Đề thi cuối kì 2 lịch sử 11 chân trời sáng tạo (Đề số 6)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 11 chân trời sáng tạo Cuối kì 2 Đề số 6. Cấu trúc đề thi số 6 học kì 2 môn Lịch sử 11 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án lịch sử 11 chân trời sáng tạo
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
MÔN: LỊCH SỬ 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2024 – 2025
Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT: ………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1. Biển Đông là biển thuộc
A. Thái Bình Dương. | B. Ấn Độ Dương. |
C. Nam Băng Dương. | D. Nam Hải. |
Câu 2. Việt Nam có bao nhiêu tỉnh, thành giáp biển?
A. 18. | B. 28. | C. 48. | D. 63. |
Câu 3. Biển Đông là “cửa ngõ” để Việt Nam giao lưu kinh tế và hợp tác với các nước trên thế giới, đặc biệt là với khu vực
A. Châu Á – Châu Đại Dương.
B. Châu Á – Thái Bình Dương.
C. Châu Đại Dương – Thái Bình Dương.
D. Ấn Dộ Dương – Thái Bình Dương.
Câu 4. Biển Đông là một trong những bồn trũng lớn nhất thế giới chứa
A. Khí tự nhiên. | B. Dầu khí. | C. Vàng bạc | D. Tôm cá. |
Câu 5. Khí hậu Biển Đông mang tính chất
A. Ôn đới cận cực, với nhiệt độ và lượng mưu thấp.
B. Ôn đới với nhiệt độ, lượng mưa duy trì theo mùa.
C. Nhiệt đới với nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo vĩ độ và mùa.
D. Nhiệt đới xích đạo với nhiệt độ cao và bão gió xảy ra thường xuyên.
Câu 6. Đâu không phải một công trình có ghi chép về cương vực lãnh thổ và những hoạt động thực thi, bảo vệ chủ quyền của chính quyền phong kiến Việt Nam?
A. Đại Việt sử ký tục biên.
B. Đại Nam thực lục.
C. Hồng Đức quốc âm thi tập.
D. Hoàng Việt địa dư chí.
Câu 7. Nội dung nào sau đây là một trong những khó khăn của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền, chủ quyền và các lợi ích hợp pháp trên Biển Đông hiện nay?
A. Sự bất đồng về quan điểm giữa các bên liên quan đến Biển Đông.
B. Lực lượng quân sự của ta quá yếu so với các nước Đông Nam Á.
C. Các Ủy viên thường trực của Liên Hợp Quốc đều ủng hộ Trung Quốc.
D. Thiếu các bằng chứng pháp lí để khẳng định chủ quyền ở Biển Đông.
Câu 8. Quốc gia nào sau đây tiếp giáp với Biển Đông?
A. Hàn Quốc. | B. Thái Lan. | C. Lào. | D. Ấn Độ. |
Câu 9. Những công trình địa lí và lịch sử nào dưới đây của Việt Nam đã thể hiện quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam?
A. Đại Nam thống nhất toàn đồ, Hoàng Việt Dư địa chí, Đại Nam thực lục.
B. Hoàng Lê nhất thống chí, Giáp Ngọ niên bình Nam đồ, Đại Việt sử ký toàn thư.
C. An Nam đại quốc họa đồ, Đại Nam thực lục, Lịch triều hiến chương loại chí.
D. Phủ biên tạp lục, Hoàng Lê nhất thống chí, An Nam đại quốc họa đồ.
Câu 10. Việt Nam ban hành Luật hàng hải Việt Nam vào thời gian nào?
A. 05/1977. | B. 09/1979. | C. 06/2003. | D. 11/2015. |
Câu 11. Biển Đông có diện tích khoảng
A. 1 triệu km2. | B. 2.3 triệu km2. |
C. 3.5 triệu km2. | D. 5.1 triệu km2. |
Câu 12. Ý nào dưới đây không phải là chủ trương của Việt Nam trong giải quyết tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông?
A. Ban hành các văn bản pháp lí khẳng định chủ quyền của Việt Nam.
B. Tham gia Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc (UNCLOS).
C. Thúc đẩy và thực hiện đầy đủ Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông.
D. Ban hành lệnh cấm đánh bắt hải sản trên Biển Đông.
Câu 13. Biển Đông có vị trí quan trọng trong
A. Nghiên cứu, thử nghiệm vũ khí.
B. Giao thông hàng hải quốc tế.
C. Sự tác động đến biển đổi khí hậu toàn cầu.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 14. Nhà nước đầu tiên đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trên Biển Đông?
A. Việt Nam. | B. Trung Quốc. | C. Thái Lan. | D. Mi-an-ma. |
Câu 15. Vì sao hệ thống đảo, quần đảo trên Biển Đông có ý nghĩa chiến lược về quốc phòng, an ninh đối với nhiều quốc gia ven biển?
A. Vì các quốc gia lớn trên thế giới đều thuê địa bàn để tập trận tại đây.
B. Vì nơi đây thường xuyên xảy ra tranh chấp, xung đột và cả chiến tranh.
C. Vì hệ thống đảo, quần đảo trên Biển Đông nằm trên những tuyến đường hàng hải quốc tế quan trọng, kết nối các châu lục
D. Vì thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Câu 16. Một trong năm bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới là
A. Việt Nam. | B. Anh. | C. Mỹ. | D. Pháp. |
Câu 17. Dưới thời các chúa Nguyễn và Vương triều Tây Sơn, các đội dân binh Hoàng Sa và Bắc Hải có nhiệm vụ gì ở khu vực Biển Đông?
A. Buôn bán.
B. Xây dựng cột mốc chủ quyền.
C. Vẽ bản đồ.
D. Khai thác sản vật và ứng chiến với nạn cướp biển.
Câu 18. Lược đồ sau thể hiện điều gì?
A. Các tuyến đường vận tải chính ở Biển Đông.
B. Các dòng biển chính ở Biển Đông.
C. Các dòng sinh vật biển chính ở Biển Đông.
D. Ranh giới chủ quyền các nước trên Biển Đông.
...........................................
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Biển Đông là nơi cư trú của 12 nghìn loài sinh vật, trong đó có khoảng 2040 loài cá, 350 loài san hô, 662 loài rong biển, 12 loài có vú… Trong khu vực này, tập trung 221 loài cây nước mặn tạo nên diện tích rừng ngập mặn tương đối lớn.
Khu vực thềm lục địa của biển Đông có tiềm năng dầu khí cao như bồn trũng Bru – nây, Nam Côn sơn, Hoàng Sa,…”.
(Nguyễn Văn Âu, Địa lí tự nhiên Biển Đông,
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002, tr.33, 71 – 72)
a. Đoạn trích cung cấp thông tin về nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú ở Biển Đông.
b. Nguồn tài nguyên sinh vật ở Biển Đông rất phong phú đa dạng, nhưng chỉ có động vật mà không có thực vật.
c. Dầu khí là một trong những nguồn tài nguyên khoáng sản đặc biệt quan trọng ở Biển Đông.
d. Nguồn dầu khí ở Biển Đông chỉ có thể được khai thác ở 3 địa điểm: bồn trũng Bru – nây, Nam Côn sơn, Hoàng Sa.
Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Biển Đông là nơi tập trung các mô hình chính trị, kinh tế - xã hội và văn hóa đa dạng của thế giới trên cơ sở giao thoa các nền văn hóa, văn minh nhân loại trong khu vực. Do đó, Biển Đông từ sớm được nhiều nước trên thế giới quan tâm và trở thành địa bàn cạnh tranh ảnh hưởng truyền thống của các nước lớn.
Nhiều nước và vùng lãnh thổ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương có nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào tuyến đường trên Biển Đông (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Xin-ga-po, …).
(Sách giáo khoa Lịch sử 11, Bộ chân trời sáng tạo, tr.79)
a. Biển Đông có nhiều tên gọi khác nhau tùy theo cách gọi của từng quốc gia.
b. Tuyến đường trên Biển Đông không ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế các nước trên thế giới.
c. Biển Đông là một trong những địa bàn chiến lược quan trọng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
d. Sự đa dạng văn hóa ở Biển Đông là do sự giao thoa của nhiều nền văn minh trên thế giới.
Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Nhà nước Việt Nam đã nhiều lần công bố “Sách trắng” (năm 1979, 1981, 1988) về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam, Việt Nam có đầy đủ chủ quyền đối với hai quần đảo này, phù hợp với các quy định của luật pháp và thực tiễn quốc tế.
Ngày 14 – 3 – 1988, Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra tuyên bố lên án Trung Quốc gây xung đột vũ trang tại Trường Sa và khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Tháng 4 – 2007, Chính phủ Việt Nam quyết định thành lập thị trấn Trường Sa, xã Song Tử Tây và xã Sinh Tồn thuộc huyện Trường Sa”.
(Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa,
NXB Chính trị quốc gia, 2013, tr.46)
a. Trong các thập niên 80 - 90 của thế kỉ XX, Việt Nam đã nhiều lần công bố “Sách trắng”, đấu tranh về pháp lý để bảo vệ chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
b. Quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam nhưng đã từng bị Trung Quốc gây xung đột vũ trang nhằm xâm chiếm.
c. Trong Tuyên bố của mình năm 1988, Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định sẽ đáp trả về quân sự đối với hành động gây xung đột vũ trang của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa.
d. Một trong những biện pháp để bảo vệ chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa của Việt Nam là thành lập các đơn vị hành chính tại quần đảo này.
...........................................
TRƯỜNG THPT ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: LỊCH SỬ 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
...........................................
TRƯỜNG THPT.........
BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: LỊCH SỬ 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Thành phần năng lực | Cấp độ tư duy | |||||
PHẦN I | PHẦN II | |||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
Tìm hiểu lịch sử | 8 | 2 | 2 | 3 | ||
Nhận thức và tư duy lịch sử | 4 | 4 | 3 | 7 | ||
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | 2 | 4 | 1 | |||
TỔNG | 12 | 8 | 4 | 5 | 10 | 1 |
24 | 16 |
TRƯỜNG THPT.........
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: LỊCH SỬ 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung | Cấp độ | Năng lực | Số ý/câu | Câu hỏi | ||||
Tìm hiểu lịch sử | Nhận thức và tư duy lịch sử | Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | TN nhiều đáp án (số câu) | TN đúng sai (số ý) | TN nhiều đáp án (số câu) | TN đúng sai (số ý) | ||
CHỦ ĐỀ 6. LỊCH SỬ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG | 24 | 16 | 24 | 16 | ||||
Bài 12. Ví trí và tầm quan trọng của Biển Đông | Nhận biết | Xác định được vị trí địa lí của Biển Đông và vị trí của các đảo, quần đảo ở Biển Đông trên bản đồ. | Giải thích được tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông về giao thông biển, vị trí chiến lược, nguồn tài nguyên thiên nhiên biển. | 6 | 3 | C1, C4, C8, C11, C16, C24 | C1a, C1d, C2a | |
Thông hiểu | Nêu được đặc điểm của các đảo và quẩn đảo ở Biển Đông. | Giải thích được tầm quan trọng chiến lược của các đảo và quần đảo ở Biển Đông. | 4 | 5 | C5, C13, C18, C22 | C1b, C1c, C2b, C2c, C2d | ||
Vận dụng | Sưu tầm tư liệu từ sách, báo, internet, đề xuất các biện pháp để khai thác hiệu quả, bền vững vị trí và tài nguyên thiên nhiên của Biển Đông. | 2 | C15, C20 | |||||
Bài 13. Việt Nam và Biển Đông | Nhận biết | Nêu được Việt Nam là nhà nước đầu tiên xác lập chủ quyền và quản lí liên tục đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trong lịch sử. | 6 | 2 | C2, C3, C10, C14, C17, C23 | C4a, C4c | ||
Thông hiểu | Nêu được tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông đối Với Việt Nam về quốc phòng, an ninh, và phát triển các ngành kinh tế trọng điểm. | Trình bày được những nét chính về cuộc đấu tranh bảo vệ, thực thi chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông. | 4 | 5 | C6, C9, C12, C19 | C3a, C3b, C3c, C4b, C4d | ||
Vận dụng | Nêu được chủ trương của Việt Nam giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. | Trân trọng những thành quả đấu tranh, bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông trong lịch sử. | Sẵn sàng tham gia đóng góp vào cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước Việt Nam. | 2 | 1 | C7, C21 | C3d |