Trắc nghiệm hoá học 12 cánh diều

Trắc nghiệm Hoá học 12 cánh diều. Trắc nghiệm có 4 phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần trắc nghiệm này sẽ hữu ích trong việc kiểm tra bài cũ, phiếu học tập, đề thi, kiểm tra... Tài liệu có file word và đáp án. Bộ câu hỏi trắc nghiệm sẽ giúp giảm tải thời gian trong việc chuẩn bị bài dạy. Chúc quý thầy cô dạy tốt môn Hoá học 12 cánh diều.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Trắc nghiệm hoá học 12 cánh diều
Trắc nghiệm hoá học 12 cánh diều
Trắc nghiệm hoá học 12 cánh diều
Trắc nghiệm hoá học 12 cánh diều
Trắc nghiệm hoá học 12 cánh diều

Một số tài liệu quan tâm khác


CHỦ ĐỀ 1. ESTER – LIPID

BÀI 1. ESTER – LIPID

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Ester là nguyên liệu để sản xuất

  1. hương liệu, mĩ phẩm. B. trang sức.
  2. kim loại. D. phi kim.

Câu 2: Nhiệt độ sôi của các ester

  1. cao hơn nhiệt độ sôi của các alcohol và carboxylic acid tương ứng.
  2. thấp hơn nhiệt độ sôi của các alcohol và carboxylic acid tương ứng.
  3. thấp hơn nhiệt độ sôi của alcohol, cao hơn nhiệt độ sôi của carboxylic acid tương ứng.
  4. cao hơn nhiệt độ sôi của alcohol, thấp hơn nhiệt độ sôi của carboxylic acid tương ứng.

Câu 3: Trong môi trường acid hoặc môi trường kiềm, ester bị

  1. cháy. B. đóng rắn. C. thủy phân. D. phân hủy.

Câu 4: Ester có mùi chuối chín là

  1. isoamyl acetate. B. ethyl butyrate.
  2. methyl formate. D. formaldehyde.

Câu 5: Phản ứng thủy phân ester trong môi trường acid thường là

  1. phản ứng gây nổ. B. phản ứng trung hòa.
  2. phản ứng một chiều. D. phản ứng thuận nghịch.

Câu 6: Công thức tổng quát của ester đơn chức là

  1. B. R1COOR2. C. R1COR2. D. HCOOH.

Câu 7: Phản ứng thủy phân ester trong môi trường kiềm là

  1. phản ứng một chiều. phản ứng thuận nghịch.
  2. phản ứng acid. D. phản ứng base.

Câu 8: Ester không được ứng dụng trong

  1. luyện kim. làm dung môi.
  2. làm chất tạo hương. D. làm nguyên liệu tổng hợp polymer.

Câu 9: Chất béo là

  1. hydrocarbon của alcohol. triester của glycerol với acid vô cơ.
  2. triester của glycerol với acid béo. D. oxide của các kim loại quý.

Câu 10: Chất béo ở thể lỏng khi

  1. trong phân tử có hydrogen.
  2. trong phân tử chứa gốc acid béo no.
  3. trong phân tử chứa các gốc acid bão hòa.
  4. trong phân tử chứa gốc acid béo không no.

Câu 11: Chất béo có ứng dụng như thế nào đối với con người?

  1. cung cấp oxygen cho con người.
  2. sản xuất vải may quần áo.
  3. cung cấp năng lượng cho cơ thể.
  4. sản xuất linh kiện điện tử.

Câu 12: Lợi ích của acid béo omega – 3 và omega – 6 đối với sức khỏe là

  1. tăng khả năng tạo muối của cơ thể, hạn chế bệnh bướu cổ.
  2. giảm huyết áp, giảm chlolesterol trong máu, giảm nguy cơ gây xơ vữa động mạch.
  3. có lợi cho xương khớp, nâng cao khả năng hấp thụ ion calcium.
  4. nâng cao khả năng tái tạo của mô sụn, giúp xương chắc khỏe.

Câu 13: Trong công nghiệp, chất béo không có vai trò

  1. sản xuất thuốc giảm đau dạ dày.
  2. điều chế xà phòng và glycerol.
  3. sản xuất nhiên liệu sinh học.
  4. dùng trong chế biến thực phẩm.

Câu 14: Lipid có trong

  1. phi kim. B. tế bào sống. C. hợp kim. D. muối biển.

Câu 15: Acid béo là

  1. carboxylic acid đa chức. B. carboxylic acid tạp chức.
  2. carboxylic base đa chức. D. monocarboxylic.

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Chất nào sau đây không phải là ester?

  1. HCOOC6H5. B. HCOOCH3. C. CH3COOH. D. CH3COOCH3.

Câu 2: Chất béo động vật hầu hết ở thể rắn là do chứa

  1. gốc acid béo không no. B. glycerol.
  2. gốc acid béo no. D. gốc acid béo.

Câu 3: Methyl propionate là tên gọi của hợp chất nào sau đây?

  1. HCOOC3H7. B. C2H5COOCH3. C. C3H7COOH. D. C2H5COO.

Câu 4: Sản phẩm của phản ứng ester hóa giữa ethanol và acetic acid là

  1. methyl acetate. B. propyl formate. C. ethyl acetate. D. ethyl benzoate.

Câu 5: Đặc điểm nào sau đây không đúng khi nói về methyl formate?

  1. Là đồng đẳng của acetic acid. B. Có CTPT là C2H4O.
  2. Là đồng phân của acetic acid. D. Là hợp chất ester.

Câu 6: Tại sao dầu mỡ bị ôi khi để ngoài không khí?

  1. Do chất béo chứa ester nên dễ bị chlorine hóa.
  2. Do chất béo chứa các liên kết kim loại kém bền, dễ bị oxi hóa.
  3. Do chất béo có thành phần chính là các acid vô cơ, dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ môi trường.
  4. Do gốc hydrocarbon không no bị oxi hóa bởi oxygen.

Câu 7: Khi thủy phân bất kì một chất béo nào cũng luôn thu được

  1. palmitic acid. glycerol.
  2. stearic acid. D. oleic.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Từ chất béo lỏng làm thế nào để có được chất béo rắn?

  1. Hydrogen hóa acid béo. B. Oxygen hóa chất béo lỏng.
  2. Hydrogen hóa chất béo lỏng. D. Xà phòng hóa chất béo lỏng.

Câu 2: Một ester có công thức phân tử là C4H6O2, khi thủy phân trong môi trường acid thu được dimethyl ketone. Công thức cấu tạo thu gọn của C4H6O2 là

  1. HCOOCH=CHCH3. B. CH3COOCH=CH2.
  2. HCOOC(CH3)=CH2. D.CH2=CHCOOCH3.

Câu 3: Trong phân tử ester no, đơn chức, mạch hở, oxygen chiếm 36,36% về khối lượng. Số CTCT của ester thỏa mãn là

  1. 4. B. 3. C. 2. D. 5.

Câu 4: Thuỷ phân một ester X có công thức phân tử là C4H8O2 ta được acid Y và rượu Z, oxi hoá Z bởi O2 có xúc tác lại thu được Y. Công thức cấu tạo của X là

  1. CH3COOC2H5. B. HCOOC3H7.
  2. C2H5COOCH3. D. HCOOCH3.

Câu 5: Ester A1 không tác dụng với Na. Cho A1 tác dụng dung dịch NaOH thu được một rượu duy nhất là CH3OH và muối sodium adipate. Công thức phân tử của A1 là

  1. C2H4O2. B. C4H6O4. C. C6H10O4. D. C8H14O4.

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Ester X có công thức phân tử C6H10O4. Xà phòng hóa hoàn toàn X bằng dung dịch NaOH, thu được ba chất hữu cơ Y, Z, T. Biết Y tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam. Nung nóng Z với hỗn hợp rắn gồm NaOH và CaO, thu được CH4. Phát biểu nào sau đây không đúng? 

  1. Y có mạch carbon phân nhánh.
  2. X có hai công thức cấu tạo phù hợp.
  3. T có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
  4. Z không làm mất màu dung dịch bromine.

Câu 2: Khi xà phòng hóa 1 mol ester cần 120 gam NaOH nguyên chất. Mặt khác khi xà phòng hoá 1,27 gam ester đó thì cần 0,6 gam NaOH và thu được 1,41 gam muối duy nhất. Biết alcohol hoặc acid là đơn chức. Công thức cấu tạo của ester là

  1. C3H5(COOCH=CH2)3. B. C3H5(COOCH3)3.
  2. (CH3COO)3C3H5. D. (CH2=CHCOO)3C3H5.

Câu 3: Đun nóng a gam một hợp chất hữu cơ X chứa C, H, O mạch không phân nhánh với dung dịch chứa 11,2 gam KOH đến khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y. Để trung hòa hết KOH dư cần 40 ml dung dịch HCl 1M. Làm bay hơi hỗn hợp sau khi trung hòa thu được 7,36 gam hỗn hợp 2 alcohol đơn chức và 18,34 gam rắn khan. CTCT của X là

  1. CH3OOCCH2COOC2H5. B. CH3OOCCH=CHCOOC3H7.
  2. CH3OOCCH2COOC3H7. D. CH3OOCCH2-CH2COOC3H7.

 

Trắc nghiệm hoá học 12 cánh diều
Trắc nghiệm hoá học 12 cánh diều

Đang liên tục được cập nhật.....

=> Giáo án hoá học 12 cánh diều

Từ khóa: câu hỏi trắc nghiệm hoá học 12 cánh diều, đề trắc nghiệm hoá học 12 cánh diều có đáp án, trắc nghiệm hoá học 12 cánh diều trọn bộ, tổng hợp đề trắc nghiệm ôn tập hoá học 12 CD

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay