Câu hỏi và bài tập tự luận hoá học 12 cánh diều

Dưới đây là loạt câu hỏi và bài tập tự luận Hoá học 12 cánh diều. Bài tập tự luận chia thành 4 mức độ khác nhau: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao theo từng bài học sẽ hữu ích trong việc ôn tập, kiểm tra bài cũ, phiếu học tập, đề thi, kiểm tra... File tải về bản word, có đáp án và đầy đủ bài tập tự luận của các bài học. Kéo xuống để tham khảo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Câu hỏi và bài tập tự luận hoá học 12 cánh diều
Câu hỏi và bài tập tự luận hoá học 12 cánh diều
Câu hỏi và bài tập tự luận hoá học 12 cánh diều
Câu hỏi và bài tập tự luận hoá học 12 cánh diều
Câu hỏi và bài tập tự luận hoá học 12 cánh diều
Câu hỏi và bài tập tự luận hoá học 12 cánh diều

Một số tài liệu quan tâm khác


CHỦ ĐỀ 1: ESTER - LIPID

BÀI 1: ESTER - LIPID

(17 CÂU)

1. NHẬN BIẾT (6 CÂU)

Câu 1: Nêu khái niệm ester, công thức tổng quát của ester đơn chức.

Trả lời:  

Khái niệm: Khi ta thay nhóm –OH ở trong nhóm carboxyl của carboxylic acid bằng nhóm –OR thì sẽ được este. Trong đó, R là gốc hydrocarbon.

Công thức tổng quát của ester đơn chức: RCOOR’.

R, R’ là gốc hydrocarbon.

 

Câu 2: Liệt kê các tính chất vật lý của ester.

Trả lời:  

- Là chất lỏng hoặc chất rắn ở điều kiện thường, nhẹ hơn nước và ít tan trong nước

- Có nhiệt độ sôi thấp hơn nhiều so với các alcohol và carboxylic acid có cùng số nguyên tử carbon trong phân tử.

- Các ester thường có mùi đặc trưng.

 

Câu 3: Nêu khái niệm của Lipid.

Trả lời:  

Lipid là các hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, không hòa tan trong nước nhưng chúng  tan trong các dung môi hữu cơ không có khả năng phân cực như: ether, chloroform, xăng dầu,...

 

Câu 4: Nêu khái niệm của chất béo. Lấy ví dụ về một số chất béo và tên gọi.

Trả lời:  Chất béo là triester của glycerol với các acid béo, gọi chung là triglyceride.  Trong đó acid béo là các monocarboxylic acid  no hoặc không no; số C chẵn (từ 12 đến 24 nguyên tử C); mạch không phân nhánh.

 

Câu 5: Ester có những ứng dụng gì trong đời sống và sản xuất?

Trả lời:  Được dùng làm dung môi để tách, chiết, sản xuất chất dẻo, làm hương liệu trong công nghiệp thực phẩm, mĩ phẩm...

 

Câu 6: Liệt kê một số ứng dụng của chất béo.

Trả lời:  

- Chất béo là thức ăn quan trọng của con người, được dùng để điều chế xà phòng và glycerol.

- Một số loại dầu thực vật dùng trong sản xuất một số sản phẩm khác như mì sợi, đồ hộp.

- Glycerol dùng trong sản xuất chất dẻo, mĩ phẩm, thuốc nổ.

2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)

Câu 1: Cho các hợp chất có công thức như sau:

CH3COOC2H5 (A), HCOOCH3(B), CH3COOH(C), HCOOC2H5(D), C6H5COOCH3(E) và HOCH2CH2CHO (F).

Trong các hợp chất trên những hợp chất nào là este. Hãy chỉ ra đặc điểm cấu tạo phân tử của các hợp chất este.

Trả lời:  Các ester là A, B, D, E.

Các ester đều có nhóm - COOR (R là gốc hydrocarbon).

 

Câu 2: Viết công thức cấu tạo và gọi tên các ester có công thức phân tử là C4H8O2

Trả lời:  

CTCT thu gọn      

Tên gọi

HCOOCH2 – CH2 – CH3

propyl formate

HCOOCH(CH3)CH3

Isopropyl formate

CH3COOC2H5

Ethyl acetate

CH3 – CH2 – COO – CH3

Methyl Propionate

 

Câu 3: Cho các chất mạch không phân nhánh có công thức như sau C4H9OH, C3H7COOH, CH3COOC2H5 hãy sắp xếp các chất theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi. Giải thích.

Trả lời:  

Đối với các hợp chất hữu cơ có số C xấp xỉ nhau thì nhiệt độ sôi: Acid > alcohol > ester

Nên thứ tự sắp xếp các chất theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi là CH3COOC2H5 , C4H9OH, C3H7COOH.

 

Câu 4: Cho các ester có công thức như sau

  • C2H5COOCH3
  • CH3CH2CH2COOC2H5
  • CH3COOCH3
  • C2H5COOC2H5

Sắp xếp các ester trên theo thứ tự tăng dần độ tan trong nước. Giải thích.

Trả lời:  

Sắp xếp các ester theo thứ tự tăng dần độ tan trong nước là: (2), (4), (1), (3).

 

Câu 5: Acetic acid thuộc loại chất béo hay không? Hợp chất (CH3COO)3C3H5 có thuộc loại chất béo không?

Trả lời:  Acetic acid không thuộc loại chất béo.

Hợp chất (CH3COO)3C3H5 có thuộc loại chất béo.

Vì chất béo là triester của glycerol và acid béo. Trong đó acid béo là các monocarboxylic acid  no hoặc không no; số C chẵn (từ 12 đến 24 nguyên tử C); mạch không phân nhánh.

(CH3COO)3C3H5 có số C của gốc acid không nằm trong khoảng từ 12-24 nên (CH3COO)3C3H5 không phải là chất béo.

 

Câu 6: Khi cho dầu, mỡ vào nước sẽ có hiện tượng gì xảy ra? Giải thích.

Trả lời:  

Các phân tử phân cực chỉ hòa tan trong dung môi phân cực. Các phân tử không phân cực thì chỉ tan được trong dung môi không phân cực.

Dầu có cấu trúc phân tử không phân cực, nước là phân tử phân cực. Do đó, khi cho dầu vào nước, nó chỉ nổi lên bề mặt chứ không hòa tan vào nước.

 

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra khi thủy phân ethyl formate trong môi trường acid và trong môi trường kiềm. So sánh thành phần hỗn hợp sản phẩm của các phản ứng.

Trả lời:  

Môi trường acid:

Môi trường kiềm:

 

 

Sản phẩm của phản ứng xảy ra trong môi trường acid

Sản phẩm của phản ứng xảy ra trong môi trường kiềm

Giống nhau

Tạo ra Alcohol

Khác nhau

Tạo ra Carboxylic acid

Tạo ra muối của Carboxylic acid

 

Câu 2: Ethyl propionate có mùi dứa chín. Viết phương trình hóa học của phản ứng điều chế ester này từ alcohol và carboxylic acid tương ứng. Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu suất của phản ứng điều chế ester trên.

Trả lời:  C2H5COOH + C­2H5OH   C2H5COOC­2H5 + H2O

Để nâng cao hiệu suất phản ứng ester trên cần lấy dư một trong hai chất tham gia hoặc giảm nồng độ các sản phẩm đồng thời dùng H2SO4 đặc làm chất xúc tác.

 

Câu 3: Viết phương trình hóa học của phản ứng thủy phân tristearin trong môi trường acid và môi trường kiềm.

Trả lời:  

Môi trường acid:

Môi trường kiềm: (C17H35COO)3C3H5 + 3H2O ⇋ 3C17H35COOH + C3H5(OH)3.

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Hãy cho biết sự khác nhau về đặc điểm cấu tạo của triglyceride chủ yếu có trong mỡ động vật và dầu thực vật?

Trả lời:

- Dầu thực vật chứa nhiều acid béo không no. Còn mỡ động vật lại chứa nhiều acid béo no.

 

Câu 2: Vì sao phản ứng hydrogen hóa lại chuyển hóa được các chất béo lỏng thành chất béo rắn?

Trả lời:  Do trong chất béo lỏng chứa các gốc acid béo không no nên khi phản ứng hydrogen hóa thì xảy ra phản ứng cộng vào liên kết π trong các gốc acid béo không no để  tạo thành các gốc acid béo no tương ứng → chất béo no tương ứng mà chất béo no thường ở thể rắn. Vì vậy ta nói phản ứng hydrogen hóa lại chuyển hóa được các chất béo lỏng thành chất béo rắn.

 

Câu hỏi và bài tập tự luận hoá học 12 cánh diều
Câu hỏi và bài tập tự luận hoá học 12 cánh diều

Đang liên tục cập nhật....

=> Giáo án hoá học 12 cánh diều

Từ khóa: Câu hỏi và bài tập tự luận hoá học 12 cánh diều, bài tập hoá học 12 Cánh diều, bộ câu hỏi tự luận hoá học 12 cánh diều

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay