Giáo án sinh học 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống
Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Dưới đây là giáo án giảng dạy môn Sinh học lớp 6 bộ sách "Kết nối tri thức và cuộc sống", soạn theo mẫu giáo án 5512. Vừa sách mới vừa mẫu giáo án mới có nhiều quy định chi tiết khiến giáo viên gặp khó khăn và áp lực. Do đó, nhằm hỗ trợ thầy cô, kenhgiaovien.com gửi tới thầy cô trọn bộ giáo án đầy đủ tất cả các bài, các tiết. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Xem video về mẫu Giáo án sinh học 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống
Một số tài liệu quan tâm khác
Giáo án sinh học 6 kết nối tri thức đủ cả năm
[Kết nối tri thức] Giáo án sinh học 6 bài 18: Tế bào- Đơn vị cơ bản của sự sống
[Kết nối tri thức] Giáo án sinh học 6 bài 19: Cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào
[Kết nối tri thức] Giáo án sinh học 6 bài 20: Sự lớn lên và sinh sản của tế bào
[Kết nối tri thức] Giáo án sinh học 6 bài 21: Thực hành: Quan sát và phân biệt một số loại tế bào
[Kết nối tri thức] Giáo án sinh học 6 bài 22: Cơ thể sinh vật
[Kết nối tri thức] Giáo án sinh học 6 bài 23: Tổ chức cơ thể đa bào
[Kết nối tri thức] Giáo án sinh học 6 bài 24: Thực hành: Quan sát và mô tả cơ thể đơn bào, cơ thể đa bào
[Kết nối tri thức] Giáo án sinh học 6 bài 25: Hệ thống phân loại sinh vật
[Kết nối tri thức] Giáo án sinh học 6 bài 26: Khóa lương phân
[Kết nối tri thức] Giáo án sinh học 6 bài 27: Vi khuẩn
[Kết nối tri thức] Giáo án sinh học 6 bài 28: Thực hành: Làm sữa chua và quan sát vi khuẩn
[Kết nối tri thức] Giáo án sinh học 6 bài 29: Virus
[Kết nối tri thức] Giáo án sinh học 6 bài 30: Nguyên sinh vật
[Kết nối tri thức] Giáo án sinh học 6 bài 31: Thực hành quan sát nguyên sinh vật
[Kết nối tri thức] Giáo án sinh học 6 bài 32: Nấm
....Phần trình bày nội dung giáo án
Ngày soạn:.../..../.....
Ngày dạy: :.../..../.....
BÀI 19: CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CÁC THÀNH PHẦN CỦA TẾ BÀO
- MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS sẽ:
- Trình bày được cấu tạo và chức năng các thành phần chính của tế bào
- Phân biệt được tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực
- Phân biệt được tế bào động vật và tế bào thực vật
- Vận dụng để giải thích được màu xanh của thực vật là do đâu và tại sao thực vật có khả năng quang hợp
- Năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác,
- Năng lực riêng:
- Năng lực nghiên cứu khoa học
- Năng lực phương pháp thực nghiệm.
- Năng lực trao đổi thông tin.
- Năng lực cá nhân của HS.
- Phẩm chất
- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1 - GV:
- Tranh, ảnh, cấu tạo tế bào nhân sơ, cấu tạo tế bào động vật, thực vật
- Mô hình cấu tạo của tế bào ( nếu có)
- Dụng cụ chiến tranh, ảnh lên màn ảnh ( nếu có)
2 - HS : Vở ghi, sgk, dụng cụ học tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
- Mục tiêu: : Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
- Nội dung: GV đặt câu hỏi khởi động trong SGK để HS dự đoán câu trả lời
- Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
- Tổ chức thực hiện:
GV có tổ chức hoạt động này theo tiến trình:
- Yêu cầu HS nhắc lại các quá trình sống cơ bản mà tế bào thực hiện được
- Đưa ra câu hỏi phần khởi động để HS trả lời:
Tuy có kích thước nhỏ những tế bào có thể thực hiện được các quá trình sống cơ bản. Vậy tế bào được cấu tạo từ những thành phần nào và chúng có chức năng gì để có thể giúp tế bào thực hiện những quá trình sống đó?
- Không yêu cầu HS trả lời chính xác ngay, GV dẫn dắt để đi vào nội dung bài học
- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo tế bào
- Mục tiêu: HS tìm ra các thành phần chính của tế bào và chức năng của các thành phần đó thông qua tranh ảnh của các tế bào có thành phần cấu tạo khác nhau
- Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
- Sản phẩm:
HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV: Chuyển đặt câu hỏi cho HS trả lời: GV sử dụng các tranh, ảnh về cấu tạo tế bào nhân sơ, tế bào thực vật, động vật. Yêu cầu HS quan sát và chỉ ra thành phần có ở tất cả các tế bào là gì? Vị trí trong tế bào?Dự đoán vị trí những lỗ nhỏ li ti trên màng tế bào có vai trò là gì? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS đọc thông tin trong sgk để trình bày chức năng các thành phần vừa nêu và trả lời câu hỏi trong SGK - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại + Các HS nhận xét, bổ sung cho nhau. - Bước 4: Kết luận, nhận định: + GV nhận xét: ngoài ba thành phần chính, tế bào còn có các thành phần khác, GV dẫn dắt chuyển sang phần II GV lưu ý: giải thích khái niệm: vật chất di truyền, AND, nhiễm sắc thể cho HS khi nói về nhân tế bào | 1. Cấu tạo của tế bào Cấu tạo gồm: + Màng tế bào: là thành phần có ở mọi tế bào, bao bọc tế bào chất. Màng tế bào tham gia vào quá trình trao đổi chất giữa tế bào và môi trường + Tế bào chất: nằm giữa màng tế bào và vùng nhân + Nhân hoặc vùng nhân: là trung tâm điều khiển các hoạt động sống của tế bào CH: 1. Các thành phần chính của tế bào: màng tế bào, tế bào chất, nhân hoặc vùng nhân 2. Những lỗ nhỏ li ti trên màng tế bào là nơi thực hiện sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường bên ngoài |
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh phân biệt tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực
- Mục tiêu: HS so sánh cấu tạo giữa tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực và phân biệt hai loại tế bào này.
- Nội dung: HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi SGK
- Sản phẩm:
HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: + Yêu cầu HS đọc nội dung SGK mục II và cho biết tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực là gì? + GV sử dụng tranh, ảnh so sánh tế bào nhân thực và nhân sơ hoặc yêu cầu HS quan sát Hình 19.2 SGK, tổ chức để HS so sánh điểm giống và khác nhau giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực + GV tổ chức cho HS thực hiện hoạt động trong SGK. Có thể cho HS làm việc nhóm để tất cả HS đều làm việc - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS đọc, quan sát tìm ra sự khác nhau về cấu tạo giữa tế bào nhân sơ và nhân thực - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + Các nhóm treo hình lên bảng và thuyết trình kết quả làm việc - Bước 4: Kết luận, nhận định: + GV nhận xét, đánh giá các nhóm và bổ sung kiến thức | II. Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực Tế bảo nhân sơ chưa có nhân hoản chỉnh (không có màng nhân ngăn cách giữa chất nhân và tế bào chất). Vùng chứa vật chất đi truyền được gọi là vùng nhân. Tế bảo chất không có hệ thông nội màng cũng như các bảo quan có màng bao bọc, chỉ có bảo quan duy nhất là ribosome. Tế bào vi khuẩn là tế bào nhân sơ. Tế bảo nhân thực đã có nhân hoản chỉnh, vật chất di truyền nằm trong nhân được bao bọc bởi màng nhãn. Tế bào chắt được chia thành nhiều khoang bởi hệ thống nội màng và có các bào quan có máng bao học. * Hoạt động: Điểm giống và khác nhau ở tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực: - Giống nhau: đều có màng tế bào, tế bào chất, nhân hoặc vùng nhân - Khác nhau: Các thành phần cấu tạo tế bào có ở tế bào nhân thwucj mà không có ở tế bào nhân sơ, ti thể, lưới nội chất, bộ máy Gongi,…. |
Hoạt động 3: Phân biệt tế bào động vật và tế bào thực vật
- Mục tiêu: HS phân biệt tế bào động vật và tế bào th
- Nội dung: HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi SGK
- Sản phẩm:
HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN | ||||||||||||
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: + GV yêu cầu HS quan sát hình 19.3 + GV tổ chức cho HS làm việc nhóm, nỗi nhóm gồm 4-5 HS để tìm hiểu về cấu tạo tế bào động vật, tế bào thực vật và trả lời câu hỏi trong SGK: 1. Lập bảng so sánh sự giống nhau và khác nhau về thành phần cấu tạo giữa tế bào động vật và tế bào thực vật 2. Những điểm khác nhau giữa tế bào động vật và tế bào thực vật giúp cây cứng cáp dù không có hệ xương nâng đỡ như ở động vật? + GV có thể sử dụng phương tiện dạy học là tranh, hình tế bào động vật và thực vật chưa có chú thích yêu cầu HS đọc SGK để hoàn thành - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát hình 19.3, nghiên cứu và trả lời câu hỏi - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS xung phong phát biểu, HS còn lại lắng nghe, nhận xét - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV bổ sung: Vai trò của ba thành phần: thành tế bào, không bào, lục lạp đối với tế bào thực vật, đây cũng là đặc điểm khác biệt cơ bản so với tế bào động vật GV mở rộng kiến thức về cấu tạo của lục lạp để HS biết được màu xanh trên hành tinh là do đâu mà có? Tại sao cây xanh lại có thể quang hợp được? Quang hợp có ý nghĩa gì cho cuộc sống trên Trái Đất?. Không bào trong tế bào thực vật được coi là “ hồ chứa nước” cho cây. Thành tế bào được coi như “ khung nhà” | III. Tế bào động vật và tế bào thực vật * Phần câu hỏi: 1. Điểm giống nhau giữa tế bào thực vật và tế bào động vật: - Đều là tế bào nhân thực - Trong cấu tạo có các thành phần: màng tế bào, tế bào chất và nhân. Ngoài ra còn có một số bào quan (ti thể, thể Gongi, mạng lưới nội chất,…) Điểm khác nhau:
2. Tế bào thực vật có lục lạp chứa sắc tố, tham gia quá trình quang hợp. Do đó thực vật có hình thức sống tự dưỡng. Tế bào động vật không có lục lạp nên không có khả năng quang hợp, do đó động vật là sinh vật dị thường Thành tế bào ở thực vật giúp cây cứng cáp dù không có bộ xương như ở động vật
|
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu : Học sinh củng cố lại kiến thức.
- Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm : HS làm các bài tập
- Tổ chức thực hiện:
GV yêu cầu HS hoàn thành bài tâp :
Câu 1 : Nêu khái niệm tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực
Câu 2 : Tế bào ở hình bên môi tả tế bào động vật hay thực vật ? Giải thích
Câu 3 : Thành phần cấu tạo nào dưới đây có ở mọi tế bào ?
- Màng tế bào
- Lục lạp
- Không bào
- Hệ thống nội màng
Câu 4: Vì sao rau củ và thịt cùng được bảo quản trong ngăn đá của tủ lạnh, khi rã đông rau củ bị dập nát còn thịt vẫn bình thường ? Từ đó em hãy đưa ra cách bảo quản thực phẩm phù hợp
Gợi ý :
Câu 1 : HS dựa vào kiến thức đã học về khái niệm tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực để trả lời
Câu 2 : Tế bào trong hình mô tả tế bào thực vật vì trong tế bào có cấu trúc thành tế bào, lục lạp, không bào đặc trưng ở thực vật
Câu 3 : A
Câu 4 : Khi bảo quán rau củ trong ngăn đá, nước trong tế bào đông cứng, dãn nở phá vỡ cấu trúc thành tế bào dẫn đến tế bào thực vật không còn nguyên hình dạng. Còn thịt cấu tạo tế bào động vật không có thành tế bào nên không xảy ra hiện tượng đó. Chỉ nên bảo quản thịt, cá trong ngăn đá, rau nên bảo quản ở ngăn mát
- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu : Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.
- Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm : HS làm các bài tập
- Tổ chức thực hiện:
GV yêu cầu HS đọc phần Em có biết, và đọc thêm Em có thể? thực hành ở nhà báo cáo lại kết quả nhận xét về thí nghiệm
- KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi Chú |
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học | - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung | - Báo cáo thực hiện PHT - Phiếu học tập - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
- HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
………….
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
Xem thêm tài liệu:
Từ khóa: giáo án sinh 6 sách mới, giáo án kết nối tri thức sinh 6, giáo án sinh học 6 cv 5512 sách mới, giáo án 5512 sinh học 6 sách kết nối
Tài liệu giảng dạy môn Sinh học THCS
Giáo án word lớp 6 kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 6 sách kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 6 sách kết nối tri thức
Giáo án địa lí 6 sách kết nối tri thức