Đề thi giữa kì 2 ngữ văn 12 cánh diều (Đề số 5)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn 12 cánh diều Giữa kì 2 Đề số 5. Cấu trúc đề thi số 5 giữa kì 2 môn Ngữ văn 12 cánh diều này bao gồm: đọc hiểu, viết, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án ngữ văn 12 cánh diều
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2
NGỮ VĂN 12 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT: ………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0)
Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:
“...Kim đồng hồ tích tắc, tích tắc
Hai tiếng động nhỏ bé kia
Hơn mọi ồn ào gầm thét
Là tiếng động khủng khiếp nhất đối với con người
Đó là thời gian
Nó báo hiệu mỗi giây phút qua đi không trở lại
Nhắc nhở cái gì đang đợi ta ở cuối
Nhưng anh, anh chẳng sợ nó đâu
Thời gian - đó là chiều dài những ngày ta sống bên nhau
Thời gian - đó là chiều dày những trang ta viết”
(Cho Quỳnh những ngày xa, Di cảo Lưu Quang Vũ, Nxb Trẻ, tr. 254)
Câu 1 (0.5 điểm). Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2 (0.5 điểm). Đoạn thơ đã giải thích lí do vì sao tiếng “kim đồng hồ tích tắc, tích tắc” lại trở thành “tiếng động khủng khiếp nhất đối với con người”?
Câu 3 (1.0 điểm). Anh/ chị hiểu như thế nào về cách cảm nhận thời gian của tác giả Lưu Quang Vũ trong hai câu thơ?
Thời gian - đó là chiều dài những ngày ta sống bên nhau
Thời gian - đó là chiều dày những trang ta viết”
Câu 4 (1.0 điểm). Quan niệm về thời gian của tác giả trong đoạn trích có ý nghĩa gì với anh/chị?
Câu 5 (1.0 điểm). Nêu suy nghĩ của anh/chị về giá trị của thời gian trong cuộc sống con người.
B. PHẦN VIẾT (6.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm). Từ nội dung đoạn trích phần đọc - hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về cách sử dụng thời gian khiến cuộc sống trở nên ý nghĩa.
Câu 2 (4.0 điểm). Có ý kiến cho rằng: “Khó khăn là hòn đá cản đường người yếu đuối, là bậc thang cho người mạnh mẽ”. Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.
BÀI LÀM
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY ĐỀ THI GIỮA HK 2 (2024 – 2025)
MÔN: NGỮ VĂN 12 – CÁNH DIỀU
TT | Thành phần năng lực | Mạch nội dung | Số câu | Cấp độ tư duy | ||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Tổng | |||||||
Số câu | Tỉ lệ | Số câu | Tỉ lệ | Số câu | Tỉ lệ | 40% | ||||
1 | Năng lực Đọc | Văn bản đọc hiểu | 5 | 2 | 20% | 2 | 20% | 1 | 10% | |
2 | Năng lực Viết | Nghị luận văn học | 1 | 5% | 5% | 10% | 20% | |||
Nghị luận xã hội | 1 | 7.5% | 10% | 22.5% | 40% | |||||
Tỉ lệ % | 22.5% | 35% | 42.5% | 100% | ||||||
Tổng | 7 | 100% |
TRƯỜNG THPT .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: NGỮ VĂN 12 – CÁNH DIỀU
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | |||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | ||||
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN | 5 | 0 | |||||
Nhận biết | - Xác định được thể thơ của bài thơ. - Nêu được ý nghĩa, cảm nhận về hai câu thơ trong bài. | 2 | 0 | C1,3 | |||
Thông hiểu | - Giải thích được lí do vì sao tiếng kim đồng hồ tích tắc trở thành tiếng động khủng khiếp nhất với con người. - Nêu được quan niệm về thời gian của tác giả và ý nghĩa của nó đối với bản thân. | 1 | 0 | C2,4 | |||
Vận dụng | - Nêu được quan điểm, ý kiến về giá trị của thời gian trong cuộc sống của mỗi người. | 1 | 0 | C5 | |||
VIẾT | 2 | 0 | |||||
Vận dụng | Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về cách sử dụng thời gian khiến cuộc sống trở nên ý nghĩa. | 1 | 0 | C1 phần tự luận | |||
Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một câu nói: * Nhận biết - Xác định được cấu trúc bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một ý kiến. - Xác định được kiểu bài phân tích, đánh giá một ý kiến. * Thông hiểu - Xác định được các ý chính của bài viết. - Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận. - Lý giải được vấn đề nghị luận. - Thể hiện quan điểm của người viết. * Vận dụng - Mở rộng vấn đề trao đổi với quan điểm trái chiều hoặc ý kiến khác để có cái nhìn khách quan toàn diện. | 1 | 0 |