Kênh giáo viên » Ngữ văn 12 » Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều

Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều

Giáo án dạy thêm Ngữ văn 12 - cánh diều. Giáo án dạy thêm là giáo án ôn tập và củng cố kiến thức bài học cho học sinh. Phần này dành cho giáo viên dạy vào buổi chiều hoặc các buổi dạy tăng cường. Một số nơi gọi là giáo án buổi 2, giáo án buổi chiều. Hi vọng, giáo án mang tới sự hữu ích cho thầy cô dạy Ngữ văn 12 cánh diều.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều

Xem video về mẫu Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

 

BÀI 1: TRUYỆN TRUYỀN KÌ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI

 

ÔN TẬP VĂN BẢN: CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Ôn tập những kiến thức về tác giả Nguyễn Dữ và Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.
  • Ghi nhớ, khắc sâu những đặc điểm của thể loại tác phẩm, xác định được bố cục, đặc sắc nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.
  1. Năng lực 

Năng lực chung

  • Năng lực tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh để hiểu về văn bản đã học.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác để giải quyết vấn đề về văn bản đã học.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến bài học; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.
  • Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác phẩm.
  • Năng lực phân tích, đánh giá được đặc điểm nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm.
  • Năng lực cảm thụ văn học: bình luận, nêu cảm nhận riêng về những chi tiết tiêu biểu trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm.
  • Năng lực đọc hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại: phân tích ý nghĩa hình tượng nghệ thuật, đánh giá những sáng tạo độc đáo của nhà văn.
  • Năng lực phân tích, so sánh văn bản với các văn bản khác cùng chủ đề.
  1. Về phẩm chất
  • Trân trọng và biết đứng về phía cái thiện, chính nghĩa.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên
  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập;
  • Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà.
  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 12, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.

III.  TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung văn bản Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.

b. Nội dung: GV đặt câu hỏi.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 

  • GV đặt câu hỏi: Sau khi học Chuyện chức phán sự đền Tản Viên em cảm nhận thế nào về nhân vật Tử Văn? 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

  • HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

  • GV mời một số HS đứng dậy trả lời câu hỏi.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

  • GV gợi ý: Nhân vật Tử Văn là người có tính cách ngay thẳng, chính trực và luôn đứng về phía lẽ phải. Đồng thời ông cũng là người dũng cảm dám chống lại cái ác bất chấp hậu quả.
  • GV dẫn dắt vào bài: Nguyễn Dữ là một tác gia nổi tiếng của thời kì văn học trung đại Việt Nam. Trong chương trình THCS chắc hẳn các em đã được tìm hiểu tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của ông rồi, đến chương trình THPT chúng ta cùng nhau tìm hiểu về tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên. Hãy cùng ôn tập lại nội dung văn bản qua bài học hôm nay.

B. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC

  1. Mục tiêu: Hệ thống lại và nắm vững kiến thức chung về thể loại, tác giả,… của văn bản Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.
  2. Nội dung: Ôn tập kiển thức về tác giả và tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên. 
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Nhắc lại kiến thức

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập.

- GV yêu cầu HS trả lời:

+ Nhắc lại một số hiểu biết về tác giả Nguyễn Dữ và tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên?

+ Tóm tắt cốt truyện và xác định chủ đề của tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên?

+ Điểm nhìn và chức năng của người kể chuyện trong tác phẩm?

+ Nhân vật Ngô Tử Văn hiện lên như thế nào?

+ Tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên?

  • HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

  • HS làm việc theo cặp đôi hoặc đọc lại văn bản theo yêu cầu suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.

  • GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

  • GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức.

 

 

 

  1. Nhắc lại kiến thức 
  2. Tác giả - tác phẩm

a. Tác giả

- Nguyễn Dữ (? - ?) Quê Hải Dương.

- Ông sống vào nửa đầu thế kỉ XVI từng là học trò của Tuyết Giang Phu Tử Nguyễn Bỉnh Khiêm.

- Ông học rộng, tài cao, làm quan một năm rồi sống ẩn dật ở vùng núi rừng Thanh Hóa.

b. Tác phẩm

- Truyền kì mạn lục là tác phẩm tiêu biểu nhất của Nguyễn Dữ viết bằng chữ Hán được đánh giá là “Thiên cổ kì bút”.

+ Truyện Kì mạn lục ra đời nửa đầu thế kỉ XVI bao gồm có 20 câu chuyện.

c. Cốt truyện và chủ đề tác phẩm

- Tóm tắt

Ngô Tử Văn nổi tiếng ở đất Lạng Giang là kẻ chính trực, khảng khái. Ngôi làng chàng ở có một ngôi đền thiêng lắm nhưng có một tên hung thần ở gần đền hay tác quai tác quái, yêu sách trong dân gian, Tử Văn tức giận nên châm lửa để đốt đền trừ hại cho dân lành.

Sau khi ngôi đền bị đốt, tên hung thần đã dọa kiện chàng ở âm phủ. Sau khi về nhà chàng lên cơn sốt, trong lúc đang mê man thì chàng mơ thấy có người đòi bắt mình xuống âm phủ. Nhưng đến chiều tối có một ông già đến xưng danh là Thổ Thần, ông cảm kích trước tinh thần dũng cảm của Tử Văn nên bày đã mách cho chàng tội ác và tung tích của tên hung thần, ông còn bày cho chàng cách để xử lý đối phó.

Đêm đến, Tử Văn trở bệnh nặng hơn, thấy có hai tên quỷ sứ đến bắt chàng xuống âm phủ. Trước mặt Diêm Vương, chàng đã tố cáo hết những tội ác của tên hung thần kèm theo dẫn chứng đầy đủ về hắn. Sau khi chứng thực, quân lính về thưa tất cả lời Tử Văn là sự thật, Diêm Vương đã trừng trị tên tướng giặc và bọn phán sự, thổ thần thì được phục chức còn Tử Văn được sống trở lại. Trở về từ âm phủ, Thổ Văn đã giao cho Tử Văn giữ chức phán sự đền Tản Viên.

  • Chủ đề 

Đề cao tinh thần khảng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác trừ hại cho dân qua hình tượng Ngô Tử Văn. một trí thức yêu chính nghĩa, dũng cảm, cương trực. Truyện thể hiện khát vọng công lí, niềm tin công lí, chính nghĩa nhất định sẽ chiến thắng.

  1. Phân tích bài thơ

-    Giới thiệu về Ngô Tử Văn.

+ Tên họ: Ngô Tử Văn tên là Soạn.

+ Quê quán: Huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang.

+ Tính tình: khảng khái, nóng nảy, thấy sự gian tà không chịu được.

=> Cách mở đầu trực tiếp ngắn gọn theo mô tuýp truyền thống của văn học trung đại.

-    Ngô Tử Văn và hành động đốt đền

+ Nguyên nhân: Tức giận trước sự tác oai tác quái của hồn ma tên tướng giặc, Ngô Tử Văn muốn trừ hại cho dân mang đến cho con người một cuộc sống bình yên.

+ Hành động: Tắm rửa sạch sẽ, khấn trời trước khi đốt đền.

=> Thể hiện muốn lấy lòng trong sạch bảo vệ bình yên cho người dân. Mong muốn sự chân thành của mình sẽ được trời thấu hiểu đồng thời thể hiện hành động chính nghĩa của bản thân.

=> Ngô Tử Văn hiện lên là người cương trực, dũng cảm vì dân mà trừ bạo. Đồng thời cũng ngời lên tinh thần dân tộc cũng như bảo vệ thổ thần nước Việt.

  • Câu chuyện Ngô Tử Văn đốt đền, rồi xuống Minh Ti rồi lại trở về nhân gian và sau đó giữ chức phán sự đền Tản Viên tất cả đều được kể dưới điểm nhìn của người thứ 3 tức là hoàn toàn khách quan. 

- Việc tái hiện câu chuyện dưới cái nhìn của ngôi kể thứ ba khiến cho câu chuyện trở nên chân thực, sinh động và khái quát hơn bao giờ hết. Điểm nhìn và đánh giá mang tính khách quan, không hề xen lẫn cảm quan cá nhân.

 

  1. Tổng kết
  • Nội dung

+ Đề cao tinh thần khảng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác, trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn, một người trí thức nước Việt. 

+ Niềm tin vào công lí, vào chính nghĩa cũng vì thế mà vẫn được thắp lên trong tâm hồn của mỗi con người. 

  • Nghệ thuật

+ Sử dụng nhiều chi tiết truyền kì.

+ Xây dựng cốt truyện đầy kịch tính, kết cấu chặt chẽ.

+ Dẫn dắt khéo léo nhiều chi tiết giàu kịch tính.

+ Cách kể chuyện và miêu tả sinh động hấp dẫn.

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về văn bản Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.

b. Nội dung:

- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.

- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo văn bản đọc. 

c. Sản phẩm:

- Phiếu bài tập của HS.

- Câu trả lời các câu hỏi vận dụng.

d. Tổ chức thực hiện

Nhiệm vụ 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 

Trường THPT:……………

Lớp:………………………..

Họ và tên:………………….

PHIẾU BÀI TẬP

VĂN BẢN: CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN 

Câu 1: Hệ thống nhân vật trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên có sự phân tuyến khá rõ: Ngô Tử Văn, viên Thổ công đại diện cho chính nghĩa, tên tướng giặc họ Thôi đại diện cho lực lượng phi nghĩa. Vậy, nhân vật Diêm Vương trong truyện đại diện cho điều gì?

A. Đại diện cho những thế lực bảo trợ, dung túng cho cái ác.

B. Đại diện cho anh linh, tú khí của dân tộc phù trợ cho những người trí thức Việt.

C. Đại diện cho công lí, cho lẽ phải.

D. Đại diện cho quyền lực tối cao của người đứng đầu nhà nước.

Câu 2: Dòng nào dưới đây không khái quát đúng nội dung tư tưởng của Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ?

A. Khẳng định chân lí: cái thiện thắng cái ác, chính nghĩa thắng gian tà.

B. Cảm thông với số phận bi thảm của những con người nhỏ bé trong xã hội.

C. Ngợi ca tinh thần khẳng khái, cứng cỏi, tinh thần đấu tranh quyết liệt chống lại các thế lực gian tà.

D. Đề cao tinh thần dân tộc và bản lĩnh của người trí thức.

Câu 3: Nhận xét nào không thể hiện đúng đặc điểm cốt truyện, kết cấu của tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên?

A. Mạch truyện phát triển theo nhiều hướng song cùng gặp nhau ở một điểm là tập trung thể hiện tư tưởng cốt lõi của tác phẩm: chính nghĩa chiến thắng gian tà.

B. Kết cấu của truyện rất giàu kịch tính với những tình tiết lôi cuốn.

C. Truyện được kết thúc có hậu theo truyền thống chuyện kể thời trung đại.

D. Truyện được mở đầu bằng một sự kiện gây ấn tượng mạnh đối với người đọc.

Câu 4: Đặc điểm nào dưới đây được coi là đặc trưng tiêu biểu của thể loại truyện truyền kì?

A. Truyện phản ánh hiện thực qua những yếu tố kì ảo, hoang đường.

B. Là thể văn xuôi có nguồn gốc từ Trung Quốc

C. Là một thể văn xuôi tự sự thời trung đại.

D. Truyện miêu tả thế giới cõi âm với nhiều nhân vật thánh thần, ma quỷ.

Câu 5: Thế giới nghệ thuật trong truyện truyền kỳ có đặc điểm gì nổi bật?

A. Thế giới nghệ thuật trong đó các nhân vật đều có những khả năng phi thường, kì lạ không thể có được trong cuộc sống thường nhật.

B. Thế giới con người và thế giới cõi âm với những thần thánh, ma quỷ có sự tương giao, tương cảm.

C. Thế giới con người có nhiều phép lạ, biến hóa khôn lường nhưng vẫn mang tính hiện thực nhiều hơn mộng ảo.

D. Thế giới có nhiều nhân vật lạ, mang tính mộng ảo hơn là hiện thực.

Câu 6: Trong truyện Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, sau khi đốt đền, Ngô Tử Văn gặp viên Bách hộ họ Thôi đến dọa nạt đòi dựng trả lại đền. Hãy chọn đáp án phù hợp, điền vào dấu ba chấm trong câu văn sau để thể hiện thái độ, hành động của Tử Văn trước lời dọa nạt của tên ác thần: "Tử Văn mặc kệ, vẫn cứ..."

A. "Ngồi ngất ngưởng tự nhiên".

B. "Lặng im không đáp".

C. "Điềm nhiên, không thèm để ý".

D. "Thản nhiên đọc sách".

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

- HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản hoàn thành Phiếu bài tập.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS đọc đáp án trước lớp theo Phiếu bài tập. 

- GV mời một số HS khác đọc đáp án khác (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn đáp án:

1. C2. B3. A4. A5. B
6. A 

Nhiệm vụ 2: Luyện tập theo văn bản 

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn làm bài vào vở, cho HS luyện tập theo những nhiệm vụ cụ thể sau:

Câu 1: Phân tích nghệ thuật kể chuyện đặc sắc của Nguyễn Dữ thông qua “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”.

Câu 2: Nêu suy nghĩ của em về lời bình ở cuối truyện “Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của trời”.

Câu 3: Nếu được yêu cầu viết đoạn kết thúc của truyện “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”, em sẽ đồng tình với cách kết thúc như đã có hay sẽ chọn một cách kết thúc khác?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài luyện tập vào vở.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trình bày trước lớp. 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV gợi ý:

Câu 1: 

- “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” đưa người đọc vào thế giới ly kỳ, huyền ảo.

+ Chuyện viết về thần linh (thổ công, đức thánh Tản Viên), ma quỷ (Diêm Vương, hồn ma).

+ Chuyện chết đi sống lại của con người.

- Hiện thực được lồng vào cốt truyện kì ảo, người đọc bị mê hoặc bởi bức màn kỳ ảo để khi đọc hết, suy ngẫm về các nhân vật, tình tiết sẽ nhận giá trị hiện thực, nhân đạo của tác phẩm.

- Cốt truyện của Nguyễn Dữ giàu kịch tính, kết cấu chặt chẽ, logic.

- Cách dẫn dắt truyện của tác giả khéo léo, bằng sự việc bất ngờ, dẫn dắt tới đỉnh điểm kịch tính, giải quyết một cách hợp lí, thỏa đáng.

- Người đọc đồng cảm với thái độ, quan điểm của nhà văn, thái độ ca ngợi trí thức, tinh thần dân tộc, quan niệm ác giả ác báo.

Câu 2:

Truyện "Chuyện một vị quan trong lịch sử đền Tản Viên" là một trong 20 truyện "Truyền kỳ mạn lục" của tác giả Nguyễn Dữ, một truyện nhằm đề cao tinh thần khẳng khái, liêm khiết và dám đấu tranh ác, trừ ác. Ngô Tử Văn - đại diện cho tri thức Việt Nam. Kết thúc truyện, tác giả đã khẳng định niềm tin rằng công lí và chính nghĩa nhất định sẽ chiến thắng cái ác, đặc biệt lời bình luận cuối truyện còn nhắc nhở người đọc rằng đã là kẻ sĩ thì phải biết đấu tranh đến cùng để chống lại cái ác. 

Nhân vật chính trong truyện là Ngô Tử Văn, tác giả Nguyễn Dữ đã xây dựng hình tượng nhân vật này là một con người với những phẩm chất cao quý, đẹp đẽ: ngay thẳng, khẳng khái, quyết một mình chống giặc phá nước, đốt chùa chiền và đối đầu với hồn ma tướng giặc, dù phải xuống âm phủ gặp Diêm Vương, Ngô Tử Văn vẫn dũng cảm, oanh liệt kêu oan. Tử Văn biết phân biệt đúng sai và tin vào chính kiến của mình nên dù bị uy hiếp ở âm phủ, chàng cũng không hề run sợ, rụt rè. Kết thúc phiên tòa xét xử Diêm Vương, sau khi đi điều tra mọi chuyện trên trần gian đúng như lời Tử Văn nói, Tử Văn đã bị Diêm Vương khuất phục, điều này khẳng định một quy luật tất yếu: có thiện ý nhất định chiến thắng cái ác. Hồn ma tướng giặc Thôi bị trừng trị đích đáng, nhân dân vui mừng, Tử Cống được trả về chùa. Bằng chính nghĩa và lòng dũng cảm, quyết chiến đấu, Tử Văn cuối cùng đã chiến thắng, không những thế còn hậu thưởng hậu hĩnh “từ nay cơm thịt của nhân dân sẽ chia cho Tử Văn một nửa”, sai quân đem Tử Văn về”, phần thưởng của Diêm Vương là minh chứng cho sự công minh chính trực, đại diện cho chính nghĩa và ghi nhận hành động dũng cảm của người anh hùng. Vạn được sống lại với tư cách một người chính nghĩa với ý nghĩa duy trì sự tồn tại của một bậc thư sinh hào hoa, bản lĩnh khẳng khái trong thế giới vật chất, về bản chất, sự có mặt của Tử Vân sẽ mang ý nghĩa là người bảo vệ hòa bình và công lý cho nhân dân.

Như vậy, đoạn kết của truyện đã thể hiện một triết lí nhân sinh sâu sắc đó là ở hiền gặp lành, ác gặp ác, gieo gió gặt bão, bên cạnh đó, lời nhận xét của Nguyễn Du ở cuối truyện thể hiện sự hiểu biết của ông. những cảm nhận của anh ấy. thái độ trân trọng, ngợi ca đối với một Nho sĩ như Ngô Tử Văn.

Câu 3:

Với cách kết như vậy em đồng tình, bởi nhân vật Ngô Tử Văn cương trực, luôn đề cao chính nghĩa sẽ phù hợp với chức phán sự đền tản viên. Ngô Tử Văn sẽ cầm cân nảy mực vì lẽ phải, để không ai bị oan khuất.

Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (400k)
  • Giáo án Powerpoint (500k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 900k

=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan

=> Giáo án ngữ văn 12 cánh diều

Xem thêm tài liệu:


Từ khóa: giáo án dạy thêm ngữ văn 12 sách mới, giáo án dạy thêm kết nối ngữ văn 12, giáo án ngữ văn 12 dạy thêm cv 5512 sách mới, giáo án dạy thêm 5512 ngữ văn 12 sách cánh diều

Tài liệu giảng dạy môn Ngữ văn THPT

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án Powerpoint Toán 12 Cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 12 cánh diều

Giáo án powerpoint vật lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 12 cánh diều

Giáo án powerpoint ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint lịch sử 12 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 12 cánh diều

Giáo án powerpoint Kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều

Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 12 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 cánh diều

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay