Giáo án bài 3: Máy tính và em
Giáo án bài 3: Máy tính và em sách tin học 3 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của tin học 3 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết
Xem: => Giáo án tin học 3 kết nối tri thức (bản word)
Xem video về mẫu Giáo án bài 3: Máy tính và em
Xem toàn bộ: Soạn giáo án Tin học 3 kết nối tri thức theo công văn mới nhất
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 3: MÁY TÍNH VÀ EM
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nhận diện và phân biệt được hình dạng thường gặp của những máy tính thông dụng cùng các bộ phận cơ bản (màn hình, thân máy, bàn phím, chuột).
- Nêu được sơ lược về chức năng của thân máy, bàn phím, chuột, màn hình và loa. Nhận biết được màn hình cảm ứng của máy tính bảng, điện thoại thông minh, … cũng là thiết bị tiếp nhận thông tin vào.
- Biết thực hiện quy tắc an toàn về điện, có ý thức đề phòng tai nạn về điện khi sử dụng máy tính.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực riêng:
- Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông.
- Nhận diện, phân biệt được hình dạng và chức năng của các thiết bị kĩ thuật số thông dụng. Bước đầu hình thành và phát triển năng lực ứng xử trong môi trường số.
- Phẩm chất
- Biết yêu quý đồ dùng học tập, bảo vệ máy tính và thiết bị học tập tại gia đình và nhà trường.
- Luôn chăm chỉ trong học tập.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.
- Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
- Thiết bị dạy học
- Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Máy tính cài đặt phần mềm trình chiếu.
- Máy chiếu (nếu có), màn chiếu, máy tính để bàn.
- Tranh ảnh về các bộ phận của máy tính để bàn.
- Đối với học sinh
- Hình ảnh thân máy, màn hình, chuột và bàn phím (nếu có).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: HS nói được tên các bộ phận của máy tính để bàn mà em biết. HS kể được càng nhiều càng tốt. b. Cách thức tiến hành: - GV chia lớp thành 2 nhóm chơi và tổ chức trò chơi “Ai nhanh – Ai đúng” - Luật chơi: Trong 3 phút, GV yêu cầu HS kể tên các bộ phận của máy tính để bàn. Bạn đằng sau không được kể tên những bộ phận của các bạn đã kể hoặc nhóm khác đã kể. Trò chơi kết thúc khi hết giờ hoặc 1 bạn nói sai tên bộ phận máy tính. - GV giới thiệu những bộ phận cơ bản của máy tính và khen thưởng nhóm chiến thắng. - GV nhận xét, đánh giá. - GV dẫn dắt HS vào bài: Để hiểu rõ hơn về các bộ phận và vai trò của các bộ phận đó, chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay – Bài 3: Máy tính và em.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Các bộ phận cơ bản của máy tính để bàn Hoạt động 1. Các bộ phận cơ bản của máy tính để bàn a. Mục tiêu: - HS nhận diện và phân biệt được hình dạng thường gặp của những máy tính thông dụng cùng các bộ phận cơ bản (màn hình, thân máy, bàn phím, chuột). - HS nêu được các chức năng cơ bản của thân máy, màn hình, chuột, bàn phím, loa. b. Cách tiến hành - GV giới thiệu lại các bộ phận của máy tính để bàn HS đã kể trong trò chơi Khởi động. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy gọi tên các bộ phận cơ bản của máy tính để bàn được đánh số trong Hình 8. - GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, thảo luận và trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết các chức năng của từng bộ phận cơ bản của máy tính. - GV mời đại diện 1-2 nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, đánh giá. - GV yêu cầu một bạn đứng dậy đọc to phần Hoạt động đọc trong SGK – tr.14. - GV mở rộng thông tin: Máy tính còn có các thiết bị khác kèm theo như loa để phát âm thanh từ máy tính. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Máy tính giúp em làm những công việc gì?
- GV nhận xét và đánh giá. - GV kết luận: Máy tính để bàn có các bộ phận cơ bản là thân máy, màn hình, bàn phím và chuột. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm: 1. Các bộ phận cơ bản của máy tính để bàn là: A. Màn hình, máy in, bàn phím. B. Màn hình, bàn phím, thân máy, chuột. C. Thân máy, loa, bàn phím 2. Bộ phận nào sau đây của máy tính dùng để nhập thông tin? A. Màn hình B. Bàn phím C. Thân máy - GV mời đại diện 1-2 HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét. 2. Một số loại máy tính thông dụng khác Hoạt động 2: Nhận biết các bộ phận của máy tính xách tay a. Mục tiêu: - HS biết được các bộ phận cơ bản (thân máy, màn hình, chuột, bàn phím) trong các thiết bị thông dùng như máy tính xách tay, máy tính bảng và điện thoại thông minh. - HS nhận biết được màn hình cảm ứng của máy tính bảng, điện thoại thông minh,… cũng là thiết bị tiếp nhận thông tin vào. b. Cách tiến hành - GV giới thiệu máy tính xách tay đã chuẩn bị từ trước với học sinh. - GV yêu cầu HS quan sát Hình 14 và trả lời câu hỏi: Em hãy quan sát Hình 14 và ghép các cụm từ thân máy, màn hình, chuột, bàn phím tương ứng với các bộ phận được đánh số của máy tính xách tay. Em hãy chỉ ra hai đặc điểm khác so với máy tính để bàn. - GV mời đại diện 1-2 HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét. - GV hướng dẫn HS tự đọc thông tin trong phần Hoạt động đọc SGK tr.15 và giảng cho HS hiểu được: + Các bộ phận của máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại thông minh như màn hình, bàn phím, chuột được thiết kế gắn với thân máy để thuận tiện cho việc di chuyển. + Máy tính xách tay có vùng cảm ứng chuột để di chuyển ngón tay trên đó. + Điện thoại thông minh, máy tính bảng có màn hình cảm ứng vừa là chuột vừa là bàn phím. - GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi: Theo em, màn hình cảm ứng trên máy tính bảng và điện thoại thông minh có chức năng gì? - GV mời đại diện 1-2 nhóm trình bày kết quả thảo luận. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, đánh giá. - GV kết luận: Máy tính xách tay, máy tính bảng và điện thoại thông minh cũng có các bộ phận cơ bản như máy tính để bàn. Máy tính cảm ứng của điện thoại thông minh, máy tính bảng còn được sử dụng để đưa thông tin vào. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Bộ phận nào của điện thoại thông minh thực hiện chức năng của chuột và bàn phím? - GV mời đại diện 1-2 HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét. 3. An toàn về điện khi sử dụng máy tính Hoạt động 3: An toàn về điện a. Mục tiêu: - HS biết thực hiện quy tắc an toàn về điện. - HS có ý thức đề phòng tai nạn về điện khi sử dụng máy tính. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS quan sát Hình 17 và trả lời câu hỏi: Hành động của mỗi bạn trong hình sau đúng hay sai? Giải thích tại sao?
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ phù hợp với sĩ số, thảo luận và trả lời câu hỏi: Mỗi nhóm hãy nêu ít nhất 5 việc nên làm và không nên làm khi làm việc với máy tính để đề phòng an toàn về điện. - GV mời 1-2 HS đại diện trả lời. Các nhóm khác lắng nghe và bổ sung
- GV hướng dẫn HS tự đọc thông tin trong phần Hoạt động đọc SGK tr.16 và giảng cho HS hiểu được những quy tắc an toàn khi sử dụng máy tính: + Khi sử dụng các thiết bị điện trực tiếp, không nên tự ý cắm và rút các thiết bị kết nối với nguồn điện.
|
- HS sôi nổi tham gia trò chơi.
- HS trả lời: 1. Màn hình 2. Thân máy 3. Bàn phím. 4. Chuột
- HS chia thành các nhóm nhỏ và thảo luận.
- Các nhóm trả lời: + Thân máy: điều khiển mọi hoạt động của máy tính. + Màn hình: hiển thị kết quả làm việc của máy tính. + Bàn phím: gửi tín hiệu vào máy tính. + Chuột: điều khiển máy tính thuận tiện hơn. - HS lắng nghe và tiếp thu - HS đọc nhẩm theo bạn.
- HS lắng nghe
- HS trả lời: Máy tính giúp em: + Học tập các môn học như Toán, Tiếng Anh, Tiếng Việt,… + Giúp em vẽ tranh, xem phim, nghe nhạc,… - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS trả lời: 1. Đáp án B. 2. Đáp án B
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát
- HS trả lời: 1. Màn hình 2. Thân máy 3. Bàn phím 4. Chuột Hai đặc điểm của máy tính xách tay khác với máy tính để bàn là: + Bàn phím của máy tính xách tay gắn liền với thân máy, còn bàn phím của máy tính để bàn rời. + Chuột của máy tính xách tay là chuột cảm ứng và cũng gắn liền với thân máy, chuột của máy tính để bàn rời khỏi thân máy. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe và ghi nhớ |
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
Phí giáo án:
- Toán, tiếng Việt: word: 300k - Powerpoint: 400k/môn
- Các môn còn lại: word: 200k - Powerpoint: 300k/môn
=> Nếu đặt trọn 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, HĐTN, Đạo Đức, khoa học thì phí là:
- 800k/học kì - 900k/cả năm
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Soạn giáo án Tin học 3 kết nối tri thức theo công văn mới nhất
GIÁO ÁN WORD LỚP 3 - SÁCH KẾT NỐI
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 3 - SÁCH KẾT NỐI
GIÁO ÁN LỚP 3 CÁC BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án lớp 3 sách cánh diều (bản word)
Giáo án lớp 3 sách cánh diều (bản powerpoint
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản powerpoint)