Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 11 chân trời Ôn tập cuối kì 2 (Đề 5)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Lịch sử 11 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 5). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án lịch sử 11 chân trời sáng tạo

TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CUỐI KÌ 2

ĐỀ SỐ 5:

A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Câu 1. Một trong những nguồn tài nguyên quan trọng nhất, đem lại lợi ích kinh tế to lớn ở thềm lục địa Việt Nam là

A. dầu khí.

B. nham thạch.

C. vàng.

D. bạc.

Câu 2. Số quốc gia và vùng lãnh thổ tiếp giáp với Biển Đông là

A. 9 quốc gia và 1 vùng lãnh thổ.

B. 7 quốc gia và 1 vùng lãnh thổ.

C. 8 quốc gia và 1 vùng lãnh thổ.

D. 6 quốc gia và 1 vùng lãnh thổ.

Câu 3. Nhà nước đầu tiên trong lịch sử đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trên Biển Đông là

A. In-đô-nê-xi-a.

B. Thái Lan.

C. Việt Nam.

D. Lào.

Câu 4. Biển Đông là “cầu nối” tuyến đường vận tải quốc tế giữa Thái Bình Dương và

A. Bắc Băng Dương.

B. Ấn Độ Dương.

C. Đại Tây Dương.

D. Địa Trung Hải.

Câu 5. Chính quyền thuộc địa Pháp thực thi và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa theo tinh thần của Hiệp ước 

A. Pa-tơ-nốt.

B. Hác-măng.

C. Nhâm Tuất.

D. Giáp Tuất.

Câu 6. Đảo cao nhất và đảo rộng nhất thuộc quần đảo Trường Sa lần lượt là

A. Ba Bình, Song Tử Tây.

B. Nam Yết, Sinh Tồn.

C. Song Tử Tây, Ba Bình.

D. Sinh Tồn, Nam Yết.

Câu 7. Thông điệp quốc tế đầu tiên khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa diễn ra tại

A. kì họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc năm 1954.

B. kì họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc tháng 9 – 1975.

C. Hội nghị Xan Phran-xi-xcô ngày 7 – 9 – 1951.

D. trụ sở Liên hợp quốc, khi Việt Nam được kết nạp năm 1977.

Câu 8. Quốc gia nào sau đây tiếp giáp với Biển Đông?

A. Hàn Quốc.

B. Mi – an – ma. 

C. Lào.

D. Pháp. 

Câu 9. Các chúa Nguyễn thực hiện các hoạt động quản lí, khai thác liên tục ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thông qua các đội 

A. Hoàng Sa và Bắc Hải do đội Hoàng Sa kiêm quản. 

B. Trường Sa và Bắc Hải do đội Trường Sa kiêm quản.

C. Trường Sa và Hoàng Sa do đội Trường Sa kiêm quản.

D. Trường Sa và Hoàng Sa do đội Trường Sa kiêm quản.           

Câu 10. Những nguồn tài nguyên phi sinh vật có giá trị kinh tế cao của Biển Đông là

A. khoáng sản, du lịch, giao thông vận tải.

B. nuôi trồng thủy sản, dầu khí, băng cháy.

C. sinh vật biển, khoáng sản, du lịch, cây ăn trái.

D. dầu khí, du lịch, nuôi trồng thủy hải sản.

Câu 11. Ngày 14 – 2 – 1975, Việt Nam Cộng hòa (Chính quyền Sài Gòn) công bố Sách trắng về chủ quyền của Việt Nam đối với

A. quần đảo Hoàng Sa.

B. quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

C. quần đảo Trường Sa.

D. toàn bộ các đảo thuộc khu vực Biển Đông.

Câu 12. Phía tây nam của biển Đông nối với biển An – đa – man của Ấn Độ Dương thông qua eo biển

A. La – li – man – tan.              

B. Ma – lắc – ca.       

C. Lu – dông.            

D. Đài Loan.

Câu 13. Việt Nam có thể khai thác để phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn như: khai thác và nuôi trồng thủy hải sản, khai thác dầu khí, hàng hải, du lịch, … trên cơ sở

A. hợp tác với khu vực khai thác nguồn tài nguyên ở Biển Đông.

B. vị trí địa chiến lược và kinh nghiệm khai thác tài nguyên.

C. vị trí địa lí và nguồn tài nguyên phong phú của Biển Đông.

D. vị trí địa lí và khả năng kiểm soát, chi phối Biển Đông.

Câu 14. Biển Đông trở thành địa bàn cạnh tranh ảnh hưởng truyền thống của các nước lớn trên thế giới vì đây là 

A. địa bàn chiến lược quan trọng, nơi tập trung nhiều mô hình chính trị, kinh tế xã hội và văn hóa đa dạng của thế giới.

B. nơi giao thoa của tất cả các nền văn minh nhân loại, kinh tế phát triển mạnh hàng đầu thế giới.

C. khu vực giao thoa của các nền văn hóa lớn trên thế giới, kinh tế tất cả các nước đều phát triển mạnh hàng đầu thế giới.

D. khu vực có nhiều tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản quý giá của thế giới.

Câu 15. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tầm quan trọng của Biển Đông về  kinh tế đối với Việt Nam?

A. Là con đường để Việt Nam giao lưu, hội nhập với các nền văn hóa khác.

B. Là cửa ngõ để Việt Nam giao lưu kinh tế với các nước khác trên thế giới.

C. Cung cấp tiềm năng bảo tồn đa dạng sinh học biển và nguồn giống hải sản.

D. Tạo điều kiện thuận lợi đề phát triển đa dạng nhiều loại hình du lịch biển.

Câu 16. ............................................

............................................

............................................

B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI

Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây: 

   “Biển Đông là nơi cư trú của 12 nghìn loài sinh vật, trong đó có khoảng 2040 loài cá, 350 loài san hô, 662 loài rong biển, 12 loài có vú… Trong khu vực này, tập trung 221 loài cây nước mặn tạo nên diện tích rừng ngập mặn tương đối lớn. 

Khu vực thềm lục địa của biển Đông có tiềm năng dầu khí cao như bồn trũng Bru – nây, Nam Côn sơn, Hoàng Sa,…”.

       (Nguyễn Văn Âu, Địa lí tự nhiên Biển Đông,

 NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002, tr.33, 71 – 72)

a. Đoạn trích cung cấp thông tin về nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú ở Biển Đông.

b. Nguồn tài nguyên sinh vật ở Biển Đông rất phong phú đa dạng, nhưng chỉ có động vật mà không có thực vật.

c. Dầu khí là một trong những nguồn tài nguyên khoáng sản đặc biệt quan trọng ở Biển Đông.

d. Nguồn dầu khí ở Biển Đông chỉ có thể được khai thác ở 3 địa điểm: bồn trũng Bru – nây, Nam Côn sơn, Hoàng Sa.

Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây: 

         “Biển Đông là nơi tập trung các mô hình chính trị, kinh tế - xã hội và văn hóa đa dạng của thế giới trên cơ sở giao thoa các nền văn hóa, văn minh nhân loại trong khu vực. Do đó, Biển Đông từ sớm được nhiều nước trên thế giới quan tâm và trở thành địa bàn cạnh tranh ảnh hưởng truyền thống của các nước lớn. 

        Nhiều nước và vùng lãnh thổ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương có nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào tuyến đường trên Biển Đông (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Xin-ga-po, …). 

 (Sách giáo khoa Lịch sử 11, Bộ chân trời sáng tạo, tr.79)

a. Biển Đông có nhiều tên gọi khác nhau tùy theo cách gọi của từng quốc gia.

b. Tuyến đường trên Biển Đông không ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế các nước trên thế giới. 

c. Biển Đông là một trong những địa bàn chiến lược quan trọng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. 

d. Sự đa dạng văn hóa ở Biển Đông là do sự giao thoa của nhiều nền văn minh trên thế giới. 

Câu 3. ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay