Đề thi giữa kì 2 ngữ văn 12 chân trời sáng tạo (Đề số 1)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo Giữa kì 2 Đề số 1. Cấu trúc đề thi số 1 giữa kì 2 môn Ngữ văn 12 chân trời này bao gồm: đọc hiểu, viết, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2
NGỮ VĂN 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT: ………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0)
Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:
Biển ở quanh ta
Từ khi khởi đầu cách mạng công nghiệp, loài người đã đốt đủ các loại nhiên liệu hóa thạch: than đá, dầu khí và khí đốt tự nhiên, thải thêm 365 tỷ tấn khí carbon vào trong bầu khí quyển. Việc phá rừng đã góp thêm 180 tỷ tấn nữa. Mỗi năm, chúng ta lại thải ra 9 tỷ tấn hoặc tương đương, khối lượng cứ tăng thêm tới 6% mỗi năm. Hậu quả của tất cả những điều đó là nồng độ CO2 trong không khí ngày nay là hơn 400 ppm, cao hơn so với bất cứ thời điểm nào khác trong 800 nghìn năm qua. Có khả năng lớn là nó cũng cao hơn so với bất cứ thời điểm nào trong bảy triệu năm qua. Nếu xu hướng hiện giờ tiếp tục, tới năm 2050 nồng độ CO2 sẽ đạt mức 500 ppm, gần gấp đôi so với mức tiền công nghiệp. Người ta dự tính mức độ gia tăng như thế sẽ tạo ra mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu từ 3,5 tới 7 độ Fahrenheit, và tới lượt nó, nhiệt độ tăng sẽ dẫn tới hàng loạt những sự kiện làm thay đổi thế giới, bao gồm sự biến mất của hầu hết các tảng băng lớn còn lại, làm ngập lụt những hòn đảo thấp và những thành phố ven biển, và làm tan băng ở mỏm Bắc Cực. Nhưng đây mới chỉ là một nửa câu chuyện.
Đại dương chiếm 70% bề mặt trái đất, và ở bất cứ nơi nào nước và không khí tiếp xúc nhau đều có sự trao đổi. Các loại khí trong bầu khí quyển tan vào đại dương và các loại khí đã tan trong đại dương được trả lại vào bầu khí quyển. Khi hai quá trình này cân bằng, lượng khí tan vào và trả lại tương đối bằng nhau. Thay đổi kết cấu của bầu khí quyển, như chúng ta đã làm, và sự trao đổi đó trở nên lệch lạc: nhiều CO2 hơn đi vào nước so với đi ra. Theo cách đó, con người liên tục thêm CO2 vào biển, giống như những mạch khí đang làm, nhưng từ phía trên thay vì từ phía dưới, và ở quy mà toàn cầu. Riêng năm nay (2018) đại dương sẽ hấp thụ 2,5 tỷ tấn khí carbon, và năm tới dự kiến các đại dương sẽ hấp thụ thêm 2,5 tỷ tấn nữa. Bởi lượng khí CO2 tăng thêm này, nồng độ pH của nước biển trên bề mặt đã giảm, từ trung bình khoảng 8,2 xuống còn trung bình 8,1. Giống như thang Richter, pH đo theo thang logarit, nên ngay cả một sự suy giảm nhỏ về số lượng cũng cho thấy một sự thay đổi rất lớn trong thế giới thực. Mức suy giảm 0,1 đồng nghĩa với việc các đại dương hiện giờ bị axit hóa nhiều hơn 30% so với năm 1800... Bởi khí CO2 tràn ra từ các mạch khí, nước biển xung quanh Castello Aragonese là một kịch bản xem trước gần như hoàn hảo cho những gì diễn ra sắp tới ở các đại dương nói chung. Đó cũng là lý do tại sao tôi bì bõm quanh hòn đảo này vào tháng 1, trong cái lạnh tê tái. Ở đây chúng ta có thể bơi, dù tôi có nghĩ trong một khoảnh khắc hoảng loạn, hoặc có thể chết chìm trong những đại dương của ngày mai ngay từ hôm nay”
Ulf Riebesell là một nhà hải dương - sinh vật học tại Trung tâm GEOMAR- Helmholtz về Nghiên cứu Đại dương ở Kiel, Đức, người đã chỉ đạo nhiều nghiên cứu lớn về sự axit hóa đại dương, bên ngoài bờ biển Na Uy, Phần Lan và Svalbard. Riebesell thấy rằng các nhóm có khuynh hướng sống sót tốt nhất trong nước bị axit hóa là những sinh vật phù du siêu nhỏ với chiều ngang nhỏ hơn hai micron, tới mức chúng hình thành nên mạng lưới thức ăn siêu nhỏ của riêng chúng. Khi số lượng các loài này tăng lên, những sinh vật phù du siêu nhỏ sử dụng nhiều dưỡng chất hơn, và những tổ chức hữu cơ lớn hơn sẽ gặp rắc rối. “Nếu chị hỏi tôi điều gì sẽ xảy ra trong tương lai, tôi nghĩ rằng bằng chứng mạnh mẽ nhất mà chúng ta có cho thấy đang xảy ra sự suy giảm đa dạng sinh học," Riebesell nói với tôi. "Một số tổ chức hữu cơ có khả năng chịu đựng cao sẽ trở nên đông đúc hơn, nhưng sự đa dạng nói chung sẽ bị tổn thất. Đây là điều đã xảy ra trong tất cả những thời điểm của các đợt tuyệt chủng hàng loạt lớn."
(Elizabeth Kolbert (2018), The Sixth Extinction - An Unnatural History (Đợt tuyệt chủng thứ sáu), NXB Tri thức, tr.147– 150)
Câu 1 (0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2 (0.5 điểm): Theo tác giả, con người đã tác động như thế nào tới môi trường biển?
Câu 3 (1.0 điểm): Nhà văn Elizabeth Kolbert nói: “Ở đây chúng ta có thể bơi dù tôi có nghĩ trong một khoảnh khắc hoảng loạn, hoặc có thể chết chìm trong những đại dương của ngày mai ngay từ hôm nay”. Em hiểu như thế nào về câu nói đó?
Câu 4 (1.0 điểm): Việc trích dẫn câu nói của Ulf Riebesell có tác dụng gì?
Câu 5 (1.0 điểm): Theo anh/chị, chúng ta cần làm gì trước nguy cơ tuyệt chủng của một số loài động vật biển?
B. PHẦN VIẾT (6.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm): Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về trách nhiệm của chúng ta trong việc bảo vệ đại dương.
Câu 2 (4.0 điểm): Nhà văn Victor Hugo từng nói: “Trên đời này chỉ có một thứ ta phải cúi đầu thán phục đó là tài năng và chỉ có một thứ ta phải quỳ gối tôn trọng đó là lòng tốt”. Tài và đức chính là hai phẩm chất cần có làm nên giá trị của một con người.
Từ suy nghĩ của bản thân, anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) luận bàn về “tài”, “đức” của con người trong cuộc sống.
BÀI LÀM
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY ĐỀ THI GIỮA HK 2 (2024 – 2025)
MÔN: NGỮ VĂN 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
TT | Thành phần năng lực | Mạch nội dung | Số câu | Cấp độ tư duy | ||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Tổng | |||||||
Số câu | Tỉ lệ | Số câu | Tỉ lệ | Số câu | Tỉ lệ | 40% | ||||
1 | Năng lực Đọc | Văn bản đọc hiểu | 5 | 2 | 20% | 2 | 20% | 1 | 10% | |
2 | Năng lực Viết | Nghị luận văn học | 1 | 5% | 5% | 10% | 20% | |||
Nghị luận xã hội | 1 | 7.5% | 10% | 22.5% | 40% | |||||
Tỉ lệ % | 22.5% | 35% | 42.5% | 100% | ||||||
Tổng | 7 | 100% |
TRƯỜNG THPT .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: NGỮ VĂN 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | |||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | ||||
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN | 5 | 0 | |||||
Nhận biết | - Xác định được phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản. - Hiểu ý nghĩa câu nói của nhà văn Elizabeth Kolbert. | 2 | 0 | C1,3 | |||
Thông hiểu | - Nêu được tác động của con người tới môi trường biển được đề cập đến trong văn bản. - Nêu được tác dụng của việc trích dẫn câu nói của Ulf Riebesell trong bài đọc. | 1 | 0 | C2,4 | |||
Vận dụng | - Nêu được suy nghĩ, hành động trước nguy cơ tuyệt chủng của một số loài động vật biển. | 1 | 0 | C5 | |||
VIẾT | 2 | 0 | |||||
Vận dụng | Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về trách nhiệm của chúng ta trong việc bảo vệ đại dương. | 1 | 0 | C1 phần tự luận | |||
Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một câu nói: *Nhận biết - Xác định được cấu trúc bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một ý kiến. - Xác định được kiểu bài phân tích, đánh giá một ý kiến. *Thông hiểu - Xác định được các ý chính của bài viết. - Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận. - Lý giải được vấn đề nghị luận. - Thể hiện quan điểm của người viết. * Vận dụng - Mở rộng vấn đề trao đổi với quan điểm trái chiều hoặc ý kiến khác để có cái nhìn khách quan toàn diện. | 1 | 0 | |||||
C2 phần tự luận |