Kênh giáo viên » Ngữ văn 12 » Câu hỏi và bài tập tự luận ngữ văn 12 chân trời sáng tạo

Câu hỏi và bài tập tự luận ngữ văn 12 chân trời sáng tạo

Dưới đây là loạt câu hỏi và bài tập tự luận ngữ văn 12 chân trời sáng tạo. Bài tập tự luận chia 4 mức độ khác nhau: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao theo từng bài học sẽ hữu ích trong việc ôn tập, kiểm tra bài cũ, phiếu học tập, đề thi, kiểm tra...File tải về bản word, có đáp án và đầy đủ bài tập tự luận của các bài học. Kéo xuống để tham khảo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Câu hỏi và bài tập tự luận ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Câu hỏi và bài tập tự luận ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Câu hỏi và bài tập tự luận ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Câu hỏi và bài tập tự luận ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Câu hỏi và bài tập tự luận ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Câu hỏi và bài tập tự luận ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Câu hỏi và bài tập tự luận ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Câu hỏi và bài tập tự luận ngữ văn 12 chân trời sáng tạo

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

 

BÀI 1: NHỮNG SẮC ĐIỆU THI CA ( THƠ CỔ ĐIỂN VÀ LÃNG MẠN)

VĂN BẢN 2: TRÀNG GIANG  
(14 câu)

 

1. NHẬN BIẾT (4 câu)

Câu 1: Anh (chị) hiểu thế nào về câu thơ đề từ “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” của bài thơ “Tràng Giang”? Đề từ đó có mối liên hệ gì với bức tranh thiên nhiên và tâm trạng của tác giả trong bài thơ?

Trả lời:

Lời đề từ “bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”

Bâng khuâng: thể hiện được nỗi lòng của nhà thơ, thấy mênh mông, vô định, khó tả nổi cảm xúc trước không gian rộng lớn.

Trời rộng, được nhân hóa “nhớ sông dài” cũng chính là ẩn dụ nỗi nhớ của nhà thơ.

“Tràng Giang” thể hiện, triển khai tập trung cảm hứng ở câu đề từ.

 

Câu 2: Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ “Tràng Giang”.

Trả lời:

Giá trị nội dung: “Tràng giang” là một bài thơ mới mang vẻ đẹp cổ điển, qua tác phẩm Huy Cận bộc lộ nỗi buồn của cái tôi cô đơn trước vũ trụ rộng lớn, nỗi sầu nhân thế, niềm khao khát hòa nhập với cuộc đời và tình cảm tha thiết đối với quê hương, đất nước mà thầm kín.

Giá trị nghệ thuật: Bài thơ vừa mang âm hưởng Đường thi vừa toát lên vẻ hiện đại, là một bài thơ tiêu biểu cho phong trào thơ Mới.

 

Câu 3: Qua bài thơ “Tràng Giang” tác giả muốn gửi gắm điều gì?

Trả lời:

"Tràng Giang" là một bài ca về tình yêu quê hương, đất nước nó dọn đường cho các tác phẩm sau này của Huy Cận như "Đất nở hoa" hay "Những bài thơ cuộc đời".

 

Câu 4: Giới thiệu về tác giả Huy Cận

Trả lời:

 + Huy Cận (1919 – 2005) tên khai sinh là Cù Huy Cận, quê ở huyện Hương Sơn (nay là huyện Vũ Quang), tỉnh Hà Tĩnh, ông học trung học ở Huế, năm 1939, ra Hà Nội học ở trường Cao đẳng Canh nông. Huy Cận tham gia Mặt trận Việt Minh từ năm 1942, sau Cách mạng, ông liên tục giữ nhiều trọng trách trong Chính phủ: Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Bộ trưởng đặc trách công tác Văn hoá – nghệ thuật tại Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng kiêm Chủ tịch Uỷ ban Trung ương liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam,… Năm 1996, Huy Cận được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

 + Huy Cận là một trong những gương mặt tiêu biểu của thi ca Việt Nam hiện đại. Cùng với Xuân Diệu, ông nổi danh từ phong trào Thơ mới và đôi bạn Xuân – Huy đã trở thành bạn thơ thân thiết gắn bó suốt cuộc đời. Thơ Huy Cận hàm súc, giàu chất suy tưởng và mang tính triết lí. Cảm hứng vũ trụ được thắp lên từ thời Lửa thiêng vẫn tiếp tục được khơi nguồn trong hàng loạt thi phẩm nhà thơ sáng tác sau Cách mạng, là một trong những nhà thơ xuất sắc của phong trào Thơ Mới với hồn thơ áo não.

Thơ Huy Cận hàm súc, giàu chất suy tưởng, triết lí

 

2. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Nêu cảm nghĩ về âm điệu chung của toàn bài thơ “Tràng Giang”.

Trả lời:

 + Âm điệu chung của bài thơ: Buồn, bâng khuâng, man mác da diết, sầu lặng.

 + Cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến, trầm buồn trước mênh mông sóng nước, cuộc đời.

 + Nhịp thơ 3/4 tạo âm điệu đều đều, trầm buồn như sóng biển trên sông.

 + Sự luân phiên BB/ TT/ BB- TT/ BB/ TT có nhiều biến điệu trong khi sử dụng nhiều từ láy nguyên với sự lặp lại đều đặn tạo âm hưởng trôi chảy triền miên cùng nỗi buồn vô tận trong cảnh và hồn người.

 

Câu 2: Vì sao nói bức tranh thiên nhiên trong bài thơ “Tràng Giang” đậm màu sắc cổ điển mà vẫn gần gũi, thân thuộc?

Trả lời:

 + Bài thơ tạo nên bức tranh thiên nhiên cổ kính, hoang sơ:

·      Không gian: mênh mông, bao la, rộng mở.

·      Cảnh vật hiu quạnh, hoang vắng, đơn lẻ, hiu hắt buồn.

·      Cổ kính, trang nghiêm, đậm chất Đường Thi.

·      Các hình ảnh cổ: thuyền, nước, nắng, sông dài, trời rộng, bóng chiều, khói hoàng hôn…

·      “Tràng Giang” vẫn chứa nét mới, nét hấp dẫn của thơ hiện đại: âm thanh tự nhiên, âm thanh cuộc sống bình dị, mộc mạc được đưa vào thơ

·      Sự hòa quyện, đan cài giữa chất cổ điển, sự gần gũi, thân thuộc tạo cho bài thơ vẻ đẹp độc đáo, đơn sơ mà tinh tế, cổ điển mà hiện đại

 

Câu 3: Tình yêu thiên nhiên ở “Tràng Giang” có thấm đượm lòng yêu nước thầm kín không? Vì sao?

Trả lời:

Huy Cận thể hiện nỗi buồn trong cảnh nước nhà mất chủ quyền, vì thế ông bơ vơ trước thiên nhiên hoang vắng, niềm tha thiết với tự nhiên, cảnh vật cũng theo đó nhuốm buồn.

Niềm tha thiết với thiên nhiên, tạo vật cũng là niềm thiết tha với quê hương, đất nước.

Thực tế, ở phương diện nào đó Tràng Giang là bài thơ thể hiện tình yêu đất nước, non sông.

Nỗi buồn trước cảnh mất nước được hòa quyện trong cảnh vật của tự nhiên,

Thông qua việc miêu tả cảnh vật, ông gián tiếp thể hiện tấm lòng yêu nước và nỗi buồn của mình

 

Câu 4: Cảnh tràng giang được miêu tả qua những hình ảnh, âm thanh như thế nào trong khổ 2? Qua đó bộc lộ tâm trạng gì của tác giả?

Trả lời:

 + Cảnh sông: cồn nhỏ lơ thơ, gió đìu hiu, cây cối lơ thơ gợi lên cái vắng lặng ,lạnh lẽo cô đơn đến rợn ngợp.

 + Âm thanh:Tiếng chợ chiều gợi lên cái mơ hồ, âm thanh yếu ớt gợi thêm không khí tàn tạ,vắng vẻ.

 + Hình ảnh: Trời sâu chót vót -> cách dùng từ tài tình, ta như thấy bầu trời được nâng cao hơn, khoáng đãng hơn. Sông dài,trời rộng >< bến cô liêu -> Sự tương phản giữa cái nhỏ bé và cái vô cùng…  nhưng không làm cho cảnh vật sống động mà càng chìm sâu vào tĩnh lặng, cô đơn hiu quạnh.

 + Từ ngữ: lơ thơ, cồn nhỏ, đìu hiu, làng xa, vãn chợ chiều, cô liêu  -> Không gian buồn vắng. Nghệ thuật dùng từ láy gợi tả sự hắt hiu, thê thảm...Không một âm thanh, không một tiếng động, có văng vẳng hơi tiếng con người ở một phiên chợ chiều đã vãn nhưng mơ hồ - càng gợi sự tàn tạ, vắng vẻ, cô đơn.

 + Không gian hai chiều:

nắng xuống/ trời lên/ sâu chót vót

sông dài/ trời rộng/ bến cô liêu

 + Nghệ thuật đối, sự đối lập giữa con người với vũ trụ: con người càng nhỏ bé trước không gian rộng lớn ấy. Hình ảnh thơ mang màu sắc cổ điển.

 -> Với cách gieo vần tài tình, âm hưởng trầm bổng, Huy Cận cố tìm sự giao cảm với vũ trụ cao rộng nhưng tất cả đều đóng kín. Khi viết “sâu chót vót”, tác giả không chỉ muốn diễn tả độ cao của bầu trời mà còn muốn biểu hiện cảm giác chới với, rợn ngợp của con người khi đối diện với cái hun hút, thăm thẳm của vũ trụ.

 

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Phân tích những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ “Tràng Giang”

Trả lời:

“Tràng Giang” có nhiều đặc sắc về nghệ thuật:

Thể thơ thất ngôn trang nghiêm, cổ kính, với cách ngắt nhịp quen thuộc tạo nên sự hài hòa.

Thủ pháp tương phản được sử dụng triệt để: hữu hạn/ vô hạn; nhỏ bé/ lớn lao, không/ có…

Sử dụng đa dạng các kiểu từ láy: Láy âm (Tràng Giang, đìu hiu, chót vót…) láy hoàn toàn (điệp điệp, song song, lớp lớp, dợn dợn…)

Linh hoạt các biện pháp tu từ: Hữu hạn/ vô hạn, nhỏ bé/ lớn, không/ có…

 

Câu 2: Cách cảm nhận không gian và thời gian của bài thơ “Tràng Giang” có gì đáng chú ý?

Trả lời:

Tràng Giang khắc họa không gian rộng lớn của sóng, nước, sông chảy về vô tận.

 + Không gian được mở rộng theo nhiều chiều, lan tỏa sang đôi bờ.

 + Chiều thứ ba của không gian vũ trụ mở với bầu trời sâu chót vót.

 + Cả ba chiều của không gian nỗi buồn, nỗi cô đơn như không có giới hạn.

Nhà thơ mang nặng nỗi sầu nhân thế và nỗi cô đơn của chính mình.

 + Tràng Giang của trời đất, của tâm tưởng nhà thơ không những xuôi theo dòng nước còn xuôi từ hiện tại về quá khứ. Thời gian ở đây là buổi chiều tà, cảm nhận thời gian vừa cụ thể, vừa gợi cảm lại thể hiện đúng tâm trạng buồn hiu hắt tác giả.

Nhà thơ trở về hiện tại để tìm điểm tựa tinh thần ở quê hương, đất nước.

Không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật ở Tràng Giang góp phần vào việc thể hiện sâu sắc, tình cảm và tư tưởng của tác giả.

 

Câu 3: Vì sao câu thơ cuối bài “Tràng Giang”: "Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà" lại làm cho người đọc liên tưởng đến hai câu thơ trong bài "Lầu Hoàng Hạc" của Thôi Hiệu?

Trả lời:

Trong câu thơ “Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai” của Huy Cận gợi nhớ tới câu thơ trong bài Hoàng Hạc Lâu bởi:

Cả hai tác giả đều viết về khói sóng buổi hoàng hôn, cùng với nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương nhưng lạ có sự khác biệt tiêu biểu cho thơ cũ, thơ cổ điển, thơ mới, thơ hiện đại.

Thơ cũ, tả cảnh ngụ tình, gợi tâm trạng. Thơ mới, thơ của cái tôi với nỗi sầu nhân thế, cái sầu nội tâm không cần mượn tới ngoại cảnh vẫn có thể thể hiện được những cung bậc cảm xúc đa chiều.

 

Câu 4: Chỉ ra chất cổ điển và hiện đại của bài thơ “Tràng Giang”

Trả lời:

Chất cổ điển

 + Đề tài sông nước: Đây là đề tài quen thuộc của thi sĩ muôn đời, đặc biệt là thơ cổ

 + Nhan đề “Tràng giang”: Tràng giang là từ Hán Việt sắc thái trang trọng, cổ kính phảng phất phong vị Đường thi.

 + Tứ thơ: Mượn không gian hùng vĩ, đượm buồn khi chiều xuống, nhà thơ gửi gắm tâm sự của mình. Không gian càng mênh mông, rợn ngợp, con người càng nhỏ bé, cô đơn, kiếp người lênh đênh giữa dòng đời không biết đi đâu về đâu. Đây là tứ thơ quen thuộc trong thơ cổ.

 + Thể thơ: Bài thơ được sáng tác theo thể thất ngôn: có khả năng bày tỏ suy tư, cảm xúc mênh mang của con người.

 + Tác giả vận dụng tự nhiên, nhuần nhuyễn lối đối hài hòa của thơ cổ.

 + Cách ngắt nhịp truyền thống 2/2/3; 4/3 tạo sắc thái cổ kính, trang trọng.

 + Thi liệu: Đọc bài thơ, ta bắt gặp nhiều hình ảnh quen thuộc trở đi trở lại trong áng văn thơ cổ điển

 + Dòng sông dài mênh mông vắt ngang bầu trời cao rộng; bến vắng cô liêu; con thuyền lênh đênh xuôi ngược; cánh chim nhỏ chao nghiêng dưới ánh hoàng hôn...

 + Hình ảnh thơ chia thành hai hệ thống đối lập: một bên là thiên nhiên rộng lớn cao rộng, một bên là kiếp người bé nhỏ, cô đơn.

 + Bút pháp: Bút pháp họa vân hiển nguyệt của Đường thi: lấy động tả tĩnh, lấy cái vô hạn để tả cái hữu hạn, lấy cái mênh mông rợn ngợp để tả cái bé nhỏ mong manh...

Chất hiện đại trong thơ:

 - Cách thể hiện trực tiếp cái tôi lãng mạn trước cuộc đời:

 + Mỗi khổ thơ là một nỗi niềm của cái tôi cô đơn trước đất trời:

 + Khổ 1: Cái rùng mình của thân phận trôi dạt trăm ngả trước lớp lớp sóng dồn.

 + Khổ 2: Nỗi ngậm ngùi trước sự sống nhỏ nhoi, mong manh trong âm thanh của tiếng chợ chiều thưa thớt.

 - Nỗi buồn đặc trưng của Thơ mới:

 + Đây là nỗi buồn có nguyên cớ từ đặc điểm tâm hồn, đời sống xã hội bấy giờ. Đó là nỗi buồn nhân thế, nỗi buồn thời cuộc. Nỗi buồn tất yếu khi nhà thơ đa sầu đa cảm ý thức được thân phận và cảnh ngộ của đất nước.

 + Bức tranh thiên nhiên được quan sát dưới lăng kính cảm hứng vũ trụ:

 + Nếu cảm xúc trong bài thơ là cảm xúc của một cái tôi lãng mạn thì cảnh trong bài thơ được nhìn qua một tâm hồn lãng mạn với cảm quan vũ trụ độc đáo.

 + Không gian mở rộng dưới mọi chiều kích (điệp điệp, song song), (nắng xuống, trời lên, sâu chót vót/ Sông dài, trời rộng, bến cô liêu)

 + Trong bài thơ, hoàng hôn không chỉ có buồn mà lấp lánh sắc màu.

 + Một chữ "đùn" cho thấy được sự vận động của thiên nhiên với nội lực tiềm tàng mãnh liệt.

Thi liệu hiện đại:

 + Nhà thơ đã làm mới những thi liệu xưa: "thuyền về nước lại": thuyền nước không gắn bó như thơ cổ mà tan tác, chia lìa.

 + Thi liệu mới mẻ: củi một cành khô lạc mấy dòng.

 + Sử dụng thủ pháp phủ định để nhấn mạnh sự trống trải, lạnh lẽo: "Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều" có hai cách hiểu, dù hiểu theo cách nào thì đều gợi sự liêu vắng, quạnh hiu.

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Viết đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ về vẻ đẹp câu thơ "Củi một cành khô lạc mấy dòng".

Trả lời:

"Củi" là thứ đơn sơ, mộc mạc, chưa từng xuất hiện trong thơ ca mang ý nghĩa biểu tượng. Thế nhưng dưới cái nhìn của Huy Cận, nó lại gợi lên bao cảm xúc khác lạ, mới mẻ trong lòng người đọc. "Cành củi" vốn đã mang cảm giác thật nhỏ bé, một cành củi "khô" ở đây càng gợi lên sự hoang tàn, héo úa. Một cành củi khô lạc lõng giữa dòng chảy mênh mang của dòng sông, bơ vơ, vô định. Nó thậm chí không thể xuôi dòng song song như con thuyền, bị quăng quật theo dòng nước, lạc đến mấy dòng. Lối viết đảo ngữ "củi một cành khô" được sử dụng càng nhấn mạnh nỗi cô đơn, lẻ loi, héo tàn. “Một” gợi lên sự ít ỏi, nhỏ bé, “cành khô” gợi sự khô héo, cạn kiệt nhựa sống, “lạc” mang nỗi sầu vô định, trôi nổi, bập bềnh trên “mấy dòng” nước thiên nhiên rộng lớn mênh mông. Cụm từ “lạc mấy dòng” như muốn nói cành củi khô vốn bé nhỏ lại bị chia rẽ khắp mấy dòng sông. Qua câu thơ, người đọc cũng phát hiện ra tài năng độc đáo của thi nhân Huy Cận. Đó là việc tác giả sử dụng thành công ngòi bút "tả cảnh ngụ tình", mượn hình ảnh của thiên nhiên, tác giả đã nói lên tâm trạng suy tư, trầm lắng, thê lương, buồn man mác và da diết của mình. Đồng thời câu thơ như muốn gợi lên hình ảnh của thân phận nhỏ bé, bơ vơ lênh đênh giữa cuộc đời. Cành củi khô lạc giữa dòng nước dường như chính là hình ảnh biểu tượng cho con người mang trong mình nỗi sầu lo, lạc lõng vô định giữa dòng đời xô đẩy, không biết đi đâu về đâu.

 

Câu 2: Hãy tìm hiểu hai chiều không gian – thời gian và mối quan hệ giữa chúng trong bài thơ.

Trả lời:

Không gian được thể hiện trong bài thơ là khung cảnh tạo vật thiên nhiên với hai sắc thái nổi bật: mênh mông vô biên và hoang sơ hiu quạnh. Còn thời gian trong bài thơ này là chiều muộn ("Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều") đang nghiêng dần về hoàng hôn ("Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa" và "Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà").

– Quan hệ giữa hai chiều này thật rõ rệt.

 + Trước hết, là tác động tương hỗ giữa chúng: phải là buổi chiều thì không gian mới phơi lộ hết vẻ hoang sơ cô quạnh. (Nếu là thời điểm khác trong ngày, diện mạo đó của không gian sẽ không còn rõ nét thế nữa). Cả hai phụ hoạ với nhau tạo nên một khung cảnh thật rợn ngợp, gợi buồn sầu đối với con người, nhất là con người đang là kẻ cô lữ.

 + Đồng thời, cả không gian và thời gian đều vận động. Sông nước, thuyền, củi, bèo bọt, mây trời, chim chiều, bãi bờ,... đều như đang tiếp nối chảy trôi,... Còn buổi chiều càng lúc càng muộn hơn. Sự vận động vừa hữu hình vừa vô hình này cũng phụ hoạ nhau, hoà điệu với nhau khiến cho diện mạo của cảnh vật càng lúc càng âm u, xa vắng, hắt hiu, cảm xúc càng lúc càng nặng nề, u ám.

Câu hỏi và bài tập tự luận ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Câu hỏi và bài tập tự luận ngữ văn 12 chân trời sáng tạo

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Trắc nghiệm tải về là bản word
  • Các câu tự luận có nhiều mức độ, có đáp án
  • Đã có đủ kì I, đang cập nhật liên tục để đến 30/12 có đủ cả năm

PHÍ TÀI LIỆU:

  • 150k/học kì - 200k/cả năm

CÁCH TẢI: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây thông báo và nhận tài liệu

=> Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo

Tài liệu được tặng thêm:


Từ khóa: Câu hỏi và bài tập tự luận ngữ văn 12 chân trời sáng tạo, bài tập ngữ văn 12 CTST, bộ câu hỏi tự luận ngữ văn 12 chân trời sáng tạo

Tài liệu quan tâm

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay