Đề thi cuối kì 2 tiếng việt 3 cánh diều (Đề số 2)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra tiếng việt 3 cánh diều kì 2 đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 kì 2 môn tiếng việt 3 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

TIẾNG VIỆT LỚP 3 – CÁNH DIỀU – ĐỀ 2

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC

Nội dung

Số câu, số điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu

Số câu

2

 

1

 

 

1

 

1

5

Câu số

1,2

 

3

 

 

4

 

5

 

Số điểm

1

 

0,5

 

 

0,5

 

1

3

Kiến thức tiếng việt

Số câu

 

1

 

1

 

2

 

 

4

Câu số

 

6

 

7

 

8, 9

 

 

 

Số điểm

 

1

 

1

 

2

 

 

4

Tổng

Số câu

2

1

1

1

 

3

 

1

9

Số điểm

1

1

0,5

1

 

2,5

 

1

7

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT

TT

Chủ đề

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Bài viết 1

Số câu

 

 

 

1

 

 

 

 

1

Câu số

 

 

 

1

 

 

 

 

 

Số điểm

 

 

 

4

 

 

 

 

4

2

Bài viết 2

Số câu

 

 

 

 

 

 

 

1

1

Câu số

 

 

 

 

 

 

 

1

 

Số điểm

 

 

 

 

 

 

 

6

6

Tổng số câu

 

 

 

1

 

 

 

1

2

Tổng số điểm

 

 

 

4

 

 

 

6

10

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 – Cánh diều

Năm học 2022 - 2023

Môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

- GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.

- Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.

II. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

Bản Xô-nát ánh trăng

Vào một đêm trăng đẹp, có một người đàn ông đang dạo bước trên hè phố. Ông bỗng nghe thấy tiếng đàn dương cầm ấm áp vọng ra từ căn nhà nhỏ cuối ngõ. Ngạc nhiên, ông đi đến bên cửa sổ và lắng nghe. Chợt tiếng đàn ngừng bặt và giọng một cô gái cất lên:

- Con đánh hỏng rồi. Ước gì con được một lần nghe Bét-tô-ven đàn.

- Ôi, giá mà cha có đủ tiền để mua vé cho con.

Nghe thấy thế, người đàn ông gõ cửa vào nhà và xin phép được chơi đàn. Cô gái đứng dậy nhường đàn. Lúc này người khách mới nhận ra cô bị mù. Niềm xúc động trào lên trong lòng, từ tay ông, những nốt nhạc kì diệu, lấp lánh vang lên.

Hai cha con lặng đi rồi như bừng tỉnh, cùng thốt lên:

- Trời ơi, có phải ngài chính là Bét-tô-ven?

Phải, người khách chính là Bét-tô-ven - nhà soạn nhạc vĩ đại. Ông đã từng biểu diễn khắp châu Âu nhưng chưa bao giờ chơi đàn với một cảm xúc mãnh liệt, thanh cao như lúc này.

Rồi dưới ánh trăng huyền ảo, tràn ngập, trước sự ngạc nhiên, xúc động của cô gái mù, Bét-tô-ven đã đánh một bản đàn tuỳ hứng. Âm thanh tuôn chảy dạt dào, rực sáng, ca ngợi những gì đẹp đẽ nhất.

Ngay đêm đó, bản nhạc tuyệt tác đã được ghi lại. Đó chính là bản xô-nát Ánh trăng.

(Theo Tạp chí âm nhạc, Hoàng Lân sưu tầm)

Trả lời câu hỏi và thực hiện yêu cầu.

Câu 1: Đang đi dạo dưới ánh trăng, Bét-tô-ven nghe thấy gì?

a. Tiếng đàn dương cầm vọng ra từ căn nhà cuối phố.

b. Tiếng hát vang lên từ căn nhà cuối phố.

c. Tiếng ai chơi đàn dương cầm bản xô-nát Ánh trăng từ căn nhà cuối phố.

Câu 2: Đứng bên cửa sổ lắng nghe tiếng đàn, Bét-tô-ven tình cờ biết được điều gì?

a. Cô gái đánh đàn ước được đi du lịch nhưng không có tiền.

b. Cô gái đánh đàn ước được một lần nghe Bét-tô-ven chơi đàn nhưng không đủ tiền mua vé.

c. Cô gái đánh đàn ước sẽ chơi đàn giỏi như Bét-tô-ven.

Câu 3: Những từ ngữ nào được dùng để tả cảm xúc và tiếng đàn của Bét-tô-ven?

a. Người đàn ông gõ cửa vào nhà và xin phép được chơi đàn.

b. Hai cha con lặng đi rồi như bừng tỉnh.

c. Âm thanh tuôn chảy dạt dào, rực sáng, ca ngợi những gì đẹp đẽ nhất.

Câu 4: Nhờ đâu Bét-tô-ven có được cảm hứng đế sáng tác bản xô-nát Ánh trăng (xuất phát từ đâu)?

a. Sự yêu thích của ông trước cảnh đẹp đêm trăng.

b. Sự mong muốn được nổi tiếng hơn nữa của ông.

c. Sự xúc động và niềm thông cảm sâu sắc của ông trước tình yêu âm nhạc của cô gái mù nghèo khổ mà ông đã bất ngờ gặp trong một đêm trăng huyền ảo.

Câu 5: Qua câu chuyện "Bản xô-nát Ánh trăng", em hiểu Bét-tô-ven là một nhạc sĩ như thế nào?

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

Câu 6: Nối kiểu câu với đặc điểm của kiểu câu đó:

1. Câu cảm

 

a. Dùng để nêu yêu cầu, đề nghị. Khi viết, cuối câu có dấu chấm hoặc dấu chấm than.

2. Câu khiến

b. Dùng để bộc lộ cảm xúc. Khi viết, cuối câu có dấu chấm than.

Câu 7: Đặt câu hỏi Để làm gì? cho mỗi câu trả lời sau:

a. Nhà trường phát động quyên góp ủng hộ đồng bào Miền Trung.

.............................................................................................................................

b. Nhiều bạn bớt tiền ăn sáng lấy tiền ủng hộ đồng bào.

.............................................................................................................................

c. Các lớp quyên góp sách vở đồ dùng giúp đỡ học sinh.

.............................................................................................................................

d. Một số phụ huynh ủng hộ tiền mặt mua đồ dùng giúp đỡ học sinh.

.............................................................................................................................

Câu 8: Viết các câu khiến theo các tình huống sau:

a. Xin phép bố mẹ đi chơi đá bóng cùng các bạn.

.............................................................................................................................

b. Khuyên bạn đi đá bóng thường xuyên để rèn luyện thân thể.

.............................................................................................................................

Câu 9: Viết các câu có hình ảnh so sánh sau:

a. Đôi mắt với mắt bồ câu.

.............................................................................................................................

b. Những ngón tay với búp măng.

.............................................................................................................................

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (4 điểm)

Người sáng tác Quốc ca Việt Nam

 Nhạc sĩ Văn Cao tham gia cách mạng từ khi còn trẻ. Ông sáng tác bài hát “Tiến quân ca” trong những ngày chuẩn bị khởi nghĩa. Bài ca đã nhanh chóng phổ biến trong cả nước và được Quốc hội đầu tiên của nước ta chọn làm Quốc ca. Không chỉ sáng tác nhạc, Văn Cao còn vẽ tranh và làm thơ.

2. Luyện tập: Viết đoạn văn (6 điểm)

Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn kể lại một câu chuyện mà em từng đọc.

Gợi ý:

+ Câu chuyện em từng đọc có nội dung như thế nào?

+ Bài học mà em rút ra được từ câu chuyện đó là gì?

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi tiếng việt 3 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay