Đề thi cuối kì 2 lịch sử 10 cánh diều (Đề số 14)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 10 cánh diều Cuối kì 2 Đề số 14. Cấu trúc đề thi số 14 học kì 2 môn Lịch sử 10 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án lịch sử 10 cánh diều (bản word)

SỞ GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

MÔN: LỊCH SỬ 10 – CÁNH DIỀU

NĂM HỌC: 2024 – 2025

Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT: …………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu thí sinh chỉ chọn một phương án đúng. 

Câu 1. Một trong những chính sách củng cố khối đại đoàn kết dân tộc của các triều đại phong kiến Việt Nam là

A. gả công chúa cho thủ lĩnh người dân tộc vùng biên giới.

B. chia ruộng đất trong cả nước cho mọi tầng lớp nhân dân.

C. xóa bỏ mọi tô thuế cho các dân tộc thiểu số ở miền núi.

D. luôn dùng quân sự buộc các tù trưởng miền núi thần phục

Câu 2. Các dân tộc ở Việt Nam được xếp vào mấy nhóm ngữ hệ?  

A. 5 ngữ hệ. 

B. 8 ngữ hệ. 

C. 54 ngữ hệ. 

D. 10 ngữ hệ. 

Câu 3. Chính sách tập trung vào các vấn đề xã hội của Đảng và nhà nước Việt Nam hướng đến vấn đề gì?

A. Phát huy tiềm năng, thế mạnh của vùng đồng bào các dân tộc.

B. Nâng cao năng lực, thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

C. Củng cố, bảo vệ các địa bàn chiến lược, trọng yếu ở vùng biên giới.

D. Nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho đồng bào các dân tộc.

Câu 4. Hiện nay, dân tộc nào sau đây ở Việt Nam chiếm hơn 85% tổng dân số cả nước?

A. Mường.               

B. Nùng.             

C. Dao.               

D. Kinh.

Câu 5. Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về chính sách dân tộc nhất quán theo nguyên tắc nào?

A. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển. 

B. Chú trọng phát triển kinh tế các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa. 

C. Chính sách dân tộc là chiến lược cơ bản, lâu dài, là vấn đề cấp bách. 

D. Các dân tộc giữ gìn bản sắc riêng. 

Câu 6. Hình thức họp chợ trên sông của cư dân nhiều nơi ở Nam Bộ gọi là gì? 

A. Chợ phiên. 

B. Chợ nổi. 

C. Chợ làng. 

D. Chợ đầu mối.

Câu 7. Khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam được hình thành từ bao giờ? 

A. Từ thời kì đầu dựng nước Văn Lang – Âu Lạc. 

B. Trong cuộc đấu tranh hàng nghìn năm chống phong kiến phương Bắc. 

C. Trong kỉ nguyên phong kiến độc lập, từ thời Đinh đến thời Nguyễn. 

D. Trong phong trào đấu tranh chống thực dân, đế quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. 

Câu 8. Nhóm ngữ hệ Thái – Ka-đai gồm những nhóm ngôn ngữ nào dưới đây? 

A. Tày – Thái và Ka-đai.

B. Mường – Thái và Ka-đai.

C. Thái và Ka-đai. 

D. Dao, Thái và Ka-đai.

Câu 9. Điểm nổi bật nhất trong chính sách dân tộc của Nhà nước Việt Nam hiện nay là gì? 

A. Tính hài hòa. 

B. Tính trọng điểm. 

C. Tính toàn diện. 

D. Tính tổng thể. 

Câu 10. Các dân tộc ở Việt Nam được chia thành mấy nhóm ngôn ngữ? 

A. 5 nhóm. 

B. 3 nhóm.

C. 8 nhóm.

D. 10 nhóm.

Câu 11. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng đặc điểm về đời sống văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam?

A. Có tính thống nhất trong đa dạng.                       

B. Không tiếp thu yếu tố bên ngoài.

C. Không có sự giao thoa giữa các tộc người.       

D. Đều lấy Phật giáo là tôn giáo chủ đạo.

Câu 12. Lễ hội của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam chủ yếu được tổ chức với quy mô như thế nào?

A. Làng/bản và tộc người.         

B. Quốc gia và quốc tế.

C. Làng/bản và quốc tế.             

D. Tộc người và quốc tế.

Câu 13. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay, khối đại đoàn kết toàn dân tộc được Đảng Cộng sản Việt Nam xác định là 

A. công việc cần phải quan tâm chú ý. 

B. sách lược quan trọng cần được vận dụng linh hoạt trong từng bối cảnh cụ thể. 

C. yếu tố góp phần vào sự thành công của cách mạng. 

D. đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam. 

Câu 14. Ở Việt Nam hiện nay có bao nhiêu dân tộc thiểu số?

A. 54.                   

B. 53.                 

C. 1.                     

D. 11. 

Câu 15. Các lễ hội của các dân tộc ở Việt Na, thường gắn liền với những hoạt động sản xuất nào? 

A. Nông nghiệp.                    

B. Thương nghiệp. 

C. Công nghiệp.                

D. Thủ công nghiệp. 

Câu 16. Ngữ hệ là gì?    

A. Là ngôn ngữ chính của một nhóm các dân tộc. 

B. Là một nhóm các dân tộc nói chung một ngôn ngữ. 

C. Là một nhóm các ngôn ngữ có cùng nguồn gốc với nhau. 

D. Là ngôn ngữ riêng của một dân tộc. 

…………………………………….

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. 

Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây: 

“Trong thời kì dựng nước, khối đại đoàn kết có vai trò trong công tác trị thủy, phát triển kinh tế, hình thành nên nhà nước đầu tiên là Văn Lang – Âu Lạc.

Trong các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ và giành lại độc lập dân tộc, khối đại đoàn kết góp phần tạo nên sức mạnh quyết định cho mọi thắng lợi. Những cuộc kháng chiến đầu tiên bảo vệ độc lập cho nhà nước Văn Lang – Âu Lạc; thành công của Cách mạng tháng Tám (1945); thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) và chống đế quốc Mỹ (1954 – 1975) là những minh chứng sinh động về sức mạnh đồng thuận của cả dân tộc khi có đường lối đúng đắn và được kết hợp với tinh thần tự lực, tự cường”.

 (Sách giáo khoa Lịch sử 10, bộ cánh diều, tr.92)

a) Đoạn tư liệu cung cấp thông tin về vai trò, tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước.

b) Khối đại đoàn kết dân tộc chính là một trong những yếu tố tác động đến sự hình thành nhà nước đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam.

c) Khối đại đoàn kết dân tộc là nguyên nhân duy nhất dẫn đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam trong thế kỉ XX.

d) Khối đại đoàn kết dân tộc chỉ được hình thành và phát triển khi nhà nước có đường lối, chính sách đúng đắn.

Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây:  

        “Người Kinh tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng, trung du và duyên hải, kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đã được hình thành và phát triển từ rất sớm. Bên cạnh đó, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thuy sản,…cũng là những hoạt động kinh tế phổ biến.

Các dân tộc thiểu số phần lớn phân bố ở miền núi, trung du, cao nguyên. Trước đây, các dân tộc thiểu số chủ yếu làm nương rẫy theo hình thức du canh. Hiện nay, họ đã chuyển sang hình thức canh tác định canh, trồng nhiều loại cây lương thực và cây ăn quả”.

 (Sách giáo khoa Lịch sử 10, bộ Cánh diều, tr.82)

a) Đoạn tư liệu phản ánh về hoạt động sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

b) Hoạt động sản xuất nông nghiệp chủ yếu của cộng đồng các dân tộc Việt Nam là trồng trọt và chăn nuôi, nhưng có sự khác nhau về hình thức giữa các dân tộc.

c) Kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước chỉ được thực hiện bởi người Kinh sống ở khu vực đồng bằng, trung du và duyên hải.

d) Hiện nay, hình thức canh tác nông nghiệp của các dân tộc thiểu số ở miền núi, trung du, cao nguyên đã có sự thay đổi theo hướng tích cực.

Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau đây: 

       “Bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển. Huy động phân bổ, sử dụng, quản lý hiệu quả các nguồn lực để đầu tư phát triển, tạo chuyển biến căn bản về kinh tế, văn hóa, xã hội ở vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Chú trọng tính đặc thù của từng vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách dân tộc. Có cơ chế thúc đẩy tính tích cực, ý chí tự lực, tự cường của đồng bào các dân tộc thiểu số phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện giảm nghèo đa chiều, bền vững”.

           (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập 1, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tr.170)

a) Nguyên tắc về chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước được nhắc đến trong văn kiện trên là bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển.

b) Chủ trương của Đảng và Nhà nước về vấn đề dân tộc là huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực để phát triển một cách toàn diện những vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số.

c) Trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước thì việc phát triển kinh tế sao cho phù hợp với đặc điểm của từng vùng là điều khó khả thi và không được đề cập đến ở văn kiện.

d) Trong chính sách phát triển dân tộc, Đảng và Nhà nước đề cao tính tích cực, chủ động, tự quyết và tự trị của đồng bào các dân tộc thiểu số.

…………………………………….

TRƯỜNG THPT ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)

MÔN: LỊCH SỬ 10 – CÁNH DIỀU

……………………………………….
 

TRƯỜNG THPT.........

BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)

MÔN: LỊCH SỬ 10 – CÁNH DIỀU

Thành phần năng lực

Cấp độ tư duy

PHẦN I

PHẦN II

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Tìm hiểu lịch sử

8

2

3

4

1

Nhận thức và tư duy lịch sử 

7

2

1

5

1

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

2

3

1

TỔNG

15

6

3

4

9

3

24

16


 

TRƯỜNG THPT.........

BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)

MÔN: LỊCH SỬ 10 – CÁNH DIỀU

Nội dung

Cấp độ

Năng lực

Số ý/câu

Câu hỏi

Tìm hiểu lịch sử

Nhận thức và 

tư duy lịch sử

Vận dụng kiến thức, kĩ năng

đã học

TN nhiều đáp án

(số câu)

TN đúng sai

(số ý)

TN nhiều đáp án

(số câu)

 TN đúng sai 

(số ý)

CHỦ ĐỀ 7. CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM

24

16

24

16

Bài 14. Các dân tộc trên đất nước Việt Nam 

Nhận biết

 Nêu được thành phần tộc người theo dân số.  

Trình bày những nét chính về hoạt động thương nghiệp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam

8

2

C2, C4, C6, C8, C10, C12, C14, C16

C4a, C2a

Thông hiểu

Nêu một số nét chính về hoạt động sản xuất nông nghiệp của các dân tộc ở Việt Nam.

Trình bày được việc phân chia tộc người theo ngữ hệ và Trình bày được những nét chính về đời sống vật chất của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. 

6

5

C11, C15, C18, C20, C21, C24

C4b, C4c, C2b, C2c

Vận dụng

Kể tên một số phong tục, tập quán địa phương. 

Giải thích được một số thuật ngữ, khái niệm về tộc người và giữ gìn và phát huy các giá trị vật chất, tinh thần của cộng đồng các dân tộc.   

2

1

C19, C22

C2d, C4d

Bài 15. Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam 

Nhận biết 

Nêu được những nét chính về sự hình thành khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong lịch sử Việt Nam; quan điểm và chính sách của Đảng, Nhà nước về chính sách dân tộc. 

Nêu được nội dung cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam. 

5

2

C1, C3, C5, C7, C9

C3a, C1a

Thông hiểu 

Nêu được vai trò và tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử dựng nước, giữ nước và trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay. 

Nêu được quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước về chính sách dân tộc. 

2

5

C13, C17

C3b, C3c, C1b, C1c, C1d

Vận dụng 

Có ý thức trân trọng sự bình đẳng giữa các dân tộc, có hành động cụ thể góp phần giữ gìn khối đại đaàn kết dân tộc. 

1

1

C23

C3d

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi lịch sử 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay