Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 11 chân trời Ôn tập giữa kì 2 (Đề 2)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Lịch sử 11 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án lịch sử 11 chân trời sáng tạo
TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO GIỮA KÌ 2
ĐỀ SỐ 2:
Câu 1. Minh Mạng đã chia cả nước thành bao nhiêu tỉnh?
A. 31
B. 25
C. 20
D. 18
Câu 2. Một trong những cải cách nổi bật của Hồ Quý Ly trong lĩnh vực tài chính là gì?
A. Xây dựng đồn điền
B. Phát hành tiền giấy
C. Giảm thuế cho quý tộc
D. Ban hành luật Hồng Đức
Câu 3. Trong cải cách giáo dục, Lê Thánh Tông đã làm gì để khuyến khích Nho học?
A. Mở rộng các khoa thi, tuyển chọn nhân tài
B. Chỉ trọng dụng con cháu quý tộc
C. Hạn chế số lượng người đỗ tiến sĩ
D. Không tổ chức các kỳ thi
Câu 4. Minh Mạng đổi tên nước ta thành gì?
A. Đại Cồ Việt
B. Đại Nam
C. Đại Ngu
D. Việt Nam
Câu 5. Ngoài tiền giấy, Hồ Quý Ly còn có cải cách gì trong giáo dục?
A. Bỏ chữ Hán, chỉ dùng chữ Nôm
B. Tổ chức thêm nhiều kỳ thi tuyển chọn nhân tài
C. Đưa chữ Nôm vào thi cử chính thức
D. Hạn chế số lượng trường học
Câu 6: Theo Đại Việt sử ký toàn thư, với chính sách hạn điền thì thứ dân được sở hữu tối đa là bao nhiêu mẫu ruộng?
A. 1
B. 10
C. 50
D. 120
Câu 7: Vì sao Chu Văn An từ quan về ở ẩn và dạy học ở Chí Linh (Hải Dương)?
A. Vì ông dâng sớ chém 7 gian thần nhưng không được chấp nhận.
B. Vì ông có thể kiếm được nhiều tiền hơn việc làm quan.
C. Vì làm vậy ông có thể tập hợp được nghĩa quân nhằm lật đổ triều đình đã mục nát.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 8: Vì sao từ nửa sau thế kỉ XIV, mất mùa, đói kém xảy ra nhiều?
A. Vì thiên tai xảy ra triền miên, nhân dân không có cách nào xoay xở.
B. Vì nhà nước không còn quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, không chăm lo tu sửa, bảo vệ đê điều, các công trình thuỷ lợi,...
C. Vì thế hệ người trẻ chỉ ham mê chơi bời, không còn biết cách làm nông của ông cha.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 9: “Hồ Quý Ly (1356 – 1427) là cháu bốn đời của Hồ Liêm (Hồ Liêm từ quê Nghệ An ra Thanh Hoá, được một viên đại thần họ Lê nhận làm con nuôi). Ông là người tài năng, lại có hai người cô là phi tần của vua Trần Minh Tông... nhờ đó ông rất được vua Trần trọng dụng. Ông dần vươn lên nắm giữ chức vụ cao nhất trong triều đình.”
Chi tiết nào trong đoạn trên không đúng?
A. Hồ Quý Ly sinh năm 1356 và mất năm 1427. Đúng phải là: 1336 và 1407.
B. Có hai người cô là phi tần của vua Trần Minh Tông. Đúng phải là: có hai người con là phi tần của vua Trần Dụ Tông.
C. Ông dần vươn lên nắm giữ chức vụ cao nhất trong triều đình. Đúng phải là: Chức vụ cao nhất mà ông từng nắm là Thượng thư Bộ Công.
D. Không có chi tiết nào.
Câu 10: Hồ Quý Ly và triều Hồ ban hành chính sách hạn điền nhằm:
A. Thúc đẩy phát triển nông nghiệp, giảm sưu thuế ruộng đất cho nông dân nghèo.
B. Loại bỏ sự sở hữu ruộng đất của người dân, biến ruộng đất thành một công cụ để kiểm soát đất nước.
C. Hạn chế sự phát triển của chế độ sở hữu lớn về ruộng đất trong các điền trang, thái ấp của tầng lớp quý tộc.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 11: Năm 1460, vua Lê Thánh Tông lên ngôi trong bối cảnh:
A. Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước đã từng bước ổn định
B. Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước đã từng bước ổn định, song bộ máy hành chính nhà nước bắt đầu bộc lộ một số hạn chế.
C. Tình hình chính trị, kinh tế - xã hội của đất nước rối ren, hỗn loạn, các thế lực thù địch nhăm nhe xâm lược nước ta.
D. Tình hình đất nước vô cùng khó khăn sau khi vua Lê Thái Tổ băng hà.
Câu 12: Trước khi vua Lê Thánh Tông lên ngôi, ở địa phương, việc đất nước rộng lớn nhưng chỉ được chia thành 5 đạo đã khiến cho:
A. Nước ta bị ngầm chia thành 5 nước nhỏ, nguy cơ nội chiến là rất cao.
B. Việc quản lí hành chính ở mỗi địa phương trở nên khó khăn gấp bội.
C. Quyền lực của những người đứng đầu mỗi đạo rất lớn, là mầm mống của xu hướng phân tán quyền lực
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 13: Đâu không phải cải cách hành chính ở trung ương thời vua Lê Thánh Tông?
A. Lê Thánh Tông xoá bỏ hầu hết các chức quan đại thần có quyền lực lớn, chỉ giữ lại một số ít quan đại thần để cùng vua bàn bạc công việc khi cần thiết.
B. Vua nắm mọi quyền hành và trực tiếp chỉ đạo các cơ quan chuyên môn.
C. Hậu cung, đặc biệt là Hoàng hậu, được đào tạo bài bản, được tham gia vào chính sự. Các thế lực nắm tiền, nhiều của cũng được vua quan tâm và ban cho mốt số đặc quyền.
D. Ông tổ chức hoàn thiện cơ cấu, chức năng của lục Bộ đồng thời, đặt ra lục Tự để giúp việc cho lục Bộ, lục Khoa để theo dõi, giám sát hoạt động của lục Bộ.
Câu 14: Câu nào sau đây không đúng về hành chính ở đầu triều Lê sơ / thời vua Lê Thánh Tông?
A. Lục Bộ (Nhân, Nghĩa, Lễ, Binh, Hình, Công) là cơ quan chuyên môn quan trọng.
B. Đầu triều Lê sơ, nhà nước chỉ có bộ Lại và bộ Lễ.
C. Năm 1460, vua Lê Nghi Dân đặt lục Bộ, nhưng đến năm 1465, vua Lê Thánh Tổng mới đưa lục Bộ trở thành cơ quan có quyền lực thực sự.
D. Đô ty phụ trách quân sự. Thừa ty trông coi dân sự. Hiến ty nắm quyền tư pháp.
Câu 15: Câu nào sau đây đúng về cải cách quân đội và quốc phòng dưới thời vua Lê Thánh Tông?
A. Năm 1476, vua Lê Thánh Tông tiến hành cải tổ hệ thống quân đội.
B. Quân đội được chia làm hai loại: quân thường trực bảo vệ kinh thành gọi là cẩm y vệ hay cao thủ đại nội và quân các đạo, gọi là lực lượng vệ binh.
C. Ở mỗi đạo chia binh làm 5 phủ do đô đốc phủ đứng đầu; mỗi phủ gồm 6 vệ; mỗi vệ có 5 hoặc 6 sở.
D. Nhà nước rất chú ý đến rèn luyện quân đội như liên tục tăng lương cho quân đội, tổ chức Hoa Sơn luận kiếm mỗi 3 năm.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................