Trắc nghiệm chuyên đề ngữ văn 12 chân trời sáng tạo

Trắc nghiệm chuyên đề Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo. Trắc nghiệm có 4 phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần trắc nghiệm này sẽ hữu ích trong việc kiểm tra bài cũ, phiếu học tập, đề thi, kiểm tra... Tài liệu có file word và đáp án. Bộ câu hỏi trắc nghiệm sẽ giúp giảm tải thời gian trong việc chuẩn bị bài dạy. Chúc quý thầy cô dạy tốt môn Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Trắc nghiệm chuyên đề ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm chuyên đề ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm chuyên đề ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm chuyên đề ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm chuyên đề ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm chuyên đề ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm chuyên đề ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm chuyên đề ngữ văn 12 chân trời sáng tạo

Một số tài liệu quan tâm khác


CHUYÊN ĐỀ 1: TẬP NGHIÊN CỨU VÀ VIẾT BÁO CÁO VỀ MỘT VẤN ĐỀ VĂN HỌC HIỆN ĐẠI

PHẦN 1: TẬP NGHIÊN CỨU MỘT VẤN ĐỀ VĂN HỌC HIỆN ĐẠI

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (08 CÂU)

Câu 1: Theo tác giả Trần Đăng Suyền thì khái niệm hiện đại hóa văn học được hiểu thế nào?

  • A. Là quá trình làm cho văn học có tính chất hiện đại có thể nhịp bước và hòa nhập với nền văn học thế giới.
  • B. Là quá trình mang cái tôi vào trong văn học.
  • C. Là làm cho văn học có thêm sức hút từ nghệ thuật và nội dung.
  • D. Là sáng tạo thêm nhiều thể loại văn học mới, khai thác nhiều khía cạnh của văn học.

 

Câu 2: Cũng theo Trần Đăng Suyền qúa trình hiện đại hóa văn học diễn ra trên phương diện nào?

  • A. Phương diện nội dung
  • B. Phương diện nghệ thuật
  • C. Trên tất cả các mặt và nhiều phương diện
  • D. Trên phương diện cách tân nghệ thuật và thể loại

 

Câu 3: Những thể loại văn học mới nào đã xuất hiện khi thực hiện quá trình hiện đại hóa văn học?

  • A. Kịch nói, phóng sự, truyện ngắn
  • B. Kịch nói, phóng sự, tiểu thuyết
  • C. Kịch nói, phóng sự, phê bình văn học
  • D. Thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch nói.

 

Câu 4: Quá trình hiện đại hóa văn học kéo theo việc hiện đại hóa ngôn ngữ như thế nào?

  • A. Sử dụng chữ Quốc ngữ thay cho chữ Hán và chữ Nôm.
  • B. Sử dụng song song 3 loại chữ Quốc ngữ, chữ Hán và chữ Nôm.
  • C. Sử dụng chữ Quốc ngữ cùng chữ Hán và bỏ chữ Nôm.
  • D. Sử dụng chữ Quốc ngữ cùng chữ Nôm bỏ đi chữ Hán.

 

Câu 5: Quá trình hiện đại hóa tác động như thế nào đến văn học Việt Nam?

  • A. Làm biến đổi toàn diện và sâu sắc diện mạo nền văn học Việt Nam.
  • B. Thay đổi sâu sắc về quan niệm sáng tác của các tác giả.
  • C. Thay đổi toàn bộ hệ thống ngôn ngữ văn học
  • D. Thay đổi về tầng lớp công chúng văn học.

 

Câu 6: Khi nói về con người văn học trong thời kì hiện đại các nhà văn hướng đến điều gì?

  • A. Nói về con người xã hội, con người công dân vì tinh thần phi ngã, vô ngã.
  • B. Văn học hiện đại không chỉ nói về con người công dân, con người xã hội mà còn nói tới con người trên tinh thần giai cấp, con người tự nhiên, con người cá nhân và cả con người với đời sống tâm linh.
  • C. Mối quan hệ giữa con người với vũ trụ, với những rung động thầm kín.
  • D. Nói về con người với mối quan hệ với thiên nhiên, với cuộc đời và những rung cảm trong cuộc sống.

 

Câu 7: Sự truyền bá rộng rãi chữ Quốc ngữ đã ảnh hưởng đến thể loại văn học nào?

  • A. Thơ
  • B. Kịch nói
  • C. Văn xuôi hiện đại
  • D. Phê bình văn học

 

Câu 8: Điền vào chỗ trống: “Sự phát triển của chữ Quốc ngữ và …. đã tác động đến sự phát triển của văn xuôi Quốc ngữ?”

  • A. Báo chí
  • B. Tôn giáo
  • C. Văn hóa
  • D. Chữ Hán

 

II. THÔNG HIỂU (07 CÂU)

Câu 1: Hai tờ báo nào được coi là có đóng góp quan trọng cho sự phát triển của nền xuôi Quốc ngữ?

  • A.   Đông Dương thời báo và Nam Phong
  • B.   Đông Dương tạp chí và Nam Phong
  • C.   Đông Dương tạp chí và Tao đàn
  • D. Tao đàn và Nhân dân

 

Câu 2: Thế nào là văn học hiện đại Việt Nam?

  • A. Là sự thoát li khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức văn học phương Tây.
  • B. Là việc sử dụng chữ Quốc ngữ trong sáng tác văn học.
  • C. Là sự đổi mới về cảm quan nghệ thuật.
  • D. Là sự hòa nhập với văn học thế giới.

 

Câu 3: Quan niệm nghệ thuật trong văn học hiện đại là:

  • A. Khu biệt văn chương với sử, triết, coi trọng tính thẩm mỹ của văn chương. Không phủ nhận giá trị nhận thức và giáo dục của văn chương nhưng đề cao tính chân thực và tính thẩm mỹ hướng văn chương đến cái đẹp.
  • B. Coi văn chương là phương tiện truyền bá đạo lý.
  • C. Văn sử triết bất phân.
  • D. Đề cao tính chân thực và thẩm mỹ hướng văn chương đến cái đẹp.

 

Câu 4: Dòng nào nói đúng nhất về quan điểm sáng tác của văn học hiện đại:

  • A. Đề cao ý thức cá nhân, con người cá nhân, cá thể được khai thác, phản ánh đa dạng nhiều khía cạnh qua các giai đoạn văn học.
  • B. Tuân thủ tính quy phạm nghiêm ngặt, chặt chẽ.
  • C. Có tính trang nhã, sử dụng nhiều ước lệ tượng trưng.
  • D. Có tính phi cá thể, hạn chế việc biểu lộ con người cá nhân, cá thể hướng đến các vân đề chung của xã hội, dân tộc.

 

Câu 5: Văn học hiện đại Việt Nam có thể chia làm mấy giai đoạn?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

 

Câu 6: Đặc điểm của nền văn học hiện đại Việt Nam trong giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến 1945 là:

  • A. Vẫn còn ảnh hưởng sâu đậm bởi văn học trung đại.
  • B. Từng bước hiện đại hóa, phát triển với nhịp độ đặc biệt mau lẹ, có sự phân hóa thành nhiều xu hướng vừa đấu tranh vừa bổ trợ vừa tương tác trong quá trình phát triển.
  • C. Văn học đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng phục vụ các nhiệm vụ chính trị cổ vũ chiến đấu, hướng về đại chúng.
  • D. Chủ yếu sáng tác theo khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn cách mạng.

 

Câu 7: Dòng nào nói đúng nhất về đặc điểm của văn học hiện đại Việt Nam giai đoạn 1945-1975?

  • A. Văn học vận động theo hướng dân chủ hóa, lấy tư tưởng nhân bản và sự thức tỉnh ý thức cá nhân là nền tảng cho tư tưởng và cảm hứng nhân đạo.
  • B. Nền văn học từng bước hiện đại hóa và phát triển với nhịp độ đặc biệt mau lẹ, có sự phân hóa thành nhiều xu hướng vừa đấu tranh vừa bổ trợ vừa tương tác trong quá trình phát triển.
  • C. Nền văn học đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, phục vụ các nhiệm vụ chính trị, cổ vũ chiến đấu. Nền văn học hướng về đại chúng chủ yếu sáng tác theo khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn cách mạng.
  • D. Nền văn học có sự phong phú đa dạng về đề tài, chủ đề thủ pháp nghệ thuật, đề cao cá tính sáng tạo của nghệ sĩ và đổi mới cách nhìn, cách tiếp cận hiện thực, con người.

 

III. VẬN DỤNG (04 CÂU)

Câu 1: Những thủ pháp hậu hiện đại trong tiểu thuyết là:

  • A. Siêu hư cấu
  • B. Dòng ý thức
  • C. Người kể chuyện không đáng tin cậy
  • D. Siêu hư cấu, dòng ý thức và người kể chuyện không đáng tin cậy.

 

Câu 2: Văn học hiện đại Việt Nam bắt đầu từ khoảng thời gian nào?

  • A. Từ cuối thế kỉ XIX
  • B. Từ đầu thế kỉ XX
  • C. Từ năm 1945
  • D. Trong khoảng từ 1945- 1954

 

Câu 3: Dòng nào nói không đúng về đặc điểm văn học hiện đại Việt Nam thời kì sau năm 1975?

  • A. Văn học vận động theo hướng dân chủ hóa, lấy tư tưởng nhân bản và sự thức tỉnh ý thưc cá nhân là nền tảng cho tư tưởng và cảm hứng nhân đạo.
  • B. Văn học có sự phong phú đa dạng hơn về dề tài, chủ đề, thủ pháp nghệ thuật đề cao tính sáng tạo của nghệ sĩ.
  • C. Văn học đổi mới cách nhìn cách tiếp cận về hiện thực con người, đề cao tính đối thoại trong văn chương.
  • D. Nền văn học hướng về đại chúng chủ yếu sáng tác theo khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn cách mạng.

 

Câu 4: Khi nghiên cứu một vấn đề văn học hiện đại bạn cần chú ý điều gì?

  • A.  Chọn được vấn đề phù hợp, cụ thể, vừa sức, cung cấp thêm thông tin hay nhận thức mới mẻ cho người đọc.
  • B.  Chọn các tác giả nổi tiếng có nhiều tác phẩm lớn.
  • C.  Nên chọn các vấn đề có tính thời sự và có liên quan trực tiếp đến đời sống.
  • D. Đi sâu vào khai thác nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

 

 

IV. VẬN DỤNG CAO (1 CÂU)

Câu 1: Sự khác biệt về mối quan hệ giữa người sáng tác và người đọc của văn học trung đại và văn học điện đại Việt Nam là gì?

  • A. Coi văn chương là một nghề để kiếm sống. Người đọc có vai trò quan trọng trong việc quyết định số phận của tác phẩm.
  • B. Văn chương không phải là một nghề kiếm sống, sáng tác văn chương chủ yếu để tỏ lòng, tỏ chí.
  • C. Mối quan hệ giữa người đọc và người sáng tác không được quan tâm rõ rệt.
  • D. Văn chương chính là một cách để biểu đạt ý thích, nguyện vọng mà người viết muốn truyền đạt.

 

B. ĐÁP ÁN

I. NHẬN BIẾT (08 CÂU)

1. A2. C3. C4. A5. A6. B7. C8. A

 

II. THÔNG HIỂU (07 CÂU)

1. B2. A3. A4. A5. B6. B7. C

 

III. VẬN DỤNG (04 CÂU)

1.D2. B3. D4. A

 

IV. VẬN DỤNG CAO (01 CÂU)

1. A

 

 

 

 

 

 

Trắc nghiệm chuyên đề ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm chuyên đề ngữ văn 12 chân trời sáng tạo

Đang liên tục được cập nhật.....

=> Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo

Từ khóa: câu hỏi trắc nghiệm chuyên đề ngữ văn 12 chân trời sáng tạo, đề trắc nghiệm ngữ văn chuyên đề 12 chân trời sáng tạo có đáp án, trắc nghiệm ngữ văn 12 chuyên đề chân trời sáng tạo trọn bộ, tổng hợp đề trắc nghiệm ôn tập ngữ văn 12 CTST

Tài liệu quan tâm

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay