Trắc nghiệm chuyên đề ngữ văn 12 cánh diều

Trắc nghiệm chuyên đề Ngữ văn 12 cánh diều. Trắc nghiệm có 4 phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần trắc nghiệm này sẽ hữu ích trong việc kiểm tra bài cũ, phiếu học tập, đề thi, kiểm tra... Tài liệu có file word và đáp án. Bộ câu hỏi trắc nghiệm sẽ giúp giảm tải thời gian trong việc chuẩn bị bài dạy. Chúc quý thầy cô dạy tốt môn Ngữ văn 12 cánh diều.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Trắc nghiệm chuyên đề ngữ văn 12 cánh diều
Trắc nghiệm chuyên đề ngữ văn 12 cánh diều
Trắc nghiệm chuyên đề ngữ văn 12 cánh diều
Trắc nghiệm chuyên đề ngữ văn 12 cánh diều
Trắc nghiệm chuyên đề ngữ văn 12 cánh diều
Trắc nghiệm chuyên đề ngữ văn 12 cánh diều
Trắc nghiệm chuyên đề ngữ văn 12 cánh diều
Trắc nghiệm chuyên đề ngữ văn 12 cánh diều

Một số tài liệu quan tâm khác


CHUYÊN ĐỀ 1: TẬP NGHIÊN CỨU VÀ VIẾT BÁO CÁO VỀ MỘT VẤN ĐỀ VĂN HỌC HIỆN ĐẠI VÀ HẬU HIỆN ĐẠI

PHẦN 2: NGHIÊN CỨU MỘT VẤN ĐỀ VĂN HỌC HIỆN ĐẠI VÀ HẬU HIỆN ĐẠI

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (08 CÂU)

Câu 1: Khi nghiên một vấn đề văn học hiện đại và hậu hiện đại cần chú ý nguyên tắc:

  1. Nắm chắc khái niệm, công cụ đặc biệt là những khái niệm liên quan đến tri thức về thể loại văn học (nhân vật, tình huống truyện, điểm nhìn, cái “tôi” trữ tình, thơ tượng trưng, siêu thực….)
  2. Đi theo các đề tài lớn có tính khái quát cao
  3. Nên đi vào những vấn đề mới mẻ có thể không yêu thích nhưng có sự tác động mạnh mẽ đến đại chúng
  4. Không cần quá chú trọng đến vấn đề định tính và định lượng.

 

Câu 2: Văn học hiện đại Việt Nam có thể chia thành mấy giai đoạn?

  1. 2
  2. 3
  3. 4
  4. 5

 

Câu 3: Tính chất hiện đại của nền văn học trên phương diện khai thác lối viết, mô hình thể loại của văn học phương Tây thì có thể khai thác đề tài nghiên cứu nào?

  1. Hình tượng trẻ em phụ nữ trong sáng tác của Thạch Lam, Nam Cao và Nguyên Hồng.
  2. Tính chất hiện đại của Xuân Diệu trong Đây mùa thu tới khi so sánh với các bài thơ về mùa thu đã học đã đọc thuộc văn học trung đại
  3. HÌnh tượng những con người dưới đáy xã hội trong tác phẩm của Thạch Lam và Nam Cao: những tương đồng và khác biệt
  4. Tuổi già/bệnh tật. miếng ăn/ cái chết trong sáng tác của các nhà văn thuộc khuynh hướng hiện thực.

 

Câu 4: Trên phương diện con người trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, tính chất hiện đại của văn học giai đoạn từ thể kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 tập trung khai thác đề tài nào?

  1. Điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn hiện đại ( khảo sát qua các tác phẩm của Nguyễn Công Hoàn, Thạch Lam và Nam Cao)
  2. Thiên nhiên trong sáng tác của một số nhà thơ mới tiêu biểu ( Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử, Huy Cận) trong sự so sánh với thiện nhiên ở văn học trung đại.
  3. Nghệ thuật miêu tả tâm lí trong truyện ngắn của Thạch Lam và Nam Cao
  4. Tuổi già/ bệnh tật/ miếng ăn/ cái chết trong sáng tác của các nhà văn thuộc khuynh hướng hiện thực.

 

Câu 5: Văn học hiện đại trong giai đoạn từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay có thể chia thành mấy giai đoạn nhỏ?

  1. 2
  2. 3
  3. 4
  4. 5

 

Câu 6: Có mấy phương pháp nghiên cứu văn học hiện đại và hậu hiện đại?

  1. 2
  2. 3
  3. 4
  4. 5

 

Câu 7: Khi nào chúng ta cần tiến hành phương pháp so sánh trong nghiên cứu văn học hiện đại và hậu hiện đại?

  1. Khi cần nhận biết đối tượng một cách định lượng
  2. B. Khi cần chia nhỏ đối tượng nghiên cứu
  3. Khi cần phát hiện và hiểu sâu hơn về vấn đề nghiên cứu
  4. Khi cần nhận diện đối tượng trong dòng chảy thời gian từ đó hiểu được quá trình hình thành biển đổi cũng như những quy luật ngầm.

 

Câu 8: Khi tiến hành nghiên cứu một vấn đề văn học hiện đại và hậu hiện đại cần trải qua mấy bước?

  1. 2
  2. 3
  3. 4
  4. 5

 

II. THÔNG HIỂU (07 CÂU)

Câu 1: Điểm nhìn từ ngôi thứ ba theo phương pháp phân loại có thể chia thành:

  1. Toàn tri – hạn tri
  2. Ngắn - dài
  3. Khái quát – cụ thể
  4. Nhiều - ít

 

Câu 2: Khi nào chúng ta cần sử dụng phương pháp nghiên cứu phân loại?

  1. Khi muốn nhận biết đối tượng một cách định lượng
  2. Khi muốn chia nhỏ đối tượng nghiên cứu để hiểu sâu và chi tiết hơn về đối tượng
  3. Khi muốn phát hiện và hiểu sâu hơn về vấn đề nghiên cứu.
  4. Khi muốn nhận diện đối tượng trong một dòng chảy thời gian dài

 

Câu 3: Dòng nào kể đúng nhất các phương pháp nghiên cứu văn học hiện đại và hậu hiện đại:

  1. Phương pháp so sánh, phương pháp lịch sử, phương pháp tiếp cận văn bản theo đặc trưng thể loại, phương pháp thống kê – phân loại.
  2. Phương pháp quy nạp, phương pháp so sánh, phương pháp phân loại- thống kê.
  3. Phương pháp so sánh, phương pháp lịch sử, phương pháp tiếp cận văn bản theo đặc trưng thể loại.
  4. Phương pháp so sánh, phương pháp tiếp cận văn bản theo đặc trưng thể loại, phương pháp phân tích.

 

Câu 4: Muốn hiểu được sự độc đáo trong cách miêu tả những con người dưới đáy xã hội của Nam cao thì chúng ta cần làm gì?

  1. Chia nhỏ đối tượng để phân tích
  2. Phải so sánh với Thạch Lam một nhà văn lãng mạn, với Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng những nhà văn cùng trong khuynh hướng hiện thực
  3. Phải đặt đối tượng trong sự tương quan của thời gian thể loại.
  4. Phải nắm đươc khái niệm về tình huống truyện thời gian và không gian….

 

Câu 5: Khi nào thì cần áp dụng phương pháp lịch sử trong nghiên cứu văn học hiện đại và hậu hiện đại?

  1. A. Xuất hiện ở những nghiên cứu xuyên suốt trong một thời gian dài từ giai đoạn này sang giai đoạn khác.
  2. B. Khi nghiên cứu các nhân vật có tính lịch sử
  3. C. Khi muốn tìm hiểu về một giai đoạn lịch sử cụ thể nào đó
  4. D. Khi muốn so sánh giữa các tác phẩm trong một thời kì với nhau

 

Câu 6: Đặc điểm nổi trội của văn học toàn bộ giai đoạn từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975 là:

  1. A. Khuynh hướng sử thi
  2. B. Khuynh hướng lãng mạn
  3. C. Khuynh hướng kì ảo
  4. D. Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn nhưng không phải vì thế mà không có những tìm tòi cách tân có ý nghĩa.

 

Câu 7: Các đề tài có thể triển khai nghiên cứu trong giai đoạn từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975 là:

  1. A. Hình tượng đất nước trong thơ Việt Nam giai đoạn từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975.
  2. B. Sự đối thoại với khuynh hướng sử thi trong truyện ngắn của Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu
  3. C. Tư duy tiểu thuyết trong truyện ngắn và tiểu thuyết sau năm 1975
  4. D. Ý thức về sinh thái trong sáng tác của các nhà văn sau năm 1975 đến nay.

 

III. VẬN DỤNG (04 CÂU)

Câu 1: Phương pháp tiếp cận văn bản theo đặc trưng thể loại là gì?

  1. Là việc nắm được các khái niệm về tình huống truyện, không gian – thời gian… để tiến hành so sánh và phân loại tác phẩm.
  2. Là tiến hành phân tích so sánh nhân vật theo trình tự thời gian
  3. Là tìm điểm tương đồng các tác phẩm để phân tích
  4. Làm nhận diện đối tượng trong dòng chảy thời gian.

 

Câu 2: Khi tiến hành nghiên cứu xuyên suốt trong cả hai giai đoạn đòi hỏi:

  1. Đòi hỏi khả năng phân tích tổng hợp phức tạp
  2. Đòi hỏi tri thức sâu rộng
  3. Đòi hỏi người nghiên cứu phải dành nhiều thời gian
  4. Đòi hỏi người nghiên cứu phải trang bị tổng hợp kiến thức từ tất cả các lĩnh vực.

 

Câu 3: Những tác giả tiêu biểu của văn học giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945 gồm:

  1. Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Huy Cận, Nguyễn Khải.
  2. Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Huy Cận, Thạch Lam, Nam Cao, Nguyễn Công Hoan.
  3. Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Huy Cận, Thạch Lam, Nam Cao, Nguyễn Huy Thiệp, Lưu Quang Vũ
  4. Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Huy Cận, Nguyễn Huy Thiệp.

 

Câu 4: Cùng viết về đề tài nông dân ở giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945 có tác giả nào tiêu biểu:

  1. Xuân Diệu, Nam Cao, Ngô Tất Tố.
  2. Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Khoa Điềm
  3. Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng
  4. Thạch Lam, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Khoa Điềm, Nam Cao.

 

IV. VẬN DỤNG CAO (1 CÂU)

Câu 1: Những nhà văn cùng theo khuynh hướng hiện thực gồm có:

  1. Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao.
  2. Xuân Diệu, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Khoa Điềm
  3. Thạch Lam, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao
  4. Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Xuân Diệu, Nguyễn Đình Thi.

 

Trắc nghiệm chuyên đề ngữ văn 12 cánh diều
Trắc nghiệm chuyên đề ngữ văn 12 cánh diều

Đang liên tục được cập nhật.....

=> Giáo án ngữ văn 12 cánh diều

Từ khóa: câu hỏi trắc nghiệm chuyên đề ngữ văn 12 cánh diều, đề trắc nghiệm ngữ văn chuyên đề 12 cánh diều có đáp án, trắc nghiệm ngữ văn 12 chuyên đề cánh diều trọn bộ, tổng hợp đề trắc nghiệm ôn tập ngữ văn 12 CD

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay