Đề thi cuối kì 2 lịch sử 10 cánh diều (Đề số 11)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 10 cánh diều Cuối kì 2 Đề số 11. Cấu trúc đề thi số 11 học kì 2 môn Lịch sử 10 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án lịch sử 10 cánh diều (bản word)
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
MÔN: LỊCH SỬ 10 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 – 2025
Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT: ………….. | Mã phách |
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1. Ngữ hệ là gì?
A. Là ngôn ngữ chính của một nhóm các dân tộc.
B. Là một nhóm các dân tộc nói chung một ngôn ngữ.
C. Là một nhóm các ngôn ngữ có cùng nguồn gốc với nhau.
D. Là ngôn ngữ riêng của một dân tộc.
Câu 2. Hình thức họp chợ của cư dân các dân tộc vùng cao như Mông, Dao, Tày, Nùng, Thái … là gì?
A. Chợ phiên. | B. Chợ nổi. | C. Chợ làng. | D. Chợ đầu mối. |
Câu 3. Khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam được hình thành từ bao giờ?
A. Từ thời kì đầu dựng nước Văn Lang – Âu Lạc.
B. Trong cuộc đấu tranh hàng nghìn năm chống phong kiến phương Bắc.
C. Trong kỉ nguyên phong kiến độc lập, từ thời Đinh đến thời Nguyễn.
D. Trong phong trào đấu tranh chống thực dân, đế quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 4. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay, khối đại đoàn kết toàn dân tộc được Đảng Cộng sản Việt Nam xác định là
A. đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam.
B. sách lược quan trọng cần được vận dụng linh hoạt trong từng bối cảnh cụ thể.
C. yếu tố góp phần vào sự thành công của cách mạng.
D. công việc cần phải quan tâm chú ý.
Câu 5. Hoạt động sản xuất thủ công nghiệp của người Kinh có điểm gì khác so với các dân tộc thiểu số?
A. Người Kinh làm nhiều nghề thủ công khác nhau.
B. Nghề gốm, nghề rèn, đúc, … ra đời sớm nhưng ít phổ biến.
C. Tạo ra sản phẩm của các ngành nghề rất tinh xảo.
D. Sản phẩm rất đa dạng, nhiều sản phẩm được xuất khẩu với giá trị cao.
Câu 6. Năm dân tộc có số dân đông nhất ở Việt Nam xếp lần lượt từ cao xuống thấp là
A. Kinh, Tày, Thái, Khơ-me, H’mông.
B. Kinh, Tày, Thái, Mường, H’mông.
C. Kinh, Tày, Thái, Mường, Nùng.
D. Kinh, Tày, Nùng, Mường, H’mông.
Câu 7. Nhà ở truyền thống của người Kinh là loại nhà nào?
A. Nhà trệt. | B. Nhà sàn. | C. Nhà nhiều tầng. | D. Nhà nửa sàn, nửa trệt. |
Câu 8. Nguyên tắc trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là gì?
A. “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết”.
B. Đoàn kết, tương trợ nhau cùng phát triển.
C. Đoàn kết, bình đẳng, tương trợ nhau cùng phát triển.
D. Nghiêm cấm mọi hành vi kì thị, chia rẽ chủng tộc.
Câu 9. Phương tiện đi lại chủ yếu cư dân các dân tộc thiểu số là gì?
A. Chủ yếu dùng xe ngựa.
B. Chủ yếu đi bộ và vận chuyển bằng gùi.
C. Chủ yếu di chuyển bằng xe ô tô.
D. Chủ yếu di chuyển bằng xe máy.
Câu 10. Các dân tộc ở Việt Nam được xếp vào mấy nhóm ngữ hệ?
A. 54 ngữ hệ. | B. 8 ngữ hệ. |
C. 5 ngữ hệ. | D. 10 ngữ hệ. |
Câu 11. Hoạt động sản xuất nông nghiệp chủ yếu của cộng đồng các dân tộc Việt Nam là
A. trồng trọt và chăn nuôi. | B. trồng rừng. |
C. nuôi, trồng thủy hải sản. | D. trồng hoa và chăn nuôi. |
Câu 12. 54 dân tộc ở Việt Nam được chia thành mấy nhóm ngôn ngữ?
A. 8 nhóm. | B.3 nhóm. |
C.5 nhóm. | D. 10 nhóm. |
Câu 13. Điểm nổi bật nhất trong chính sách dân tộc của Nhà nước Việt Nam hiện nay là gì?
A. Tính toàn diện. | B. Tính hài hòa. |
C. Có trọng điểm. | D. Tính tổng thể. |
Câu 14. Nhóm ngữ hệ Nam Á gồm những nhóm ngôn ngữ nào sau đây?
A. Tày – Thái và Môn – Khơ-me.
B. Việt – Mường và Mã Lai – Đa Đảo.
C. Việt – Mường và Môn – Khơ-me.
D. Việt – Mường và Tày – Thái.
Câu 15. Điểm khác trong trang phục của các dân tộc thiểu số so với dân tộc Kinh là gì?
A. Được may bằng nhiều loại vải có chất liệu tự nhiên.
B. Trang phục thường có hoa văn trang trí sặc sỡ.
C. Trang phục chủ yếu là áo và quần/váy.
D. Ưa thích dùng đồ trang sức.
Câu 16. Một trong những chính sách củng cố khối đại đoàn kết dân tộc của các triều đại phong kiến Việt Nam là
A. gả công chúa cho thủ lĩnh người dân tộc vùng biên giới.
B. chia ruộng đất trong cả nước cho mọi tầng lớp nhân dân.
C. xóa bỏ mọi tô thuế cho các dân tộc thiểu số ở miền núi.
D. luôn dùng quân sự buộc các tù trưởng miền núi thần phục.
………………………………..
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Theo Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14-1-2011 về Công tác dân tộc: “Dân tộc đa số” là dân tộc có số dân chiếm trên 50% tổng dân số của cả nước, theo điều tra dân số quốc gia. “Dân tộc thiểu số” là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
(Nguồn: Cổng thông tin điện tử vanban.chinhphu.vn)
a) Theo Nghị định số 05/2011/NĐ-CP, thành phần dân tộc của nước ta được chia thành hai nhóm là dân tộc đa số và dân tộc thiểu số.
b) Việc phân chia dân tộc đa số hay dân tộc thiểu số ở nước ta căn cứ vào tỉ lệ số dân của dân tộc đó so với tổng dân số của cả nước và căn cứ vào trình độ phát triển của từng dân tộc.
c) Theo quy định của Chính phủ, dân tộc đa số là dân tộc có số dân chiếm hơn một nửa tổng dân số của cả nước.
d) Hiện nay, dân tộc thiểu số vẫn chiếm số rất ít so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Bữa ăn truyền thống của người Kinh thường bao gồm cơm, rau, cá; nước uống thường là nước đun với một số loại lá, hạt cây (chè, vối,…). Ngoài ra, bữa ăn có thể được bổ sung các món ăn chế biến từ thịt gia súc, gia cầm. Người Kinh đã tạo ra nhiều món ăn ngon nổi tiếng, đa dạng về cách chế biến và thưởng thức, mang đậm bản sắc văn hóa của mỗi vùng miền…
Cư dân các dân tộc thiểu số chủ yếu ăn cơm với rau, cá. Hoạt động săn bắt và chăn nuôi có vai trò quan trọng trong đời sống, nhưng sản phẩm đem lại không đều và chủ yếu dành cho các bữa ăn cộng đồng, dịp lễ hội, cúng tế. Cách ăn và chế biến đồ ăn ít nhiều có sự khác biệt giữa các dân tộc, vùng miền”.
(Sách giáo khoa Lịch sử 10, bộ kết nối tri thức với cuộc sống, tr.93 – 94)
a) Nguồn lương thực chính của dân tộc Kinh và các dân tộc thiểu số trên đất nước Việt Nam là lúa gạo.
b) Thực đơn bữa ăn của cộng đồng các dân tộc Việt Nam phong phú, đa dạng, bao gồm các sản phẩm của ngành trồng trọt, chăn nuôi và đánh bắt thủy sản.
c) Cách thức chế biến đồ ăn của cộng đồng các dân tộc Việt Nam ít nhiều có sự khác biệt giữa các vùng miền và mang đậm bản sắc văn hóa của mỗi vùng miền.
d) Theo phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, các món ăn từ thịt gia súc, gia cầm chỉ sử dụng trong các dịp lễ hội, cúng tế.
Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển. Huy động phân bổ, sử dụng, quản lý hiệu quả các nguồn lực để đầu tư phát triển, tạo chuyển biến căn bản về kinh tế, văn hóa, xã hội ở vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Chú trọng tính đặc thù của từng vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách dân tộc. Có cơ chế thúc đẩy tính tích cực, ý chí tự lực, tự cường của đồng bào các dân tộc thiểu số phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện giảm nghèo đa chiều, bền vững”.
(Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập 1, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tr.170)
a) Nguyên tắc về chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước được nhắc đến trong văn kiện trên là bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển.
b) Chủ trương của Đảng và Nhà nước về vấn đề dân tộc là huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực để phát triển một cách toàn diện những vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số.
c) Trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước thì việc phát triển kinh tế sao cho phù hợp với đặc điểm của từng vùng là điều khó khả thi và không được đề cập đến ở văn kiện.
d) Trong chính sách phát triển dân tộc, Đảng và Nhà nước đề cao tính tích cực, chủ động, tự quyết và tự trị của đồng bào các dân tộc thiểu số.
…………………………………….
TRƯỜNG THPT ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: LỊCH SỬ 10 – CÁNH DIỀU
……………………………………….
TRƯỜNG THPT.........
BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: LỊCH SỬ 10 – CÁNH DIỀU
Thành phần năng lực | Cấp độ tư duy | |||||
PHẦN I | PHẦN II | |||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
Tìm hiểu lịch sử | 8 | 2 | 3 | 4 | 1 | |
Nhận thức và tư duy lịch sử | 7 | 2 | 1 | 6 | ||
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | 2 | 3 | 1 | |||
TỔNG | 15 | 6 | 3 | 4 | 10 | 2 |
24 | 16 |
TRƯỜNG THPT.........
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: LỊCH SỬ 10 – CÁNH DIỀU
Nội dung | Cấp độ | Năng lực | Số ý/câu | Câu hỏi | ||||
Tìm hiểu lịch sử | Nhận thức và tư duy lịch sử | Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | TN nhiều đáp án (số câu) | TN đúng sai (số ý) | TN nhiều đáp án (số câu) | TN đúng sai (số ý) | ||
CHỦ ĐỀ 7. CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM | 24 | 16 | 24 | 16 | ||||
Bài 14. Các dân tộc trên đất nước Việt Nam | Nhận biết | Nêu được thành phần tộc người theo dân số. | Trình bày những nét chính về hoạt động thương nghiệp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam | 8 | 2 | C1, C2, C7, C9, C10, C11, C12, C14 | C1a, C2a | |
Thông hiểu | Nêu một số nét chính về hoạt động sản xuất nông nghiệp của các dân tộc ở Việt Nam. | Trình bày được việc phân chia tộc người theo ngữ hệ và Trình bày được những nét chính về đời sống vật chất của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. | 6 | 5 | C5, C6, C15, C18, C19, C20 | C1b, C1c, C2b, C2c, C2d | ||
Vận dụng | Kể tên một số phong tục, tập quán địa phương. | Giải thích được một số thuật ngữ, khái niệm về tộc người và giữ gìn và phát huy các giá trị vật chất, tinh thần của cộng đồng các dân tộc. | 2 | 1 | C21, C23 | C1d | ||
Bài 15. Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam | Nhận biết | Nêu được những nét chính về sự hình thành khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong lịch sử Việt Nam; quan điểm và chính sách của Đảng, Nhà nước về chính sách dân tộc. | Nêu được nội dung cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước | 5 | 2 | C3, C8, C13, C16, C22 | C3a, C4a | |
Thông hiểu | Nêu được vai trò và tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử dựng nước, giữ nước và trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay. | Nêu được quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước về chính sách dân tộc. | 2 | 5 | C4, C17 | C3b, C3c, C4b, C4c, C4d | ||
Vận dụng | Có ý thức trân trọng sự bình đẳng giữa các dân tộc, có hành động cụ thể góp phần giữ gìn khối đại đaàn kết dân tộc. | 1 | 1 | C24 | C3d |