Đề thi cuối kì 2 lịch sử 11 chân trời sáng tạo (Đề số 7)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 11 chân trời sáng tạo Cuối kì 2 Đề số 7. Cấu trúc đề thi số 7 học kì 2 môn Lịch sử 11 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án lịch sử 11 chân trời sáng tạo

SỞ GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

MÔN: LỊCH SỬ 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

NĂM HỌC: 2024 – 2025

Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT: …………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu thí sinh chỉ chọn một phương án đúng. 

Câu 1. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò quan trọng của Biển Đông về mặt kinh tế?

A. Các nước ven biển Đông có hoạt động khai thác hải sản và dầu khí sôi động.

B. Biển Đông là tuyến đường vận tải hàng hải nhộn nhịp thứ hai thế giới.

C. Các nước Đông Nam Á ven biển hưởng lợi trực tiếp về kinh tế từ biển Đông.

D. Biển Đông là nơi diễn ra quá trình giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn.

Câu 2. Việt Nam có bao nhiêu tỉnh, thành giáp biển?

A. 18.

B. 28.

C. 48.

D. 63.

Câu 3. Biển Đông trở thành địa bàn cạnh tranh ảnh hưởng truyền thống của các nước lớn trên thế giới vì đây là 

A. nơi giao thoa của tất cả các nền văn minh nhân loại, kinh tế phát triển mạnh hàng đầu thế giới. 

B. địa bàn chiến lược quan trọng, tập trung nhiều mô hình chính trị, kinh tế xã hội và văn hóa đa dạng của thế giới. 

C. khu vực giao thoa của các nền văn hóa lớn trên thế giới, kinh tế tất cả các nước đều phát triển mạnh hàng đầu thế giới. 

D. khu vực có nhiều tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản quý giá của thế giới.

Câu 4. Nhà nước đầu tiên trong lịch sử đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trên Biển Đông là 

A. Việt Nam. 

B. Thái Lan. 

C. In-đô-nê-xi-a. 

D. Lào.

Câu 5. Khí hậu Biển Đông mang tính chất

A. Ôn đới cận cực, với nhiệt độ và lượng mưu thấp.

B. Ôn đới với nhiệt độ, lượng mưa duy trì theo mùa.

C. Nhiệt đới với nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo vĩ độ và mùa.

D. Nhiệt đới xích đạo với nhiệt độ cao và bão gió xảy ra thường xuyên.

Câu 6. Ngày 14 – 2 – 1975, Việt Nam Cộng hòa (chính quyền Sài Gòn) công bố Sách trắng về chủ quyền của Việt Nam đối với 

A. quần đảo Hoàng Sa. 

B. quần đảo Trường Sa. 

C. quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. 

D. toàn bộ các đảo thuộc khu vực Biển Đông.  

Câu 7. Nguồn tài nguyên thiên nhiên ở Biển Đông có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của các quốc gia trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương?   

A. Tạo điều kiện để phát triển các ngành kinh tế và là cửa ngõ để Việt Nam có quan hệ trực tiếp với các vùng miền của đất nước. 

B. Tạo điều kiện để phát triển các ngành kinh tế, giao thương với thị trường khu vực, cơ sở để phát triển văn hóa. 

C. Tạo điều kiện phát triển kinh tế, là cửa ngõ giao thương với thị trường khu vực và quốc tế, là nơi trao đổi và hội nhập văn hóa. 

D. Tạo điều kiện để phát triển các ngành kinh tế, giao thương với thị trường khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Câu 8. Chính quyền thuộc địa Pháp thực thi và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa theo tinh thần của Hiệp ước  

A. Hác-măng. 

B. Giáp Tuất. 

C. Nhâm Tuất. 

D. Pa-tơ-nốt. 

Câu 9. Đảo cao nhất và đảo rộng nhất thuộc quần đảo Trường Sa lần lượt là 

A. Ba Bình, Song Tử Tây. 

B. Nam Yết, Sinh Tồn. 

C. Song Tử Tây, Ba Bình. 

D. Sinh Tồn, Nam Yết. 

Câu 10. Việt Nam ban hành Luật hàng hải Việt Nam vào thời gian nào?

A. 05/1977.

B. 09/1979.

C. 06/2003.

D. 11/2015.

Câu 11. Biển Đông có diện tích khoảng

A. 1 triệu km2

B. 2.3 triệu km2.

C. 3.5 triệu km2.

D. 5.1 triệu km2.

Câu 12. Thông điệp quốc tế đầu tiên khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa diễn ra tại 

A. kì họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc năm 1954. 

B. kì họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc tháng 9 – 1975. 

C. trụ sở Liên hợp quốc, khi Việt Nam được kết nạp năm 1977. 

D. Hội nghị Xan Phran-xi-xcô ngày 7 – 9 – 1951. 

Câu 13. Số quốc gia và vùng lãnh thổ tiếp giáp với Biển Đông là 

A. 9 quốc gia và 1 vùng lãnh thổ. 

B. 7 quốc gia và 1 vùng lãnh thổ. 

C. 8 quốc gia và 1 vùng lãnh thổ. 

D. 6 quốc gia và 1 vùng lãnh thổ. 

 Câu 14. Cho đến thế kỉ VII, việc xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa diễn ra  

A. đứt đoạn, rời rạc và không có tranh chấp. 

B. liên tục, hòa bình và không có tranh chấp. 

C. chủ yếu bằng con đường ngoại giao, hòa bình. 

D. chủ yếu bằng con đường chiến tranh, xung đột. 

Câu 15. Những nguồn tài nguyên phi sinh vật có giá trị kinh tế cao của Biển Đông là 

A. sinh vật biển, khoáng sản, du lịch, cây ăn trái. 

B. nuôi trồng thủy sản, dầu khí, băng cháy. 

C. khoáng sản, du lịch, giao thông vận tải. 

D. dầu khí, du lịch, nuôi trồng thủy hải sản. 

Câu 16. Ý nào sau đây không đúng với tầm quan trọng chiến lược của quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa?

A. Nằm án ngữ đường hàng hải quốc tế nối Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương.

B. Có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú. 

C. Ở vị thế phòng thủ chắc chắn về quân sự.

D. Vùng thềm lục địa có nguồn tài nguyên dầu khí trữ lượng lớn. 

……………………………………………

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây:  

    “Tháng 7 -  1803, vua Gia Long cho lập lại đội Hoàng Sa, lấy Cai cơ Võ văn Phú làm Thủ ngự cửa biển Sa Kỳ, sai mộ dân ngoại tịch lập làm đội Hoàng Sa. Đầu năm 1815, vua Gia Long tiếp tục “sai bọn Phạm Quang Ảnh thuộc đội Hoàng Sa ra Hoàng Sa xem xét đo đạc thủy trình…”. Năm 1816, vua Gia Long cho lực lượng ra quần đảo Hoàng Sa cắm cờ để xác định chủ quyền. Sang đời Minh Mạng, việc đo đạc thủy trình chủ yếu giao cho thủy quân thực hiện. Trong các năm 1833, 1834, 1836, vua Minh Mạng đã chỉ thị cho Bộ Công phái người ra Hoàng Sa để dựng bia chủ quyền, đo đạc thủy trình, vẽ bản đồ… Mỗi thuyền vãng thám Hoàng Sa phải đem theo 10 tấm bài gỗ dài 4,5 thước, rộng 5 tấc để dựng làm dấu mốc”.

 (Sách giáo khoa Lịch sử 11, Bộ chân trời sáng tạo, tr.86)

a. Đoạn tư liệu cung cấp thông tin về hoạt động xác lập chủ quyền và quản lý đối với quần đảo Hoàng Sa của một số vị vua nhà Nguyễn thế kỉ XVIII.

b. Đội Hoàng Sa đã được thành lập từ thời kì trước, sau đó vua Gia Long đã cho tái lập.

c. Một trong những hoạt động của vua Minh Mạng nhằm xác lập chủ quyền và quản lý đối với quần đảo Hoàng Sa là cho thủy quân dựng bia chủ quyền và vẽ bản đồ.

d. Đoạn tư liệu cho thấy ý thức về việc xác lập chủ quyền và quản lý đối với quần đảo Hoàng Sa của vua Gia Long và Minh Mạng chưa cao.

Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây:  

         “Biển là bộ phận cấu thành chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, là không gian sinh tồn, cửa ngõ giao lưu quốc tế, gắn bó mật thiết với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việt Nam phải trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn; phát triển bền vững kinh tế biển gắn liền với đảm bảo quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tăng cường đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển, góp phần duy trì môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển. Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, là quyền và nghĩa vụ của mọi tổ chức, doanh nghiệp và người dân Việt Nam”.

(Nghị quyết số 36 – NQ/TW ngày 22 - 10 – 2018 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045)

a. Nghị quyết số 36 – NQ/TW ngày 22 - 10 – 2018 của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra nhiều bằng chứng khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

b. Biển Đông góp phần quan trọng vào sự phát triển của một số quốc gia ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam. 

c. Trách nhiệm phát triển bền vững kinh tế biển không liên quan đến những người dân sống trong khu vực đất liền.

d. Nhiệm vụ phát triển kinh tế biển với đảm bảo an ninh quốc phòng luôn có sự gắn bó mật thiết, không tách rời nhau.

Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau đây: 

         “Nhà nước Việt Nam đã nhiều lần công bố “Sách trắng” (năm 1979, 1981, 1988) về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam, Việt Nam có đầy đủ chủ quyền đối với hai quần đảo này, phù hợp với các quy định của luật pháp và thực tiễn quốc tế.

Ngày 14 – 3 – 1988, Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra tuyên bố lên án Trung Quốc gây xung đột vũ trang tại Trường Sa và khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Tháng 4 – 2007, Chính phủ Việt Nam quyết định thành lập thị trấn Trường Sa, xã Song Tử Tây và xã Sinh Tồn thuộc huyện Trường Sa”.

(Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

NXB Chính trị quốc gia, 2013, tr.46)

a. Trong các thập niên 80 - 90 của thế kỉ XX, Việt Nam đã nhiều lần công bố “Sách trắng”, đấu tranh về pháp lý để bảo vệ chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

b. Quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam nhưng đã từng bị Trung Quốc gây xung đột vũ trang nhằm xâm chiếm.

c. Trong Tuyên bố của mình năm 1988, Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định sẽ đáp trả về quân sự đối với hành động gây xung đột vũ trang của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa.

d. Một trong những biện pháp để bảo vệ chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa của Việt Nam là thành lập các đơn vị hành chính tại quần đảo này.

………………………………………………….

TRƯỜNG THPT ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)

MÔN: LỊCH SỬ 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

……………………………………………….
 

TRƯỜNG THPT.........

BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)

MÔN: LỊCH SỬ 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Thành phần năng lực

Cấp độ tư duy

PHẦN I

PHẦN II

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Tìm hiểu lịch sử

8

2

5

2

Nhận thức và tư duy lịch sử 

4

4

3

4

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

2

4

2

TỔNG

12

8

4

3

9

4

24

16


 

TRƯỜNG THPT.........

BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)

MÔN: LỊCH SỬ 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Nội dung

Cấp độ

Năng lực

Số ý/câu

Câu hỏi

Tìm hiểu lịch sử

Nhận thức và 

tư duy lịch sử

Vận dụng kiến thức, kĩ năng

đã học

TN nhiều đáp án

(số câu)

TN đúng sai

(số ý)

TN nhiều đáp án

(số câu)

 TN đúng sai 

(số ý)

CHỦ ĐỀ 6. LỊCH SỬ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH

 HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG

24

16

24

16

Bài 12. Ví trí và tầm quan trọng của Biển Đông

Nhận biết

 Xác định được vị trí địa lí của Biển Đông và vị trí của các đảo, quần đảo ở Biển Đông trên bản đồ. 

Giải thích được tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông về giao thông biển, vị trí chiến lược, nguồn tài nguyên thiên nhiên biển.

6

1

C9, C11, C13, C15, C17, C19

C4a

Thông hiểu

Nêu được đặc điểm của các đảo và quần đảo ở Biển Đông. 

 Giải thích được tầm quan trọng chiến lược của các đảo và quần đảo ở Biển Đông. 

4

5

C1, C3, C5, C7

C2b, C2c, C2d, C4b, C4d

Vận dụng

Sưu tầm tư liệu từ sách, báo, internet, đề xuất các biện pháp để khai thác hiệu quả, bền vững vị trí và tài nguyên thiên nhiên của Biển Đông. 

2

2

C22, C24

C2a, C4c

Bài 13. Việt Nam và Biển Đông

Nhận biết

Nêu được Việt Nam là nhà nước đầu tiên xác lập chủ quyền và quản lí liên tục đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trong lịch sử. 

6

2

C2, C4, C6, C8, C10, C12

C1a, C1d

Thông hiểu

Nêu được tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông đối Với Việt Nam về quốc phòng, an ninh, và phát triển các ngành kinh tế trọng điểm. 

Trình bày được những nét chính về cuộc đấu tranh bảo vệ, thực thi chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông. 

4

4

C14, C16, C18, C20

C1b, C1c, C3a, C3b

Vận dụng

Nêu được chủ trương của Việt Nam giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. 

Trân trọng những thành quả đấu tranh, bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông trong lịch sử.

Sẵn sàng tham gia đóng góp vào cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước Việt Nam. 

2

3

C21, C23

C3c, C3d

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi lịch sử 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay