Đề thi cuối kì 2 tiếng việt 3 cánh diều (Đề số 1)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra tiếng việt 3 cánh diều kì 2 đề số 1. Cấu trúc đề thi số 1 kì 2 môn tiếng việt 3 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

TIẾNG VIỆT LỚP 3 – CÁNH DIỀU – ĐỀ 1

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC

Nội dung

Số câu, số điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu

Số câu

2

 

1

 

 

1

 

1

5

Câu số

1,2

 

3

 

 

4

 

5

 

Số điểm

1

 

0,5

 

 

0,5

 

1

3

Kiến thức tiếng việt

Số câu

 

1

 

1

 

2

 

 

4

Câu số

 

6

 

7

 

8, 9

 

 

 

Số điểm

 

1

 

1

 

2

 

 

4

Tổng

Số câu

2

1

1

1

 

3

 

1

9

Số điểm

1

1

0,5

1

 

2,5

 

1

7

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT

TT

Chủ đề

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Bài viết 1

Số câu

 

 

 

1

 

 

 

 

1

Câu số

 

 

 

1

 

 

 

 

 

Số điểm

 

 

 

4

 

 

 

 

4

2

Bài viết 2

Số câu

 

 

 

 

 

 

 

1

1

Câu số

 

 

 

 

 

 

 

1

 

Số điểm

 

 

 

 

 

 

 

6

6

Tổng số câu

 

 

 

1

 

 

 

1

2

Tổng số điểm

 

 

 

4

 

 

 

6

10

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 – Cánh diều

Năm học 2022 - 2023

Môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

- GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.

- Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.

II. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

ĐÁNH TAN CHIẾN HẠM HÀ LAN

Hồi ấy có một hiệu buôn lớn của người Hà Lan mở ở Hội An. Người Việt làm công ở đấy rất đông.

Một hôm, vì nghi cho một người Việt lấy trộm hàng, ông chủ đem người ấy ra đánh đến chết. Việc đến tai quan trấn thủ. Quan bắt ông ta lên tra hỏi. Đã không nhận lỗi, ông ta còn hỗn xược. Quan trấn thủ liền ra lệnh đóng cửa hiệu buôn và bắt tất cả số người Hà Lan còn lại giải về nha môn. Có hai người sau đó được tha, còn lại bị giam chờ xét xử.

Hai người được tha trở về báo với chính quyền thực dân Hà Lan ở In-đô-nê-xi-a. Thế là ba chiếc tàu chiến Hà Lan với hơn 200 quân chạy thẳng đến cảng Eo, lên bờ bắt một số thường dân xuống tàu để thị uy. Thế tử Nguyễn Phúc Tần, khi ấy mới 24 tuổi, tức tốc tự cầm quân đi đánh. Quân ta nhanh chóng vây chặt chiếc tàu to nhất. Tướng sĩ đồng loạt nhảy lên tàu, lăn xả vào đánh, chặt gãy cột buồm và bánh lái. Quân Hà Lan rối loạn, không sao chống cự nổi. Sợ bị bắt giải về triều đình thì nhục, chúng bèn đốt tàu và tự vẫn. Hai chiếc còn lại bỏ chạy. Quân ta đuổi theo, một chiếc va vào đá ngầm bị chìm.

Những người châu Âu đương thời biết chuyện này đã hết sức kinh ngạc. Họ không thể ngờ thủy binh chúa Nguyễn lại đánh thắng chiến hạm Hà Lan, những kẻ vẫn được cho là chúa trùm trên biển thời ấy.

(Theo Đào Trinh Nhất)

Trả lời câu hỏi và thực hiện yêu cầu.

Câu 1. Người thợ Việt đã bị ông chủ người Hà Lan đối xử như thế nào?

a. Nghi lấy trộm hàng và đánh chết.

b. Đối xử công bằng với tất cả mọi người.

c. Không chịu trả công cho người làm.

Câu 2. Vì sao xảy ra thủy chiến giữa quân chúa Nguyễn với chiến hạm Hà Lan?

a. Vì người Hà Lan muốn chiếm đóng tại đất nước Việt Nam.

b. Vì người dân Hà Lan kêu gọi chiến tranh đánh phá Việt Nam.

c. Vì hai người Hà Lan được tha đã trở về nước báo tin với chính quyền thực dân Hà Lan tại In-đô-nê-xi-a.

Câu 3. Việc làm của quan trấn thủ thể hiện điều gì?

a. Nịnh hót những người buôn Hà Lan.

b. Công bằng, đòi lại lẽ phải cho người dân yếu thế.

c. Đứng về phía những người giàu có, quyền lực.

Câu 4. Theo em, vì sao thủy quân chúa Nguyễn đại thắng?

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

Câu 5. Qua câu chuyện trên, em nhận thấy người dân Việt Nam ta có những phẩm chất nào đáng quý? .............................................................................................................................

Câu 6. Điều dấu hai chấm, dấu ngoặc kép hoặc dấu chấm than vào chỗ chấm cho phù hợp:

     Mưa suốt mấy ngày liền, sáng nay trời hửng sáng. Trên chốt, chắc các anh bộ đội đã củi đun. Nghĩ vậy, Pheo gánh củi lên chốt tặng các anh. Các anh bộ đội nói “Cảm ơn Pheo nhé Em giỏi quá”. Rồi một anh hỏi: Đến ngày Trung thu rồi, em đã có đèn ông sao chưa?

Câu 7. Chọn từ chỉ hoạt động điền vào các chỗ chấm sau cho phù hợp:

Ngày nào cũng vậy, vừa tan trường tôi đã thấy bà .......... đợi ở cổng. Trông bà thật giản dị trong bộ bà ba và chiếc nón lá quen thuộc. Bà .......... nụ cười hiền hậu, .......... đôi mắt đã có vết chân chim âu yếm nhìn tôi. Rồi hai bà cháu cùng .......... về trên con đường làng quen thuộc. Bóng bà cao gầy, bóng tôi nhỏ bé, thấp thoáng trong bóng lá và bóng nắng.

(Theo Thu Hà)

Câu 8. Đặt 2 câu so sánh hoạt động với hoạt động:

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

Câu 9. Đặt một câu cảm và một câu khiến trong mỗi tình huống sau:

a. Bày tỏ cảm xúc về cảnh đẹp ở nơi em sống.

b. Đưa ra một ý kiến mong muốn bảo vệ và giữ gìn cảnh đẹp ở nơi em sống.

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (4 điểm)

Trên đường mòn Hồ Chí Minh

 Đường lên dốc trơn và lầy. Người nọ đi tiếp sau người kia. Đoàn quân nối thành vệt dài từ thung lũng tới đỉnh cao như một sợi dây kéo thẳng đứng. Họ nhích từng bước. Nhìn lên chỉ thấy những chiếc ba lô lù lù nối nhau trên những cái lưng cong cong. Nhìn xuống là những chiếc mũ tai bèo lúp xúp trên những mái đầu đang cắm về phía trước. Những khuôn mặt đỏ bừng.

2. Luyện tập: Viết đoạn văn (6 điểm)

Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người chiến sĩ bảo vệ Tổ quốc.

Gợi ý:

+ Em đã đọc câu chuyện hoặc bài thơ nào về những người chiến sĩ bảo vệ Tổ quốc?.

+ Hình ảnh người chiến sĩ được miêu tả như thế nào?

+ Người chiến sĩ đã có những hành động nào để bảo vệ Tổ quốc?

+ Em có suy nghĩ gì về người chiến sĩ đó?

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi tiếng việt 3 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay