Giáo án và PPT đồng bộ Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
Trường:…………..
Giáo viên:
Bộ môn: Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo
PHẦN 1: SOẠN GIÁO ÁN WORD NGỮ VĂN 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
BÀI 1: NHỮNG SẮC ĐIỆU THI CA (THƠ CỔ ĐIỂN VÀ LÃNG MẠN)
Môn: Ngữ văn 12 – Lớp:
Số tiết: 12 tiết
MỤC TIÊU CHUNG BÀI 1
Nhận biết dược một số đặc điểm cơ bản của phong cách cổ điển và lãng mạn qua các tác phẩm thơ trữ tình tiêu biểu.
Biết đánh giá phê bình văn bản dựa trên trải nghiệm và quan điểm của người đọc.
Vận dụng được kiến thức về lịch sử và kĩ năng tra cứu để sắp xếp một số tác phẩm tác giả lớn theo tiến trình lịch sử văn học; biết đặt tác phẩm trong bối cảnh sáng tác và bối cảnh hiện tại để có đánh giá phù hợp.
Phân tích được các đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ trang trọng và vận dụng được vào quá trình giao tiếp.
Viết được văn bản nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ trữ tình.
Nhận biết và bước đầu đánh giá được sự khác biệt về phong cách của hai tác phẩm thơ trữ tình.
Tôn trọng sự khác biệt trong phong cách cá nhân.
KIẾN THỨC NGỮ VĂN
a. Mục tiêu: Nắm được những kiến thức cơ bản về phong cách cổ điển, phong cách lãng mạn, tiến trình lịch sử văn học,…
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến phong cách cổ điển và lãng mạn.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến phong cách cổ điển và lãng mạn.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tri thức ngữ văn Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.
+ Em hiểu thế nào là phong cách? + Thế nào là phong cách cổ điển và thế nào là phong cách lãng mạn? Biểu hiện của nó trong thơ? + Hãy cho biết lịch sử tiến trình văn học Việt Nam?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. - GV mời một vài HS lên bảng trình bày, yêu cầu các HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. - GV nhận xét, chốt kiến thức. |
+ Phong cách là một tập hợp những nét độc đáo tương đối ổn định có giá trị thẩm mỹ trong sáng tác của một tác giả, một trường phái văn học, một thời đại hay một nền văn học. Đặc trưng phong cách được tạo thành từ quan niệm riêng về thế giới, con người, thể hiện qua hệ thống đề tài tư tưởng, cảm hứng, hình tượng nhân vật và thủ pháp nghệ thuật.
+ Có đặc điểm nổi bật là đề cao tính chất khuôn mẫu, chuẩn mực về tư tưởng (đạo lý, lý tưởng sống…) và nghệ thuật…. + Ở Trung Quốc và Việt Nam phong cách cổ điển gắn với quan niệm thiên nhân hợp nhất, hệ thống ngôn ngữ giàu tính ước lệ, giàu điển tích, điển cố. Thơ ca Đường và thơ trung đại Việt Nam theo phong cách này.
+ Phong cách lãng mạn có đặc điểm là đề cao cảm xúc và trí tưởng tượng của con người, có khuynh hướng phá vỡ các quy phạm nhằm giải phóng con người cá nhân bộc lộ cá tính một cách tự do nhất. + Ở Việt Nam phong cách lãng mạn phát triển thành một trào lưu lớn trong khoảng năm 1930-1945 với phong trào thơ mới, văn xuôi tự lực văn đoàn, sáng tác của Nguyễn Tuân và nhiều nhà văn khác trước 1945, trào lưu này gắn với sự bứt phá khỏi những khuôn khổ thi luật và ngôn ngữ văn trung đại, giải phóng cái tôi thời hiện đại và cá tính sáng tạo của nhà văn.
+ Là hệ thống tác giả, tác phẩm với sự hình thành tồn tại, thay đổi phát triển qua các thời kì lịch sử bao gồm: cổ đại, trung đại, hiện đại… + Lịch sử văn học viết của Việt Nam tính từ thế kỉ X đến nay bao gồm có văn học trung đại và hiện đại.
|
-----------Còn tiếp-----------
PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT NGỮ VĂN 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CHÀO MỪNG TẤT CẢ CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC HÔM NAY!
VĂN BẢN: LOẠN ĐẾN NƠI RỒI!
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
- Hãy đọc và nêu những nét nổi bật về cuộc đời – sự nghiệp của tác giả Xuân Trinh?
- Nêu phong cách sáng tác của Xuân Trinh?
- Kể tên một số văn bản tiêu biểu của tác giả?
2. Văn bản
- Xác định thể loại của văn bản “Loạn đến nơi rồi!”?
- Nêu hoàn cảnh ra đời của văn bản “Loạn đến nơi rồi!”?
- Nêu bố cục và nội dung chính từng phần?
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT
- Đọc trước đoạn trích; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Xuân Trình và vở kịch Mùa hè ở biển
- Hành động “giả vờ” hỏi của ông Đoàn Xoa khi đi thăm đồng đã nhận được câu trả lời như thế nào từ phía bà con?
- Tại sao những người thân của ông Đoàn Xoa cũng không dám nói thật với ông?
- Điều cụ Bản “cam đoan” liệu có xảy ra?
- Câu nói “Loạn, loạn đến nơi rồi!” thể hiện suy nghĩ, tâm trạng gì của ông Đoàn Xoa?
- Em hiểu thế nào về “bán chui”?
- Thái độ, hành động của Quân với ông Xoa có gì khác các nhân vật cụ Bản và Hướng?
- Tóm tắt tình huống của đoạn trích?
- Đoạn trích thể hiện xung đột giữa những nhân vật nào? Vì sao giữa các nhân vật đó lại nảy sinh xung đột?
- Em có đồng tình với ý kiến “Tôi nói ông là người duy tâm, người trái ngược tự nhiên…”, “Nguyên do của cái nghèo, một phần vì còn tồn tại nhiều người nghĩ trái tự nhiên như ông đấy.” Của thuyền trưởng Quân về nhân vật Đoàn Xa không? Vì sao?
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung
- Em hãy nêu giá trị nội dung của văn bản “Loạn đến nơi rồi!”?
2. Nghệ thuật
- Em hãy nêu giá trị nghệ thuật của văn bản “Loạn đến nơi rồi!”?
-----------Còn tiếp-----------
PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƯỢC TẶNG KÈM
1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Bộ trắc nghiệm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo tổng hợp câu hỏi 4 mức độ khác nhau: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao
BÀI 1: NHỮNG SẮC ĐIỆU THI CA
VĂN BẢN 2: TRÀNG GIANG
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Qua bài thơ “Tràng giang”, tác giả muốn gửi gắm điều gì?
A. Tình cảm gắn bó với cảnh đẹp quê hương, đất nước
B. Tâm trạng buồn nhớ quê hương và lòng yêu nước thầm kín
C. Niềm thương xót cho sự hiu quạnh của một làng quê
D. Thái độ trân trọng đối với con người quê hương.
Câu 2: Câu nào dưới đây là nội hàm của khái niệm “Tràng giang”?
A. Sóng biển dâng cao và hùng vĩ.
B. Bèo dạt trên dòng sông.
C. Con thuyền nhỏ trên dòng sông lớn.
D. Sông dài và rộng lớn.
Câu 3: Nhận định nào sau đây không đúng với tập “Lửa thiêng” của Huy Cận
A. Bao trùm “Lửa thiêng” là một nỗi buồn mênh mông, da diết.
B. Tràn ngập tập “Lửa thiêng” là bài ca ca ngợi tình yêu đôi lứa.
C. Hồn thơ “ảo não”, bơ vơ trong “Lửa thiêng” vẫn cố tìm được sự hài hoà và mạch sống âm thầm trong tạo vật và cuộc đời.
D. Thiên nhiên trong tập thơ thường bao la, hiu quạnh, đẹp nhưng buồn
Câu 4: Nội dung nào sau đây đúng khi nói về bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận?
A. Bài thơ điển hình cho hệ thống thi pháp trung đại: hoài niệm, cổ kính, hoang sơ đậm chất Đường thi.
B. Bài thơ tạo dựng một bức tranh thiên nhiên cổ kính, hoang sơ với tầm vóc mênh mang, vô biên, đậm chất Đường thi; song vẫn có nét quen thuộc, gần gũi.
C. Bài thơ mang lại một không gian mênh mông, bao la, vô tận với những hình ảnh thiên nhiên mang tầm vóc vũ trụ lớn lao, to lớn, kì vĩ.
D. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên sông nước Việt Nam quen thuộc, gần gũi, thân thiết, bình dị ở bất kì một làng quê nào, thể hiện nỗi lòng yêu quê hương đất nước Việt Nam.
Câu 5: Dòng nào nói chính xác về sự ra đời bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận?
A. Bài thơ được viết vào mùa thu năm 1938 và cảm xúc được khơi gợi chủ yếu từ cảnh sông Hồng mênh mang sóng nước.
B. Bài thơ được viết vào mùa thu năm 1939 và cảm xúc được khơi gợi chủ yếu từ cảnh sông Hồng mênh mang sóng nước.
C. Bài thơ được viết vào mùa hè năm 1939 và cảm xúc được khơi gợi chủ yếu từ cảnh sông Hồng mênh mang sóng nước.
D. Bài thơ được viết vào mùa hè năm 1938 và cảm xúc được khơi gợi chủ yếu từ cảnh sông Hồng mênh mang sóng nước.
Câu 6: Ý nào sau đây chưa đúng về nhà thơ Huy Cận
A. Ông sinh năm 1919, mất năm 2005.
B. Ông sinh ra trong một gia đình nhà nho nhiều đời làm quan trong triều đình.
C. Thơ thời kì trước Cách mạng tháng 8 mang một nỗi niềm u uất.
D. Sau Cách mạng tháng 8 thơ ông mang niềm vui hồ hởi hơn, đó là niềm vui xây dựng chế độ mới, và đấu tranh vì hòa bình dân tộc.
Câu 7: Ấn tượng về một vòm trời mỗi lúc một thêm cao, sâu đến rợn ngợp trong dòng thơ "Nắng xuống, trời lên sâu chót vót" (Tràng giang, Huy Cận) không được trực tiếp tạo ra từ đâu?
A. Từ sắc vàng của "nắng", sắc xanh của "trời".
B. Từ cách dùng các động từ vận động (xuống, lên).
C. Từ cấu trúc đăng đối ("nắng xuống, trời lên").
D. Từ kết hợp từ độc đáo (sâu chót vót).
Câu 8: Ấn tượng, cảm giác chung dễ thấy nhất về khung cảnh, không khí của tràng giang trong bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận toát ra từ khổ thơ thứ hai là gì?
A. Hoang vắng, trơ trọi, quạnh quẽ.
B. Trơ trọi, hoang vắng.
C. Quạnh quẽ.
D. Hoang vắng.
Câu 9: Nếu hình ảnh cành củi khô trong dòng thơ “Củi một cành khô lạc mấy dòng” được thay thế bằng một hình ảnh khác: “cánh bèo” thì sức gợi cảm của dòng thơ này chắc chắn sẽ thay đổi như thế nào?
A. Làm mất đi cảm giác về sự khô héo, vật vờ, trôi nổi.
B. Làm giảm đi cảm giác buồn nhớ, cô đơn.
C. Làm tăng thêm cảm giác về sự khô héo, trôi nổi.
D. Làm tăng thêm cảm giác buồn nhớ, cô đơn.
Câu 10: Nỗi niềm thấm đẫm toàn bộ bài thơ Tràng giang là:
A. Nỗi tuyệt vọng.
B. Nỗi hoài nghi
C. Nỗi băn khoăn
D. Nỗi buồn
II. THÔNG HIỂU (08 CÂU)
Câu 1: Câu thơ nào sau đây chép sai so với bài Tràng giang của Huy Cận?
A. "Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà".
B. "Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa".
C. "Lớp lớp mây cao đùn núi bạc".
D. "Lòng quê dờn dợn vời con nước".
Câu 2: Trong khổ một bài thơ Tràng giang của Huy Cận, hình ảnh nào mang lại dáng vẻ hiện đại của Thơ mới?
A. "Củi một cành khô".
B. "Thuyền về nước lại".
C. "Sóng gợn tràng giang".
D. "Con thuyền xuôi mái".
------Còn tiếp-----------
2. TRỌN BỘ ĐỀ THI NGỮ VĂN 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
NGỮ VĂN 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:
“Người thầy thông thái, vĩ đại và đáng kính nhất trong cuộc đời chính là bản thân của mỗi người. Những quyết định được thai nghén trong những giây phút bạn trăn trở, suy ngẫm thường ảnh hưởng sâu sắc tới cuộc sống của bạn mỗi ngày. Trái tim luôn là người dẫn đường tài ba nhất của bạn, hơn mọi lời chỉ bảo của những người xung quanh. Tất nhiên, bạn cũng nên cởi mở để chia sẻ và đón nhận mọi lời khuyên. Nhưng nếu bạn coi trọng và đặt lòng tin vào ý kiến của người khác hơn chính kiến của bản thân, bạn đã tự tước đi khả năng đặc biệt của mình. Suy cho cùng, bạn mới là người biết rõ về khả năng và cảm giác thực sự trước những việc mình làm.
Không ai dạy ta bài học quý báu hơn bài học ta tự nhận thức. Không thông điệp nào giàu ý nghĩa với trái tim ta bằng thông điệp đang ngân nga trong tâm hồn ta. Không trí tuệ nào thấu tỏ chiều sâu nội tâm ta hơn những lời trái tim ta mách bảo. Vậy tại sao phải dành quá nhiều thời gian để nghe người khác uốn nắn ta là ai trong khi ta có thể tự nhìn nhận và tìm ra câu trả lời cho mình?
Vì vậy, hãy giữ vững niềm tin vào khả năng của bản thân và luôn ghi nhớ rằng chọn lựa của bạn mới là điều quan trọng nhất”.
(Quên hôm qua, sống cho ngày mai, Tian Dayton, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2018, tr.237 - 238)
Câu 1 (1.0 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích?
Câu 2 (1.0 điểm): Theo tác giả, điều gì sẽ xảy ra nếu bạn coi trọng và đặt lòng tin vào ý kiến của người khác hơn chính kiến của bản thân?
Câu 3 (1.0 điểm): Hãy chỉ ra hiệu quả của câu hỏi tu từ trong câu văn sau: Tại sao phải dành quá nhiều thời gian để nghe người khác uốn nắn ta là ai trong khi ta có thể tự nhìn nhận và tìm ra câu trả lời cho mình?
Câu 4 (1.0 điểm): Anh/chị có đồng tình với ý kiến của tác giả: người thầy thông thái, vĩ đại và đáng kính nhất trong cuộc đời chính là bản thân của mỗi người không? Vì sao?
PHẦN VIẾT (6.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm): Viết đoạn văn nghị luận 200 chữ trình bày quan điểm của anh chị về câu nói của Gamzatov “Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác”.
Câu 2 (4.0 điểm): Bàn về tuổi trẻ Albert Einstein từng nói: “Sự cô đơn đau đớn trong tuổi trẻ, cuối cùng lại trở thành ngọt ngào trong những năm tháng trưởng thành”. Hãy viết 1 bài văn nghị luận trình bày quan điểm của anh chị về câu nói trên.
------Còn tiếp-----------
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (400k)
- Giáo án Powerpoint (500k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k
=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Xem thêm tài liệu:
Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ ngữ văn 12 chân trời sáng tạo, soạn giáo án word và powerpoint Ngữ văn 12 chân trời, soạn ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Tài liệu giảng dạy môn Ngữ văn THPT