
- Dựa vào số lượng tế bào cấu tạo nên.
- Dựa vào môi trường sống.
Câu 5. Nấm độc khác với nấm thường ở điểm nào?
- Hình thức sinh sản.
- Cấu tạo tế bào.
- Có thêm một lớp bao quanh thân nấm ở dưới phiến mũ nấm, gọi là vòng cuống nấm và bao gốc nấm.
- Môi trường sống.
Câu 6. Tại sao nấm không phải là một loại thực vật?
- Không có dạng thân, lá.
- Có dạng sợi.
- Sinh sản chủ yếu bằng bào tử.
- Không có diệp lục nên không thể quang hợp để tự tổng hợp chất hữu cơ.
Câu 7. Thực vật góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường bằng cách:
- Giảm bụi và khí độc, tăng hàm lượng CO2.
- Giảm bụi và khí độc, cân bằng hàm lượng CO2và O2.
- Giảm bụi và khí độc, giảm hàm lượng O2.
- Giảm bụi và sinh vật gây bệnh, tăng hàm lượng CO2.
Câu 8. Tại sao thực vật hạt kín lại là loài tiến hoá hơn cả?
- Có cơ quan sinh sản, sinh dưỡng cấu tạo phức tạp, đa dạng.
- Có nhiều cây to, sống lâu năm.
- Có vai trò quan trọng với đời sống con người.
- Cung cấp môi trường sống cho các loài động vật.
- PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)
Câu 1. (2,5 điểm)
- a) Thế nào là nguyên sinh vật? Cho ví dụ?
- b) Nêu vai trò của nguyên sinh vật trong tự nhiên và đại diện của mỗi vai trò?
Câu 2. (1,5 điểm)
- a) Nấm được phân thành mấy loại?
- b) Tại sao khi mua thực phẩm, đồ đóng gói sẵn chúng ta cần quan tâm đến màu sắc và hạn sử dụng của chúng?
Câu 3. (2,0 điểm): Hãy đề xuất ít nhất 4 biện pháp để bảo vệ rừng nói riêng và bảo vệ môi trường nói chung?
BÀI LÀM
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................