Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo

Giáo án dạy thêm Ngữ văn 12 - Chân trời sáng tạo. Giáo án dạy thêm là giáo án ôn tập và củng cố kiến thức bài học cho học sinh. Phần này dành cho giáo viên dạy vào buổi chiều hoặc các buổi dạy tăng cường. Một số nơi gọi là giáo án buổi 2, giáo án buổi chiều. Hi vọng, giáo án mang tới sự hữu ích cho thầy cô dạy Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo

Một số tài liệu quan tâm khác


Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

ÔN TẬP VĂN BẢN: TRÀNG GIANG

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Ôn tập những kiến thức về tác giả Huy Cận và bài thơ Tràng Giang.
  •  Phân tích những đặc sắc liên quan đến hình ảnh cũng như phong cách nghệ thuật của tác phẩm.
  • Ghi nhớ, khắc sâu những đặc điểm của thể loại tác phẩm, xác định được bố cục, đặc sắc nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Tràng Giang.
  1. Năng lực 
  • Năng lực chung
  • Năng lực tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh để hiểu về văn bản đã học.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác để giải quyết vấn đề về văn bản đã học.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến bài học; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.
  • Năng lực đặc thù
  • Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác phẩm Tràng giang.
  • Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác phẩm.
  • Năng lực phân tích, đánh giá được đặc điểm nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm.
  • Năng lực cảm thụ văn học: bình luận, nêu cảm nhận riêng về những chi tiết tiêu biểu trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm.
  • Năng lực đọc hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại: phân tích ý nghĩa hình tượng nghệ thuật, đánh giá những sáng tạo độc đáo của nhà thơ.
  • Năng lực phân tích, so sánh văn bản với các văn bản khác cùng chủ đề.
  1. Về phẩm chất
  • Tình yêu nước và quê hương thắm thiết.
  1. PHƯƠNG TIỆN VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên
  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập;
  • Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà.
  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 12, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi, bảng nhiệm vụ học tập đã thực hiện tại nhà.
  2. TIẾN TRÌNH ÔN TẬP
  3.  KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS kết nối với kiến thức đã học buổi sáng để trả lời nhanh các câu hỏi Giáo viên giao.

b. Nội dung: GV đặt câu hỏi để HS nghiên cứu trả lời.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 

  • GV đặt câu hỏi: Cảnh chiều tà luôn khơi gợi cho thi nhân rất nhiều cảm xúc. Em hãy đọc một số bài thơ viết về cảnh hoàng hôn hay nhất mà mình biết?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

  • HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

  • GV mời một số HS đứng dậy trả lời câu hỏi.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

  • GV nhận xét chốt đáp án:

+ HS kể tên và đọc 1 số bài thơ viết về cảnh chiều tà: Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan), Mộ (Hồ Chí Minh),…

GV dẫn dắt vào bài: Nhận xét về Huy Cận, trong cuốn Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh đã viết: "Người nói cùng ta nỗi buồn nơi quán chật đèo cao, nỗi buồn của sông dài trời rộng, nỗi buồn của người lữ thứ dừng ngựa trên non, buồn đêm mưa, buồn nhớ bạn. Và cũng như người đã làm thơ với những cái hình như không có gì nên thơ, người tìm ra thơ trong những chốn ta tưởng không còn thơ nữa. Người đã gọi dậy cái hồn buồn của Đông Á, người đã khơi lại cái mạch sầu mấy nghìn năm vẫn ngấm ngầm trong cõi đất này“. Và Tràn giang đã chứng minh cho nhận định đó. Trong bài học ngay hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau ôn tập về văn bản Tràng giang.

B. ÔN TẬP KIẾN THỨC VĂN BẢN TRÀNG GIANG

  1. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, nắm chắc các đơn vị kiến thức, rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản Tràng Giang, nhận diện và phân tích các bút pháp nghệ thuật thể hiện trong bài thơ. 
  2. Nội dung: Vận dụng các phương pháp đàm thoại gợi mở, hoạt động nhóm để ôn tập. 
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của cá nhân hoặc sản phẩm nhóm. 
  4. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSSẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Hiểu biết chung về tác giả - tác phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.

GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học về văn bản Tràng giang, trả lời câu hỏi:

- Trình bày một số hiểu biết của em về tác giả?

anh-minh-hoa-huy-can-4

- Trình bày hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.  

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận.

- GV mời 1 – 2 HS trình bày các nội dung:

+ Hiểu biết về tác giả

+ Hoàn cảnh sáng tác tác phẩm.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức bài học

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.

- GV chia HS cả lớp thành 5 nhóm.

- GV yêu cầu các nhóm đọc văn bản Tràng giang và trả lời câu hỏi:

+Em hiểu như thế nào về nhan đề và lời đề từ của bài thơ?

+ Em hãy trình bày nội dung khổ 1-2-3-4 của bài thơ?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

- HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ. 

- GV quan sát, hỗ trợ các nhóm (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.

- GV mời đại diện 5 nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu các nhóm lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhóm bạn (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Tổng kết

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.

GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân: Trình bày đặc sắc nội dung và nghệ thuật của tác phẩm?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

- HS làm việc cá nhân, rút ra kết luận theo thể loại về văn bản.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.

- GV mời đại 1 – 2 HS trình bày về nội dung, hình thức văn bản.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

1. Hiểu biết chung về tác giả - tác phẩm

a. Tác giả

- Tên khai sinh: Cù Huy Cận.

- Sinh năm: 1919 – 2005.

- Quê quán: Làng Ân Phú, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.

- Huy Cận được bầu vào Ủy ban dân tộc giải phóng toàn quốc. Sau CMT8 ông giữ nhiều trọng trách quan trọng trong chính quyền.

- Huy Cận yêu thích thơ ca Việt Nam, thơ đường và chịu nhiều sự ảnh hưởng sâu sắc của văn học Pháp.

- Tác phẩm tiêu biểu: Lửa thiêng, Vũ trụ ca, Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa.

b. Xuất xứ tác phẩm

- In trong tập Lửa thiêng.

- Vào mùa thu năm 1939 khi đứng trước sông Hồng mênh mênh sông nước.

- Bài thơ khắc họa khung cảnh mênh mông thông qua đó nhà thơ bộc lộ lòng yêu nước thầm kín mà sâu sắc.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Nhắc lại kiến thức bài học

a. Nhan đề và lời đề từ

- Nhan đề:

+ Từ hán việt “Trang giang” hai âm “ang”, âm mở tạo nên tiếng vang.

+ Vần “ang” tạo dự âm vang xa, trầm lắng, mênh mông.

=> Gợi không khí cổ kính khái quát nỗi buồn mênh mang rợn ngợp.

b. Lời đề từ:

+ Thâu tóm cả tình: “bâng khuâng”, “nhớ” và cảnh “trời rộng”, “sông dài”.

+ Thể hiện nội dung tư tưởng và ý đồ nghệ thuật của tác giả.

+ Nỗi buồn trước cảnh vũ trụ bao la bát ngát.

+ Hình ảnh thiên nhiên rộng lớn, tâm sự của cái tôi cô đơn mang nhiều nỗi niềm.

  1. Khổ 1

+ Hình ảnh: sóng gợn, thuyền, nước song song…=> sông nước mênh mông, vô tận

+ Củi một cành khô >< lạc mấy dòng => sự chìm nổi cô đơn biểu tượng về thân phận con người lênh đênh.

+ Tâm trạng: buồn điệp điệp thể hiện nỗi buồn da diết, miên man.

=> Hình ảnh, nhạc điệu và cách gieo vần nhịp nhàng và dùng nhiều từ láy, khổ thơ diễn tả nỗi buồn trầm lắng trước thiên nhiên.

d. Khổ 2

- Cảnh thiên nhiên: cồn nhỏ lơ thơ, gió đìu hiu.

- Âm thanh: tiếng chợ chiều…

- Hình ảnh: trời sâu chót vót.

=> Cách gieo vần tài tình, âm hưởng trầm bổng… nhà thơ cố tìm sự giao cảm với vũ trụ cao rộng nhưng tất cả đều đóng kín.

e. Khổ 3

- Hình ảnh: bèo dạt.

- Câu hỏi: về đâu.

- Không cầu không đò => không có sự giao lưu kết nối.

=> Bức tranh thiên nhiên thấm đượm tình người mang nặng nỗi buồn bâng khuâng, nỗi bơ vơ của kiếp người.

f. Khổ 4

- Hình ảnh ước lệ, cổ điển: mây chim….

- Tâm trạng: không khói âm hưởng thơ Đường nhưng thể hiện mới.

=> Đằng sau nỗi buồn nỗi sầu trước không gian và vũ trụ là tâm sự yêu nước thầm kín của một tri thức bơ vơ, bế tắc trước cuộc đời.

3. Tổng kết

a. Nội dung

+ Tràng giang” là một bài thơ mới mang vẻ đẹp cổ điển, qua tác phẩm Huy Cận bộc lộ nỗi buồn của cái tôi cô đơn trước vũ trụ rộng lớn, nỗi sầu nhân thế, niềm khao khát hòa nhập với cuộc đời và tình cảm tha thiết đối với quê hương, đất nước mà thầm kín.

b. Nghệ thuật

+ Sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố cổ điển và hiện đại.

+ Bút pháp tả cảnh giàu tính tạo hình, hệ thống từ láy giàu giá trị biểu cảm.

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về văn bản Tràng giang.

b. Nội dung:

- GV đưa ra câu hỏi để HS củng cố kiến thức bài Tràng giang.

- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo văn bản đọc. 

c. Sản phẩm:

- Phiếu bài tập của HS.

- Câu trả lời các câu hỏi vận dụng.

d. Tổ chức thực hiện

Nhiệm vụ 1: HS hoàn thành phiếu bài tập 

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chuyển giao phiếu bài tập cho HS:

Trường THPT:………………………

Lớp:…………………………………..

Họ và tên:……………………………..

 

PHIẾU BÀI TẬP

VĂN BẢN TRÀNG GIANG

Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Ấn tượng về một vòm trời mỗi lúc một thêm cao, sâu đến rợn ngợp trong dòng thơ "Nắng xuống, trời lên sâu chót vót" (Tràng giang, Huy Cận) không được trực tiếp tạo ra từ đâu?

A. Từ sắc vàng của "nắng", sắc xanh của "trời".

B. Từ cách dùng các động từ vận động (xuống, lên).

C. Từ cấu trúc đăng đối ("nắng xuống, trời lên").

D. Từ kết hợp từ độc đáo (sâu chót vót).

Câu 2: Nỗi buồn mênh mông trước cảnh trời rộng sông dài được Huy Cận nhấn mạnh bằng ý thơ:

A. Sự thiếu vắng những bến đò, cây cầu nối hai bờ Tràng giang.

B. Sự thiếu vắng âm thanh cuộc sống con người.

C. Sự thiếu vắng màu sắc của khung cảnh thiên nhiên.

D. Sự thiếu vắng hình ảnh của sự sống con người.

Câu 3: Ấn tượng, cảm giác chung dễ thấy nhất về khung cảnh, không khí của "tràng giang" trong bài thơ Tràng giang của Huy Cận toát ra từ khổ thơ thứ hai là gì?

A. Hoang vắng, trơ trọi, quạnh quẽ.

B. Trơ trọi, hoang vắng.

C. Quạnh quẽ.

D. Hoang vắng.

Câu 4: Trong khổ hai bài Tràng giang của Huy Cận, thi sĩ dùng cái gì để diễn tả sự vắng lặng, cô tịch của không gian?

A. Sự thiếu vắng hình ảnh sự sống con người.

B. Sự thiếu vắng tình người.

C. Sự thiếu vắng âm thanh và ánh sáng.

D. Sự thiếu vắng âm thanh sự sống con người.

Câu 5: Theo Huy Cận, viết câu thơ "Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu" trong bài Tràng giang, ông đã học tập từ một câu thơ dịch "Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò" thuộc tác phẩm nào?

A. Chinh phụ ngâm.

B. Thu hứng.

C. Cung oán ngâm khúc.

D. Tì bà hành.

Câu 6: Âm điệu chung của bài thơ là gì?

A. Nhẹ nhàng, thanh thoát.

B. Buồn man mác, sâu lắng.

C. Vui tươi, hóm hỉnh, dí dỏm.

D. Sinh động, nhộn nhịp.

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài luyện tập vào vở.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trình bày trước lớp. 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV gợi ý:

1. A2. B3. A4. D5. A6. B

 

Nhiệm vụ 2: Luyện tập theo văn bản 

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn làm bài vào vở, cho HS luyện tập theo những nhiệm vụ cụ thể sau:

Câu 1: Hãy nhận xét về cách sử dụng hệ thống từ láy trong tác phẩm Tràng giang của Huy Cận?

Câu 2: Sự sáng tạo của Huy Cận qua hai câu cuối?

Câu 3: Anh/chị hiếu thế nào về câu thơ đề từ “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” (Tràng giang – Huy Cận)? Đề từ đó có mối liên hệ gì với bực tranh thiên nhiên và tâm trạng của tác giả trong bài thơ?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài luyện tập vào vở.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trình bày trước lớp. 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo

Đang liên tục cập nhật ....

=> Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo

Từ khóa: giáo án dạy thêm ngữ văn 12 sách mới, giáo án dạy thêm chân trời ngữ văn 12, giáo án ngữ văn 12 dạy thêm cv 5512 sách mới, giáo án dạy thêm 5512 ngữ văn 12 sách chân trời sáng tạo

Tài liệu giảng dạy môn Ngữ văn THPT

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án đại số 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hình học 12 chân trời sáng tạo

Giáo án sinh học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án vật lí 12 chân trời sáng tạo

Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo
Giáo án âm nhạc 12 chân trời sáng tạo

Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 2

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 
 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề vật lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề sinh học 12 chân trời sáng tạo

Giáo án chuyên đề lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề địa lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề âm nhạc 12 chân trời sáng tạo

Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 
 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay