Đề thi cuối kì 2 hoá học 12 cánh diều (Đề số 1)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Hoá học 12 cánh diều Cuối kì 2 Đề số 1. Cấu trúc đề thi số 1 học kì 2 môn Hoá học 12 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, câu hỏi trả lời ngắn, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án hoá học 12 cánh diều

SỞ GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

HÓA HỌC 12 – CÁNH DIỀU

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………   Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng. 

Câu 1. Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử K (Z = 19) là

  1. 4s1.                  B. 3s2.                    C. 3s23p1.              D. 3p1.

Câu 2. Trong phân tử phức chất [Ag(NH3)2]OH, nhóm NH3 được gọi là

A. phối tử.                                          B. acid.

C. chất oxi hóa.                                   D. nguyên tử trung tâm.

Câu 3. Số oxi hóa của nguyên tử trung tâm trong phức chất [Co(NH3)4(OH2)2]SO4

  1. +3.                   B. +6.                    C. +2.                    D. +4.

Câu 4. Kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất thuộc khối nguyên tố nào sau đây?

A. Nguyên tố s.                                   B. Nguyên tố p.                         

C. Nguyên tố d.                                   D. Nguyên tố f.

Câu 5. Tùy theo cơ chế của sự ăn mòn, người ta chia ăn mòn kim loại thành hai loại: ăn mòn hóa học và ____________.

A. ăn mòn phi kim.                                        

B. ăn mòn oxi hóa – khử.

C. ăn mòn điện hóa.                                                

D. ăn mòn muối.

Câu 6. Nguyên tố kim loại nào sau đây tạo nên thành phần chính của đá vôi?

A. Magnesium.                                  B. Calcium.                     

C. Strontium.                                      D. Barium.

Câu 7. Trường hợp nào sau đây kim loại bị phá hủy chủ yếu do ăn mòn điện hóa học?

A. Thiết bị làm bằng sắt trong lò đốt lâu ngày bị phá hủy.

B. Thước nhôm để trong không khí bị phủ bởi lớp Al2O3 ở bề mặt.

C. Cánh cửa làm bằng thép nhanh bị gỉ khi để ngoài trời mưa.

D. Đốt dây sắt trong bình khí chlorine.

Câu 8. Cấu hình electron nào sau đây là của kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất?

A. [Ar]3d104s24p1.                              B. [Ar]3d64s2.

C. [Ar]4s2.                                          D. [Ar]3d104s24p6.

Câu 9. Trong các số oxi hóa của các kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất, trạng thái thường gặp nhất là +2. Điều này được giải thích là do đa số các kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất có độ âm điện không cao và

A. dễ nhường đi 2 electron ở phân lớp 3d.

B. dễ nhường đi 1 electron ở phân lớp 3d và 1 electron ở phân lớp 4s.

C. có khả năng nhận thêm 2 electron vào phân lớp 3d.

D. có 2 electron lớp ngoài cùng.

Câu 10. Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron của Mn (Z = 25) là [Ar]3d54s2. Số oxi hóa cao nhất của Mn trong các hợp chất là

A. +5.                    B. +7.                    C. +2.                    D. +6.

Câu 11. Kim loại chính trong quặng Bauxite là

A. Zn.                    B. Al.                    C. Fe.                    D. Cu.

Câu 12. Dãy nào sau đây gồm những kim loại điều chế được bằng phương pháp thủy luyện?

A. Ca, Fe, Cu.                                     B. Ag, Au, Cu.                          

C. Al, K, Mg.                                      D. Na, Au, Pd.

Câu 13. Liên kết trong mạng tinh thể kim loại là loại liên kết nào sau đây?

A. Ion.                                                B. Cộng hóa trị.

C. van der Waals.                                D. Kim loại.

Câu 14. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Các nguyên tử có 1 hoặc 2 hoặc 3 electron ở lớp ngoài cùng đều là kim loại.          

B. Trong cùng chu kì, bán kính nguyên tử kim loại lớn hơn bán kính nguyên tử phi kim.

C. Ở điều kiện thường, tính dẫn điện của Ag > Cu > Au > Al > Fe.                   

D. Khi nhiệt độ tăng thì khả năng dẫn điện của kim loại giảm.

Câu 15. Aluminium oxide trên bề mặt bảo vệ đồ vật bằng nhôm khỏi bị ăn mòn bởi các tác nhân oxi hóa. Người ta có thể tạo ra lớp oxide đó bằng phương pháp điện phân dung dịch acid với một điện cực làm bằng vật dụng nhôm cần tạo lớp màng oxide. Vật dụng làm bằng nhôm được nối với điện cực nào của dòng điện một chiều? Tại bề mặt nhôm xảy ra quá trình nào?

A. Cực dương; quá trình oxi hóa.                   

B. Cực dương; quá trình khử.                        

C. Cực âm; quá trình oxi hóa.                        

D. Cực âm; quá trình khử.

..................................

PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. 

Câu 1. Cho 3,1 g hỗn hợp hai kim loại kiềm ở hai chu kì kế tiếp trong bảng tuần hoàn tác dụng hết với nước thu được 1,24 lít H2 (đkc). 

  1. Hai kim loại trên đều có tính ánh kim. 

  2. Kim loại có khối lượng mol nhỏ hơn, khi để trong không khí sẽ xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa. 

  3. Hai kim loại trên lần lượt là Na và K. 

  4. Ba có nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ nóng chảy của cả 2 kim loại trên.

Câu 2. Cho cân bằng sau:

[Co(OH2)6]2+ (aq) + 4Cl- (aq) HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II (2024 – 2025)MÔN: HÓA HỌC 12 – CÁNH DIỀU..................................TRƯỜNG THPT .........BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUYMÔN: HÓA HỌC 12 – CÁNH DIỀUThành phần năng lựcCấp độ tư duyPHẦN 1PHẦN 2PHẦN 3Nhận biếtThông hiểuVận dụngNhận biếtThông hiểuVận dụngNhận biếtThông hiểuVận dụng1. Nhận thức hóa học11  321 112. Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học1   3    3. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học114 25 31TỔNG1314376 42 TRƯỜNG THPT .........BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (2024 – 2025) [CoCl4]2- (aq) + 6H2O(l)

Màu hồng                                 Màu xanh

  1. Khi thay Co bằng Na thì điện tích trong phức chất không thay đổi.

  2. Cho từ từ dung dịch KCl vào dung dịch Co(NO3)2, dung dịch chuyển từ màu hồng sang màu xanh.

  3. Khi pha loãng dung dịch CoCl2, dung dịch chuyển từ màu xanh sang màu hồng.

  4. Thêm dung dịch AgNO3 vào dung dịch CoCl2, xuất hiện kết tủa màu trắng và dung dịch chuyển sang màu hồng.

Câu 3. Gang và thép được sử dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống, sản xuất, xây dựng và công nghiệp.

  1. Kim loại cơ bản trong thép là sodium.

  2. Hàm lượng carbon trong gang cao hơn trong thép.

  3. Tính chất cơ học của thép có thể thay đổi khi có sự điều chỉnh thành phần.

  4. Gang và thép được dùng để làm mềm nước cứng.

..................................

PHẦN III. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM YÊU CẦU TRẢ LỜI NGẮN

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. 

Câu 1. Sắt (Fe) là nguyên tố kim loại phổ biến trong vỏ Trái Đất, nó tồn tại ở dạng quặng chứa các khoáng vật như (1) magnetite (Fe3O4); (2) hematite (Fe2O3); (3) siderite (FeCO3); (4) pyrite (FeS2). Trong các khoáng vật trên, khoáng vật nào có hàm lượng Fe cao nhất?

Câu 2. Phức chất có công thức hóa học là K4[Fe(CN)6]. Nguyên tử trung tâm iron có số oxi hóa là +a. Xác định giá trị của a.

Câu 3. Ở 25oC, độ tan của CaSO4 trong nước là 1,47.10-2 mol/L. Trộn 50 mL dung dịch Ca(NO3)2 0,10 M với 50 mL dung dịch Na2SO4 0,10 M, thu được lượng nhỏ kết tủa và 100 mL dung dịch. Bỏ qua sự thủy phân của các ion. Xác định % lượng Ca2+ đã kết tủa. (Làm tròn kết quả đến hàng phần mười).

Câu 4. Trong phức chất bát diện, khi các phối tử phân bố ở các vị trí khác nhau có thể tạo thành các đồng phân hình học khác nhau. Có bao nhiêu đồng phân hình học tương ứng phức chất [Pt(NH3)4Cl2]?

..................................

TRƯỜNG THPT ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II (2024 – 2025)

MÔN: HÓA HỌC 12 – CÁNH DIỀU

..................................

TRƯỜNG THPT .........

BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY

MÔN: HÓA HỌC 12 – CÁNH DIỀU

Thành phần năng lực

Cấp độ tư duy

PHẦN 1

PHẦN 2

PHẦN 3

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

1. Nhận thức hóa học

11

3

2

1

1

1

2. Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học

1

3

3. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

1

1

4

2

5

3

1

TỔNG

13

1

4

3

7

6

4

2

TRƯỜNG THPT .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (2024 – 2025)

MÔN: HÓA HỌC 12 – CÁNH DIỀU

Nội dung

Cấp độ

Năng lực

Số ý/câu

Câu hỏi

Nhận thức hóa học

Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

TN nhiều đáp án

(số ý)

TN đúng sai

(số ý)

TN ngắn

(số câu)

TN nhiều đáp án

(số ý)

TN đúng sai (số ý)

TN ngắn

(số câu)

CHỦ ĐỀ 5: PIN ĐIỆN VÀ ĐIỆN PHÂN

1

0

0

Bài 12. Điện phân

Nhận biết

Xác định điện cực và quá trình ở điện cực đó khi điện phân.

1

C15

CHỦ ĐỀ 6: ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI

7

5

2

Bài 13.

Cấu tạo và tính chất vật lí của kim loại 

Nhận biết

- Cấu hình electron lớp ngoài cùng của kim loại.

- Liên kết trong mạng tinh thể kim loại.

- Tính chất vật lí của kim loại.

2

1

C1, C13

C1a

Vận dụng

Phát biểu không đúng về kim loại.

1

 

C14

 

Bài 14. 

Tính chất hóa học của kim loại

Vận dụng

Xác định kim loại trong phản ứng.

Ứng dụng tính chất hóa học của kim loại vào giải bài toán.

1

1

C1c

C5

Bài 15.

Tách kim loại và tái chế kim loại

Nhận biết

- Xác định kim loại chính trong quặng.

- Điều chế kim loại.

2

C11; C12

Thông hiểu

Xác định hàm lượng kim loại trong khoáng vật.

1

 

C1

Bài 16.  

Hợp kim – Sự ăn mòn kim loại

Nhận biết

Phân loại ăn mòn kim loại.

1

C5

Thông hiểu

Hàm lượng các chất trong hợp kim.

Xác định loại ăn mòn kim loại.

Trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa.

1

2

C7

C1b; C3b

Vận dụng

Tính chất của hợp kim.

1

C3c

CHỦ ĐỀ 7: NGUYÊN TỐ NHÓM IA VÀ NHÓM IIA

2

8

2

Bài 17. Nguyên tố nhóm IA

Nhận biết

- Ảnh hưởng của nguyên tử trung tâm đến điện tích của phức chất.

- Xác định kim loại cơ bản của hợp kim.

2

C2a; C3a

Thông hiểu

Yếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cân bằng.

So sánh cấu hình electron của ion kim loại với khí hiếm.

- Xác định số oxi hóa của kim loại.

3

C2b; C4a; C4b

Vận dụng

Giải thích trạng thái tồn tại của kim loại.

1

C4d

Bài 18. Nguyên tố nhóm IIA

Nhận biết

Thành phần chính của đá vôi.

1

C6

Vận dụng

Xác định hàm lượng ion kim loại kết tủa.

So sánh nhiệt độ nóng chảy của kim loại nhóm IA và nhóm IIA.

2

1

C1d

C3

Bài 19. Nước cứng và làm mềm nước cứng

Nhận biết

Thành phần chính của nước cứng.

1

C18

Thông hiểu

Ứng dụng phương pháp làm mềm nước cứng vào giải bài toàn.

1

C6

Vận dụng

Cách làm mềm nước cứng.

1

C3d

CHỦ ĐỀ 8. SƠ LƯỢC VỀ KIM LOẠI CHUYỂN TIẾP DÃY THỨ NHẤT VÀ PHỨC CHẤT

8

3

2

Bài 20. Sơ lược về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất

Nhận biết

Khối nguyên tố của kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất.

Xác định nguyên tố kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất từ cấu hình electron.

Xác định số oxi hóa của hợp chất.

3

C4; C8; C10

Vận dụng

- Giải thích số oxi hóa của kim loại.

- Xác định mục đích của thí nghiệm.

- So sánh tính chất vật lí của các kim loại.

2

1

C9; C16

C4c

Bài 21. Sơ lược về phức chất

Nhận biết

- Xác định thành phần của phức chất.

- Xác định số oxi hóa trong phức chất.

2

C2; C3

Vận dụng

Xác định số oxi hóa của nguyên tử trung tâm

1

C2

Bài 22. Sơ lược về sự hình thành phức chất của ion kim loại chuyển tiếp trong dung dịch

Thông hiểu

Yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cân bằng.

- Xác định hiện tượng và chiều chuyển dịch cân bằng.

- Đồng phân của phức chất.

2

1

C2c; C2d

C4

Vận dụng

Xác định phản ứng xảy ra sự thay thế phối tử.

1

C17

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi Hóa học 12 Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay