Trắc nghiệm chuyên đề hoá học 12 cánh diều

Trắc nghiệm chuyên đề hoá học 12 cánh diều. Trắc nghiệm có 4 phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần trắc nghiệm này sẽ hữu ích trong việc kiểm tra bài cũ, phiếu học tập, đề thi, kiểm tra... Tài liệu có file word và đáp án. Bộ câu hỏi trắc nghiệm sẽ giúp giảm tải thời gian trong việc chuẩn bị bài dạy. Chúc quý thầy cô dạy tốt môn hoá học 12 cánh diều.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Trắc nghiệm chuyên đề hoá học 12 cánh diều
Trắc nghiệm chuyên đề hoá học 12 cánh diều
Trắc nghiệm chuyên đề hoá học 12 cánh diều
Trắc nghiệm chuyên đề hoá học 12 cánh diều
Trắc nghiệm chuyên đề hoá học 12 cánh diều

Một số tài liệu quan tâm khác


BÀI 4: TÌM HIỂU VỀ CÔNG NGHIỆP SILICATE

(20 CÂU)

 

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (8 CÂU)

Câu 1: Công nghiệp silicate liên quan chủ yếu đến việc sản xuất các sản phẩm nào dưới đây?

  • A. Thép, nhôm, xi măng.
  • B. Thủy tinh, đồ gốm, xi măng.
  • C. Thủy tinh, thép, đồ gốm.
  • D. Nhôm, đồ gốm, nhựa.

Câu 2: Loại đất nào dưới đây là nguyên liệu chính được sử dụng trong ngành công nghiệp silicate?

  • A. Đất sét.
  • B. Đất cát.
  • C. Đất phù sa.
  • D. Đất đỏ.  

Câu 3: Nguyên liệu để sản xuất thủy tinh thông thường là

  • A. đá vôi, H2SiO3, NaOH.
  • B. đá vôi, H2SiO3, NaOH.
  • C. cát trắng, đá vôi, soda.
  • D. cát trắng, đá vôi, NaOH. 

Câu 4: Tính chất nào sau đây không phải là tính chất của thủy tinh thông thường?

  • A. Không màu.
  • B. Dễ vỡ.
  • C. Không hút ẩm.
  • D. Bị oxi hóa.

Câu 5: Xi măng Portland có thành phần hóa học chủ yếu là

  • A. 3CaO.2SiO2.
  • B. 2CaO.3SiO2.
  • C. 3CaO.Al2O3.
  • D. 3CaO.2Al2O3.

Câu 6: Tính chất nào dưới đây không phải là tính chất của xi măng Portland?

  • A. Dễ hút ẩm.
  • B. Màu lục xám.
  • C. Dễ tan chảy ở nhiệt độ thấp.
  • D. Đông cứng sau vài giờ khi trộn với nước.

Câu 7: Thành phần chủ yếu của sứ là hỗn hợp các hợp chất của

  • A. oxygen, silicon, nhôm, calcium.
  • B. oxygen, silicon, sắt, calcium.
  • D. sodium, silicon, sắt, calcium.

D. sodium, aluminum, calcium.

Câu 8: Công đoạn quan trọng của sản xuất đồ gốm là

  • A. Trang trí sản phẩm.
  • B. Nhào hỗn hợp nguyên liệu.
  • C. Chọn nguyên liệu.
  • D. Tạo hình, nung.

2. THÔNG HIỂU (6 CÂU) 

Câu 1: Để khắc chữ trên thủy tinh, người ta dùng dung dịch nào dưới đây?

  • A. Dung dịch NaOH đặc.
  • B. Dung dịch H3PO4.
  • C. Dung dịch HF.
  • D. Dung dịch HNO3.

Câu 2: Sau khi nung, gạch và ngói thường có màu đỏ, gây nên bởi thành phần nào có trong đất sét?

  • A. Oxide của sắt.
  • B. Oxide của nhôm.
  • C. Oxide của magnesium.
  • D. Silicon dioxide.

Câu 3: Các sản phẩm sứ có màu sắc khác nhau do điều gì?

  • A. Do công đoạn tạo màu.
  • B. Do cách bảo quản.
  • C. Do quy trình sản xuất.
  • D. Do loại men được sử dụng và nhiệt độ nung.

Câu 4: Tính chất nào của gạch, ngói khiến chúng phù hợp để làm vật liệu xây dựng?

  • A. Xốp và thấm nước.
  • B. Dễ vỡ và không chịu nhiệt độ cao.
  • C. Bền đối với các chất trong môi trường tự nhiên và chịu được nhiệt độ cao.
  • D. Mềm mại và không chịu được nhiệt độ cao. 

Câu 5: Tại sao xi măng cần được bảo quản trong bao bì chống thấm?

  • A. Để ngăn ngừa sự bay hơi của nước từ xi măng.
  • B. Để bảo vệ xi măng khỏi sự tác động của môi trường bên ngoài như mưa, ẩm ướt,…
  • C. Để ngăn ngừa sự bay hơi của clinker từ xi măng.
  • D. Để tránh sự oxi hóa khi tiếp xúc với không khí ngoài môi trường.

Câu 6: Dựa vào tính chất nào của thủy tinh để có thể tạo ra được những vật có hình dạng khác nhau?

  • A. Thủy tinh khi được đun nóng mềm dần rồi mới nóng chảy.
  • B. Thủy tinh có nhiệt độ nóng chảy cao.
  • C. Thủy tinh giòn, dễ vỡ.
  • D. Thủy tinh có nhiều màu sắc khác nhau.

3. VẬN DỤNG (4 CÂU)

Câu 1: Gạch samot là một loại gạch chịu lửa. Nguyên liệu để sản xuất gạch samot là: bột samot, đất sét và nước. Bột samot thực ra là

  • A. Đá vôi nghiền.
  • B. Đá vôi nung kĩ, nghiền nhỏ.
  • C. Đất sét nung nhỏ lửa, nghiền nhỏ.
  • D. Đất sét nung ở nhiệt độ cao, nghiền nhỏ.

Câu 2: Vì sao một số loại thủy tinh có màu?

  • A. Vì trong quá trình sản xuất cho thêm một số oxide kim loại.
  • B. Vì sơn sau khi sản xuất.
  • C. Vì cho sản phẩm màu vào trong quá trình sản xuất.
  • D. Vì tùy vào tỷ lệ cát, đá vôi và soda đem nung.

Câu 3: Giữa sành và gạch, ngói, vật liệu nào được sản xuất ở nhiệt độ cao hơn và vật liệu nào thường có giá thành cao hơn?

  • A. Gạch, ngói được sản xuất ở nhiệt độ cao hơn và có giá thành cao hơn.
  • B. Gạch, ngói được sản xuất ở nhiệt độ thấp hơn và có giá thành thấp hơn.
  • C. Sành được sản xuất ở nhiệt độ thấp hơn và có giá thành thấp hơn.
  • D. Sành được sản xuất ở nhiệt độ cao hơn và có giá thành cao hơn.

Câu 4: Để sản xuất 23,9 kg thủy tinh có chứa Na2O, CaO và SiO2 (có công thức dạng Na2O.CaO.6SiO2). Khối lượng Na2CO3, CaCO3, SiO2 cần dùng là bao nhiêu (biết H = 100%)?

  • A. 11,7 kg Na2CO3; 3,6 kg CaCO3 và 8,2 kg SiO2.
  • B. 5,3 kg Na2CO3; 5 kg CaCO3 và 18 kg SiO2.
  • C. 2,5 kg Na2CO3; 4 kg CaCO3 và 12 kg SiO2.
  • D. 4 kg Na2CO3; 2,7 kg CaCO3 và 10 kg SiO2.

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Vì sao cát trắng được sử dụng trong sản xuất thủy tinh?

  • A. Hàm lượng SiO2 cao.
  • B. Màu sắc trắng.
  • C. Hàm lượng thạch anh cao.
  • D. Hàm lượng Al2O3 thấp.

Câu 2: So sánh quá trình sản xuất giữa sành và sứ, điểm gì là khác biệt giữa hai quá trình này?

  • A. Sự nung ở nhiệt độ cao.
  • B. Nguyên liệu sử dụng.
  • C. Công đoạn tráng men.
  • D. Công đoạn làm khô.

 

Trắc nghiệm chuyên đề hoá học 12 cánh diều
Trắc nghiệm chuyên đề hoá học 12 cánh diều

Đang liên tục được cập nhật.....

=> Giáo án hoá học 12 cánh diều

Từ khóa: câu hỏi trắc nghiệm chuyên đề hoá học 12 cánh diều, đề trắc nghiệm hoá học chuyên đề 12 cánh diều có đáp án, trắc nghiệm hoá học 12 chuyên đề cánh diều trọn bộ

Tài liệu giảng dạy môn Tin học THPT

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay