Đề thi cuối kì 2 ngữ văn 12 chân trời sáng tạo (Đề số 5)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo Cuối kì 2 Đề số 5. Cấu trúc đề thi số 5 học kì 2 môn Ngữ văn 12 chân trời này bao gồm: đọc hiểu, viết, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
NGỮ VĂN 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT: ………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0)
Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:
Một viên sỏi nhỏ cũng có thể làm xáo động cả vùng nước. Nhỏ thôi, nhưng khi ta biết gieo một điều tốt, sự lan tỏa của nó là gần như không thể giới hạn. Nhỏ thôi, nhưng khi ta làm một điều xấu, tiếng của nó lan tỏa chẳng gì có thể ngăn được. Người xưa nói: Đừng thấy việc ác nhỏ mà làm. Đừng thấy việc thiện nhỏ mà không làm. Khi biết tránh làm điều ác, biết gieo mầm thiện, cho dù nhỏ thôi, thì ta cũng có cơ hội để thành người tử tế qua mỗi ngày lớn lên. Như những vòng tròn đồng tâm lan rộng, ta start-up cuộc đời mình theo cách nhẹ nhàng và lãng mạn, tỏa lan năng lượng tích cực, tạo nên những con sóng dù nhỏ nhưng có thể đánh động cả tự nhiên để tất cả biết rằng ta đang thực sự sống.
Cuộc sống cũng nhắc ta không ngừng hành động. Ta khởi sự một việc dù nhỏ thì cũng có thể tạo ra những làn sóng tỏa lan, những vòng tròn đồng tâm nối nhau sống động. Đôi khi ta ném xuống mặt bến sông tĩnh lặng là tâm hồn ta một viên sỏi nhỏ để nhắc mình sống, nhắc những điều tốt cần được thể hiện, nhắc dám đối đầu với những kẻ ác và những hành động không tử tế. Khi còn trẻ là khi ta cần lan tỏa nguồn năng lượng sống tích cực cho người xung quanh, cho bè bạn, cho ánh sáng đẩy lùi bóng tối.
(Trích Bay xuyên những tầng mây – Hà Nhân, NXB Văn học, 2016)
Câu 1 (0.5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.
Câu 2 (0.5 điểm). Theo tác giả “Khi ta biết tránh làm điều ác, biết gieo mầm thiện, cho dù nhỏ thôi” thì điều gì sẽ xảy ra?
Câu 3 (1.0 điểm). Nêu tác dụng của biện pháp tu từ lặp cú pháp được sử dụng trong các câu văn: “Nhỏ thôi, nhưng khi ta biết gieo một điều tốt, sự lan tỏa của nó là gần như không thế giới hạn. Nhỏ thôi, nhưng khi ta làm một điều xấu, tiếng của nó lan tỏa chẳng gì có thể ngăn được.”
Câu 4. Nội dung câu nói: “Khi còn trẻ là khi ta cần lan tỏa nguồn năng lượng sống tích cực cho người xung quanh, cho bè bạn, cho ánh sáng đẩy lùi bóng tối” có ý nghĩa gì với anh/chị?
Câu 5 (1.0 điểm). Thông điệp sâu sắc nhất mà anh/chị tút ra được cho bản thân mình qua văn barn trên là gì? Vì sao?
B. PHẦN VIẾT (6.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm). Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý nghĩa của việc lan tỏa nguồn năng lượng sống tích cực cho người xung quanh.
Câu 2 (4.0 điểm). Có ý kiến cho rằng: “Sự im lặng là vàng, nhưng đôi khi im lặng lại là đồng lõa với cái ác, cái xấu”.
Anh/chị hãy viết bài văn (khoảng 600 từ) bàn luận về vai trò của sự im lặng và lên tiếng trong cuộc sống.
BÀI LÀM
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY ĐỀ THI HK 2 (2024 – 2025)
MÔN: NGỮ VĂN 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
TT | Thành phần năng lực | Mạch nội dung | Số câu | Cấp độ tư duy | ||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Tổng | |||||||
Số câu | Tỉ lệ | Số câu | Tỉ lệ | Số câu | Tỉ lệ | 40% | ||||
1 | Năng lực Đọc | Văn bản đọc hiểu | 5 | 2 | 20% | 2 | 20% | 1 | 10% | |
2 | Năng lực Viết | Nghị luận văn học | 1 | 5% | 5% | 10% | 20% | |||
Nghị luận xã hội | 1 | 7.5% | 10% | 22.5% | 40% | |||||
Tỉ lệ % | 22.5% | 35% | 42.5% | 100% | ||||||
Tổng | 7 | 100% |
TRƯỜNG THPT .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: NGỮ VĂN 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | |||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | ||||
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN | 5 | 0 | |||||
Nhận biết | - Xác định được phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản. - Nêu được tác dụng của biện pháp tu từ lặp cú pháp trong câu văn. | 2 | 0 | C1,3 | |||
Thông hiểu | - Xác định được ý nghĩa, vị trí của câu văn trong văn bản. - Nêu được nội dung, ý nghĩa của câu nói. | 1 | 0 | C2,4 | |||
Vận dụng | - Nêu được thông điệp sâu sắc nhất sau khi đọc hiểu văn bản. | 1 | 0 | C5 | |||
VIẾT | 2 | 0 | |||||
Vận dụng | Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của việc lan tỏa nguồn năng lượng sống tích cực cho người xung quanh. | 1 | 0 | C1 phần tự luận | |||
Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một câu nói: *Nhận biết - Xác định được cấu trúc bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một ý kiến. - Xác định được kiểu bài phân tích, đánh giá một ý kiến. *Thông hiểu - Xác định được các ý chính của bài viết. - Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận. - Lý giải được vấn đề nghị luận. - Thể hiện quan điểm của người viết. * Vận dụng - Mở rộng vấn đề trao đổi với quan điểm trái chiều hoặc ý kiến khác để có cái nhìn khách quan toàn diện. | 1 | 0 |