Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 11 chân trời Ôn tập cuối kì 2 (Đề 4)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Lịch sử 11 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 4). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án lịch sử 11 chân trời sáng tạo

TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CUỐI KÌ 2

ĐỀ SỐ 4:

A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Câu 1. Việt Nam được xem là quốc gia có nhiều tiềm năng phát triển du lịch biển trong khu vực và trên thế giới vì   

A. cấu trúc đường bờ biển đẹp, khúc khuỷu, dịch vụ du lịch hiện đại. 

B. khí hậu mát mẻ, làng nghề phong phú, dịch vụ du lịch phát triển cao. 

C. cấu trúc đường bờ biển thẳng đều, bãi biển rộng và sạch, có nhiều điểm du lịch nổi tiếng. 

D. cấu trúc đường bờ biển đa dạng, bãi biển cát trắng, có nhiều hang động, vũng vịnh nổi tiếng. 

Câu 2. Quốc gia nào sau đây tiếp giáp với Biển Đông?

A. Hàn Quốc.

B. Xin-ga-po. 

C. Lào.

D. Pháp. 

Câu 3. Đâu không phải một hoạt động của Việt Nam để bảo vệ chủ quyền biển đảo?

A. Tham gia Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc (UNCLOS).

B. Thông qua Luật Biển Việt Nam năm 2012.

C. Nghiên cứu, chế tạo vũ khí hạt nhân nhằm đe dọa các nước có ý đồ muốn xâm phạm chủ nghĩa biển đảo của Việt Nam.

D. Thúc đẩy và thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

Câu 4. Đảo cao nhất thuộc quần đảo Trường Sa là 

A. Song Tử Tây.

B. Nam Yết.

C. Ba Bình.

D. Sinh Tồn.

Câu 5. Việt Nam có thể khai thác để phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn như: khai thác và nuôi trồng thủy hải sản, khai thác dầu khí, hàng hải, du lịch, … trên cơ sở

A. hợp tác với khu vực khai thác nguồn tài nguyên ở Biển Đông.

B. vị trí địa lí và nguồn tài nguyên phong phú của Biển Đông.

C. vị trí địa chiến lược và kinh nghiệm khai thác tài nguyên.

D. vị trí địa lí và khả năng kiểm soát, chi phối Biển Đông.

Câu 6. Tuyến đường vận tải quốc tế qua Biển Đông được coi là nhộn nhịp thứ 2  trên thế giới chỉ sau biển

A. Địa Trung Hải.

B. Hoa Đông.

C. Ca-ri-bê.

D. Gia-va.

Câu 7. Nhằm bảo vệ và thực thi chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông, biện pháp nào sau đây không được nhà nước Việt Nam áp dụng?

A. Chủ động tấn công vũ trang.

B. Tuyên truyền chủ quyền biển, đảo.

C. Đàm phán ngoại giao.

D. Xây dựng lực lượng quản lí biển.

Câu 8. Biển Đông là một trong những bồn trũng lớn nhất thế giới chứa

A. Khí tự nhiên.

C. Vàng bạc

C. Dầu khí.

D. Tôm cá.

Câu 9. Việt Nam không giáp Biển Đông ở phía nào?

A. Phía Đông.

B. Phía Nam.

C. Phía Tây Nam.

D. Phía Tây Bắc.

Câu 10. Những nguồn tài nguyên phi sinh vật có giá trị kinh tế cao của Biển Đông là

A. sinh vật biển, khoáng sản, du lịch, cây ăn trái.

B. nuôi trồng thủy sản, dầu khí, băng cháy.

C. khoáng sản, du lịch, giao thông vận tải.

D. dầu khí, du lịch, nuôi trồng thủy hải sản.

Câu 11. Thông điệp quốc tế đầu tiên khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa diễn ra tại

A. kì họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc năm 1954.

B. kì họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc tháng 9 – 1975.

C. trụ sở Liên hợp quốc, khi Việt Nam được kết nạp năm 1977.

D. Hội nghị Xan Phran-xi-xcô ngày 7 – 9 – 1951.

Câu 12. Số quốc gia và vùng lãnh thổ tiếp giáp với Biển Đông là

A. 9 quốc gia và 1 vùng lãnh thổ.

B. 7 quốc gia và 1 vùng lãnh thổ.

C. 8 quốc gia và 1 vùng lãnh thổ.

D. 6 quốc gia và 1 vùng lãnh thổ.

Câu 13. Ngày 14 – 2 – 1975, Việt Nam Cộng hòa (Chính quyền Sài Gòn) công bố Sách trắng về chủ quyền của Việt Nam đối với

A. quần đảo Hoàng Sa.

B. quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

C. quần đảo Trường Sa.

D. toàn bộ các đảo thuộc khu vực Biển Đông.

Câu 14. Nguồn tài nguyên thiên nhiên ở Biển Đông có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của các quốc gia trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương? 

A. Tạo điều kiện để phát triển các ngành kinh tế và là cửa ngõ để Việt Nam có quan hệ trực tiếp với các vùng miền của đất nước.

B. Tạo điều kiện để phát triển các ngành kinh tế, giao thương với thị trường khu vực, cơ sở để phát triển văn hóa.

C. Tạo điều kiện phát triển kinh tế, là cửa ngõ giao thương với thị trường khu vực và quốc tế, là nơi trao đổi và hội nhập văn hóa.

D. Tạo điều kiện để phát triển các ngành kinh tế, giao thương với thị trường khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Câu 15. Việt Nam có bao nhiêu tỉnh, thành giáp biển?

A. 18.

D. 63.

C. 48.

B. 28.

Câu 16. ............................................

............................................

.........................................…

B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI

Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây: 

          “Tháng 7 -  1803, vua Gia Long cho lập lại đội Hoàng Sa, lấy Cai cơ Võ văn Phú làm Thủ ngự cửa biển Sa Kỳ, sai mộ dân ngoại tịch lập làm đội Hoàng Sa. Đầu năm 1815, vua Gia Long tiếp tục “sai bọn Phạm Quang Ảnh thuộc đội Hoàng Sa ra Hoàng Sa xem xét đo đạc thủy trình…”. Năm 1816, vua Gia Long cho lực lượng ra quần đảo Hoàng Sa cắm cờ để xác định chủ quyền. Sang đời Minh Mạng, việc đo đạc thủy trình chủ yếu giao cho thủy quân thực hiện. Trong các năm 1833, 1834, 1836, vua Minh Mạng đã chỉ thị cho Bộ Công phái người ra Hoàng Sa để dựng bia chủ quyền, đo đạc thủy trình, vẽ bản đồ… Mỗi thuyền vãng thám Hoàng Sa phải đem theo 10 tấm bài gỗ dài 4,5 thước, rộng 5 tấc để dựng làm dấu mốc”.

 (Sách giáo khoa Lịch sử 11, Bộ chân trời sáng tạo, tr.86)

a. Đoạn tư liệu cung cấp thông tin về hoạt động xác lập chủ quyền và quản lý đối với quần đảo Hoàng Sa của một số vị vua nhà Nguyễn thế kỉ XVIII.

b. Đội Hoàng Sa đã được thành lập từ thời kì trước, sau đó vua Gia Long đã cho tái lập.

c. Một trong những hoạt động của vua Minh Mạng nhằm xác lập chủ quyền và quản lý đối với quần đảo Hoàng Sa là cho thủy quân dựng bia chủ quyền và vẽ bản đồ.

d. Đoạn tư liệu cho thấy ý thức về việc xác lập chủ quyền và quản lý đối với quần đảo Hoàng Sa của vua Gia Long và Minh Mạng chưa cao.

Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây: 

         “Biển là bộ phận cấu thành chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, là không gian sinh tồn, cửa ngõ giao lưu quốc tế, gắn bó mật thiết với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việt Nam phải trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn; phát triển bền vững kinh tế biển gắn liền với đảm bảo quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tăng cường đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển, góp phần duy trì môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển. Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, là quyền và nghĩa vụ của mọi tổ chức, doanh nghiệp và người dân Việt Nam”.

(Nghị quyết số 36 – NQ/TW ngày 22 - 10 – 2018 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045)

a. Nghị quyết số 36 – NQ/TW ngày 22 - 10 – 2018 của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra nhiều bằng chứng khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

b. Biển Đông góp phần quan trọng vào sự phát triển của một số quốc gia ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam.

c. Trách nhiệm phát triển bền vững kinh tế biển không liên quan đến những người dân sống trong khu vực đất liền.

d. Nhiệm vụ phát triển kinh tế biển với đảm bảo an ninh quốc phòng luôn có sự gắn bó mật thiết, không tách rời nhau.

Câu 3. ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay