Đề thi ngữ văn 12 chân trời sáng tạo có ma trận

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo. Cấu trúc của đề thi gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm, bảng ma trận và bảng đặc tả. Bộ tài liệu có nhiều đề thi giữa kì 1, cuối kì 1, giữa kì 2, cuối kì 2. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh những chỗ cần thiết. Hi vọng bộ đề thi tham khảo Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo này giúp ích được cho thầy cô.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Đề thi ngữ văn 12 chân trời sáng tạo có ma trận
Đề thi ngữ văn 12 chân trời sáng tạo có ma trận
Đề thi ngữ văn 12 chân trời sáng tạo có ma trận
Đề thi ngữ văn 12 chân trời sáng tạo có ma trận
Đề thi ngữ văn 12 chân trời sáng tạo có ma trận
Đề thi ngữ văn 12 chân trời sáng tạo có ma trận
Đề thi ngữ văn 12 chân trời sáng tạo có ma trận
Đề thi ngữ văn 12 chân trời sáng tạo có ma trận

Một số tài liệu quan tâm khác


SỞ GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

NGỮ VĂN 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

  1. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)

Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:

“Người thầy thông thái, vĩ đại và đáng kính nhất trong cuộc đời chính là bản thân của mỗi người. Những quyết định được thai nghén trong những giây phút bạn trăn trở, suy ngẫm thường ảnh hưởng sâu sắc tới cuộc sống của bạn mỗi ngày. Trái tim luôn là người dẫn đường tài ba nhất của bạn, hơn mọi lời chỉ bảo của những người xung quanh. Tất nhiên, bạn cũng nên cởi mở để chia sẻ và đón nhận mọi lời khuyên. Nhưng nếu bạn coi trọng và đặt lòng tin vào ý kiến của người khác hơn chính kiến của bản thân, bạn đã tự tước đi khả năng đặc biệt của mình. Suy cho cùng, bạn mới là người biết rõ về khả năng và cảm giác thực sự trước những việc mình làm.

Không ai dạy ta bài học quý báu hơn bài học ta tự nhận thức. Không thông điệp nào giàu ý nghĩa với trái tim ta bằng thông điệp đang ngân nga trong tâm hồn ta. Không trí tuệ nào thấu tỏ chiều sâu nội tâm ta hơn những lời trái tim ta mách bảo. Vậy tại sao phải dành quá nhiều thời gian để nghe người khác uốn nắn ta là ai trong khi ta có thể tự nhìn nhận và tìm ra câu trả lời cho mình?

Vì vậy, hãy giữ vững niềm tin vào khả năng của bản thân và luôn ghi nhớ rằng chọn lựa của bạn mới là điều quan trọng nhất”.

(Quên hôm qua, sống cho ngày mai, Tian Dayton, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2018, tr.237 - 238)

Câu 1 (1.0 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích?

Câu 2 (1.0 điểm): Theo tác giả, điều gì sẽ xảy ra nếu bạn coi trọng và đặt lòng tin vào ý kiến của người khác hơn chính kiến của bản thân?

Câu 3 (1.0 điểm): Hãy chỉ ra hiệu quả của câu hỏi tu từ trong câu văn sau: Tại sao phải dành quá nhiều thời gian để nghe người khác uốn nắn ta là ai trong khi ta có thể tự nhìn nhận và tìm ra câu trả lời cho mình?

Câu 4 (1.0 điểm): Anh/chị có đồng tình với ý kiến của tác giả: người thầy thông thái, vĩ đại và đáng kính nhất trong cuộc đời chính là bản thân của mỗi người không? Vì sao?

PHẦN VIẾT (6.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm): Viết đoạn văn nghị luận 200 chữ trình bày quan điểm của anh chị về câu nói của Gamzatov “Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác”.

Câu 2 (4.0 điểm): Bàn về tuổi trẻ Albert Einstein từng nói: “Sự cô đơn đau đớn trong tuổi trẻ, cuối cùng lại trở thành ngọt ngào trong những năm tháng trưởng thành”. Hãy viết 1 bài văn nghị luận trình bày quan điểm của anh chị về câu nói trên.

 

BÀI LÀM

……………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………….

 

TRƯỜNG THPT ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)

MÔN: NGỮ VĂN 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

  1. A. PHẦN ĐỌC HIỂU: (0 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

-  Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên là: Nghị luận.

1.0 điểm

Câu 2

- Theo tác giả, điều sẽ xảy ra nếu bạn coi trọng và đặt lòng tin vào ý kiến của người khác hơn chính kiến của bản thân là “bạn đã tự tước đi khả năng đặc biệt của mình”. Bởi suy cho cùng thì chỉ có bạn mới hiểu và biết bản thân mình cần làm và sẽ làm được gì, không ai rõ việc này hơn chính bản thân bạn.

1.0 điểm

Câu 3

- Hiệu quả của câu hỏi tu từ trong câu văn sau: Tại sao phải dành quá nhiều thời gian để nghe người khác uốn nắn ta là ai trong khi ta có thể tự nhìn nhận và tìm ra câu trả lời cho mình? Là:

- Nhấn mạnh vai trò của việc tự “nhìn nhận bản thân” qua đó nhắc nhớ chúng ta phải đặt niềm tin vào chính mình, vì chính chúng ta mới biết bản thân cần gì và thiếu sót những gì, không nên quá lệ thuộc vào những ý kiến, đánh giá của người khác.

- Giọng điệu hấp dẫn gợi cho người đọc những trăn trở, suy từ về vấn đề “tự nhìn nhận bản thân”.

1.0 điểm

Câu 4

- Em đồng ý! Vì mỗi người trong chúng ta đều là những người thầy của chính bản thân mình, nếu bạn xác định được rõ con đường mình muốn đi, biết được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, tránh xa những cái dung tục, tệ nạn thì bạn sẽ có thể đưa ra những quyết định đúng đắn cho tương lai và cuộc đời của mình.

1.0 điểm

 

B.PHẦN VIẾT: (6.0 điểm)

Đáp án

Điểm

Câu 1: Viết đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về câu nói của Gamzatov:

a.    Về hình thức:

Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – hợp – phân, móc xích hoặc song hành.

b.    Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Câu nói của Gamzatov.

c.    Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để là rõ vấn đề nghị luận

-       Giải thích:

+ Mệnh đề “nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục”: là hành động gạt bỏ những gì thuộc về quá khứ, quay lưng thờ ơ ghẻ lạnh với quá khứ.

+ Mệnh về kết quả “ Tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác”: những hậu quả phải gánh chịu khi có thái độ, hành vi quay lưng lại với quá khứ.

-       Ý nghĩa:

+ Tác giả muốn gửi gắm cho chúng ta một bài học nhân sinh vô cùng ý nghĩa về thái độ, cách ứng xử ở đời. Quá khứ tuy đã qua, nhưng không có nghĩa nó là vô nghĩa. Nó có thể là một quá khứ đau thương, có thể là một quá khứ huy hoàng, và dù thế nào chăng nữa, mỗi cá nhân cần biết trân trọng, gìn giữ những câu chuyện “ngày xưa” của mình.

-        Bình giảng:

+ Cuộc đời con người là một cuộc hành trình dài khám phá bản thân mình, trong suốt cuộc hành trình đó con người không tránh khỏi những sai lầm, thậm chí những sai lầm phải trả giá rất đắt. Sai lầm là bài học cho tương lai.

+ Gạt bỏ, thờ ơ với quá khứ cũng chính là gạt bỏ chính mình.

-        Liên hệ:

+ Luôn biết ơn quá khứ biết ơn những người đã hi sinh vì Tổ quốc, đạo lí uống nước nhớ nguồn….

d.   Viết đoạn văn cần đảm bảo các yêu cầu sau:

-       Lựa chọn thao tác lập luận phương thức biểu đạt phù hợp.

-       Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.

-       Lập luận chặt chẽ thuyết phục.

e.   Diễn đạt

Đảm bảo đúng chính tả, dùng từ, ngữ pháp liên kết câu trong đoạn văn.

f.     Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.

2.0

 

0.25

 

 

 

0.25

 

0.5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0.5

 

 

 

0.25

 

0.25

Câu 2:

a.    Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Cấu trúc bài cần nêu được đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận.

0.5 điểm

b.    Xác định đúng vấn đề cần thể hiện

Trình bày suy nghĩ của em về câu nói của Albert Einstein:Sự cô đơn đau đớn trong tuổi trẻ, cuối cùng lại trở thành ngọt ngào trong những năm tháng trưởng thành.

Hướng dẫn chấm:

-   HS xác định đúng vấn đề cần nghị luận : 0.25 điểm.

-   HS xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0  điểm.

0.25 điểm

c.   Triển khai vấn đề thành các luận điểm trong bài văn nghị luận

-   Xác định được các ý chính của bài viết.

-   Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận .

·  Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm của cá nhân về vấn đề.

·  Triển khai vấn đề nghị luận.

-   Giải thích vấn đề nghị luận.

-   Thể hiện quan điểm của người viết, có thể theo một số gợi ý sau:

+ Cô đơn, đau đớn của tuổi trẻ chính là một bàn đạp để hoàn thiện các kĩ năng, phát triển trưởng thành.

+ Những khó khăn thử thách đem đến cho con người sự trải nghiệm phong phú giảm bớt sự đơn điệu trong cuộc sống.

+ Vượt qua khó khăn thử thách chính là thước đo để khẳng định năng lực bản lĩnh của tuổi trẻ.

….

-   Mở rộng trao đổi quan điểm trái chiều hoặc ý kiến khác để có cái nhìn toàn diện….

·  Khẳng định quan điểm cá nhân đã trình bày và rút ra bài học cho bản thân.

Hướng dẫn chấm:

- Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 2.5 điểm.

- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1.25 điểm – 1.75 điểm.

- Phân tích chung chung, sơ sài: 0.5 - 1.0 điểm.

2.5 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0.25 điểm

e. Sáng tạo

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0.5 điểm

 

TRƯỜNG THPT .........

BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY ĐỀ THI GHK1 (2024 – 2025)

MÔN: NGỮ VĂN 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

TT

Thành phần năng lực

Mạch nội dung

Số câu

Cấp độ tư duy

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Tổng

Số câu

Tỉ lệ

Số câu

Tỉ lệ

Số câu

Tỉ lệ

 

40%

1

Năng lực Đọc

Văn bản đọc hiểu

4

2

20%

1

10%

1

10%

2

Năng lực Viết

Nghị luận văn học

1

5%

5%

10%

20%

Nghị luận xã hội

1

5%

10%

25%

40%

Tỉ lệ %

 

30%

25%

45%

100%

Tổng

6

100%

 

TRƯỜNG THPT .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)

MÔN: NGỮ VĂN 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

(số ý)

TN

(số câu)

ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

4

0

 

 

 

 

 

 

 

Nhận biết

 

- Nhận biết được thể thơ, từ ngữ, vần nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ.

-   Nhận biết được phong cách ngôn ngữ phương thức biểu đạt.

-  Nhận biết được bố cục, những hình ảnh tiêu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ.

2

0

 

C1,3

Thông hiểu

- Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

-  Hiểu được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần nhịp, biện pháp tu từ.

1

0

 

C2

Vận dụng

 

- Nhận biết được câu chủ đề đồng thời triển khai dựa trên câu chủ đề đã cho sẵn.

-  Hiểu và lí giải được tình cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

 

1

 

 

0

 

 

 

C4

 

VIẾT

2

0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vận dụng

Viết 1 đoạn văn nghị luận 200 chữ để trình bày quan điểm về câu nói của  Gamzatov: “Nếu anh bắn súng lục vào quá khứ thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác.”

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0

 

C1 phần tự luận

 Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một câu nói:

*Nhận biết.

- Xác định được cấu trúc bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một ý kiến.

- Xác định được kiểu bài phân tích, đánh giá một ý kiến.

*Thông hiểu.

- Xác định được các ý chính của bài viết.

- Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận.

- Lý giải được vấn đề nghị luận.

- Thể hiện quan điểm của người viết.

* Vận dụng.

- Mở rộng vấn đề trao đổi với quan điểm trái chiều hặc ý kiến khác để có cái nhìn khách quan toàn diện.

C2 phần tự luận

 

 

 

Đề thi ngữ văn 12 chân trời sáng tạo có ma trận
Đề thi ngữ văn 12 chân trời sáng tạo có ma trận

Đang cập nhật....

=> Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo

Từ khóa: đề thi giữa kì 1 ngữ văn 12 chân trời sáng tạo, đề thi cuối kì 1 ngữ văn 12 chân trời sáng tạo, đề thi ngữ văn 12 sách chân trời sáng tạo, đề thi ngữ văn 12 sách chân trời sáng tạo mới

Tài liệu giảng dạy môn Ngữ văn THPT

Tài liệu quan tâm

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay