Giáo án chuyên đề âm nhạc 11 chân trời sáng tạo

Giáo án giảng dạy theo bộ sách chuyên đề học tập âm nhạc 11 bộ sách chân trời sáng tạo với cuộc sống. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức âm nhạc phổ thông, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghệ nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án chuyên đề âm nhạc 11 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề âm nhạc 11 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề âm nhạc 11 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề âm nhạc 11 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề âm nhạc 11 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề âm nhạc 11 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề âm nhạc 11 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề âm nhạc 11 chân trời sáng tạo

Bản xem trước: Giáo án chuyên đề âm nhạc 11 chân trời sáng tạo

Một số tài liệu quan tâm khác


Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHUYÊN ĐỀ 1: KĨ NĂNG BIỂU DIỄN THANH NHẠC (15 TIẾT)

BÀI 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ

KĨ NĂNG BIỂU DIỄN THANH NHẠC

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Cảm nhận được nội dung, sắc thái và tình cảm của các bài hát; cảm nhận về sự hòa hợp giữa giọng hát và phần nhạc đệm.
  • Phân tích được tiết mục biểu diễn thanh nhạc về các mặt: thể loại, nội dung, cấu trúc, giai điệu, lời ca, sắc thái, giá trị nghệ thuật, hình thức biểu diễn.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Nắm được khái niệm về kĩ năng biểu diễn thanh nhạc.
  • Trình bày được những yêu tố chính cấu thành một tiết mục biểu diễn thanh nhạc.
  • Nắm được kĩ năng biểu diễn một số thể loại bài hát thường gặp.
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức và thái độ tích cực trong giờ học.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SHS, SGV Chuyên đề học tập Âm nhạc 11.
  • File âm thanh và hình ảnh, video, bản nhạc một số bài hát có liên quan đến bài học.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Chuyên đề học tập Âm nhạc 11.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động HS :

- Nêu được cảm nhận về nội dung, sắc thái và tình cảm qua các bài hát HS được nghe và quan sát.

- Nêu được cảm nhận về sự hòa hợp giọng hát và phần nhạc đệm qua các bài hát mà em đã nghe và quan sát.

  1. Nội dung: GV tổ chức cho HS lắng nghe và quan sát video các tiết mục biểu diễn của một số bài hát và trả lời câu hỏi.
  2. Sản phẩm: HS nêu được cảm nhận về nội dung, sắc thái, sự hòa hợp giọng hát và tình cảm qua bài hát và chuẩn kiến thức của GV.
  3. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS lắng nghe và quan sát video các tiết mục biểu diễn của một số bài hát dưới đây (lựa chọn mỗi bài trong từng mục):

+ Mục 1:

  • Khát vọng tuổi trẻ (nhạc và lời: Vũ Hoàng).

     https://www.youtube.com/watch?v=V0KXP9MCpyM

  • Hát mãi khúc quân hành (nhạc và lời: Diệp Minh Tuyền).

     https://www.youtube.com/watch?v=TxIosrmNpb0

  • Hành khúc tuổi trẻ (nhạc và lời: Nguyễn Văn Hiên).

     https://www.youtube.com/watch?v=8TNZ4kZKCH4

  • Tuổi trẻ thế hệ Bác Hồ (nhạc và lời: Triều Dâng).

     https://www.youtube.com/watch?v=sP8CeL3FxU8

+ Mục 2:

  • Chiều ngoại ô Mát-xcơ-va (nhạc V.Solovyov-Sedoy, phỏng dịch lời Việt: Vương Thịnh)

     https://www.youtube.com/watch?v=ngj8HoCt_4U

  • Giai điệu Tổ quốc (nhạc và lời: Trần Tiến).

     https://www.youtube.com/watch?v=HvGQOknUZ7s

  • Người mẹ (nhạc và lời: Nguyễn Ngọc Thiện).

     https://www.youtube.com/watch?v=Kc4qzmLouVM

+ Mục 3:

  • Tuổi hồng của em (nhạc và lời: Minh Đức).

     https://www.youtube.com/watch?v=MUjQn9cFUEM

  • Hát với chú ve con (nhạc và lời Thanh Tùng).

     https://www.youtube.com/watch?v=OQ11IgsgTOE

  • Tia nắng hạt mưa (nhạc: Khánh Vinh, lời thơ: Lệ Bình).

     https://www.youtube.com/watch?v=4irviNXZfP4

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Nêu cảm nhận về nội dung, sắc thái và tình cảm qua các bài hát HS được nghe và quan sát.

+ Nêu cảm nhận về sự hòa hợp giọng hát và phần nhạc đệm qua các bài hát mà em đã nghe và quan sát.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe và quan sát video các tiết mục biểu diễn của một số bài hát và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện một số HS lần lượt trả lời câu hỏi:

+ Cảm nhận về nội dung, sắc thái và tình cảm qua các bài hát HS được nghe và quan sát.

+ Cảm nhận về sự hòa hợp giọng hát và phần nhạc đệm qua các bài hát mà em đã nghe và quan sát.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn hóa kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 1 – Những vấn đề chung về kĩ năng biểu diễn thanh nhạc.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Khái niệm về kĩ năng biểu diễn thanh nhạc

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nắm được khái niệm về kĩ năng biểu diễn thanh nhạc.

- Nêu được một số ví dụ minh họa thực tế từ các tiết mục biểu diễn của ca sĩ hiện nay.

  1. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm về kĩ năng biểu diễn thanh nhạc.

- GV hướng dẫn sưu tầm một số video minh họa từ thực tế các tiết mục biểu diễn của ca sĩ hiện nay.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về khái niệm về kĩ năng biểu diễn thanh nhạc và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục 1 SHS tr.6 và cho biết:

+ Thế nào là kĩ năng?

+ Thế nào là kĩ năng biểu diễn thanh nhạc.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, sưu tầm trên internet một số video minh họa từ thực tế các tiết mục biểu diễn của ca sĩ hiện nay.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SHS kết hợp sưu tầm video trên internet để tìm hiểu về kĩ năng biểu diễn thanh nhạc.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày về kĩ năng biểu diễn thanh nhạc.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Khái niệm về kĩ năng biểu diễn thanh nhạc

- Kĩ năng là khả năng vận dụng tri thức khoa học vào thực tiễn. Biểu diễn thanh nhạc là hành động diễn đạt, biểu cảm, thể hiện nội dung tư tưởng của bài hát trước công chúng.

- Kĩ năng biểu diễn thanh nhạc là khả năng vận dụng kiến thức về thanh nhạc, phân tích tác phẩm, hình thức thể hiện,... phù hợp với từng bài hát để trình bày trước công chúng.

Hoạt động 2: Những yếu tố chính cấu thành một tiết mục biểu diễn thanh nhạc

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được những yếu tố chính cấu thành một tiết mục biểu diễn thanh nhạc (Tác phẩm thanh nhạc; hình thức biểu diễn; nhạc đệm, động tác, hình thể sân khấu; trang phục, trang điểm, đạo cụ).
  2. Nội dung: GV chia nhóm và tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm về những yếu tố chính cấu thành một tiết mục biểu diễn thanh nhạc.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những yếu tố chính cấu thành một tiết mục biểu diễn thanh nhạc và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm.

- GV sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn, giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm: Trình bày những yếu tố chính cấu thành một tiết mục biểu diễn thanh nhạc (tác phẩm thanh nhạc; hình thức biểu diễn; nhạc đệm, động tác, hình thể sân khấu; trang phục, trang điểm, đạo cụ).

- GV yêu cầu HS không mở SHS trong khi thảo luận.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận và làm việc theo nhóm.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm chia sẻ thông tin (thuyết minh), báo cáo kết quả nhiệm vụ trước lớp (vận dụng kĩ thuật phòng tranh).

- GV yêu cầu các HS khác quan sát phong tranh và nêu nhận xét theo các tiêu chí từ bảng kiểm:

STT

Tiêu chí

Không

1

Thể hiện đầy đủ các ý của từng thành tố cấu thành một tiết mục biểu diễn thanh nhạc.

 

 

2

Có ví dụ minh họa cụ thể.

 

 

3

Trình bày rõ ràng, mạch lạc.

 

 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tổng kết và nêu kết luận chung.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Những yếu tố chính cấu thành một tiết mục biểu diễn thanh nhạc

2.1. Tác phẩm thanh nhạc

Tác phẩm thanh nhạc là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa âm nhạc và lời ca.

2.2. Hình thức biểu diễn

- Đơn ca: là một người hát một giai điệu hay bài hát cho công chúng thưởng thức.

- Song ca: là hai người cùng biểu diễn một bài hát cho công chúng thưởng thức.

- Tam ca: là ba người cùng biểu diễn một bài hát cho công chúng thưởng thức.

- Tốp ca: là một nhóm từ 4 - 8 người cùng biểu diễn một bài hát cho công

chúng thưởng thức.

- Hợp xướng: là một đội hát nhiều giọng, nhiều bè có tổ chức biểu diễn cho công chúng thưởng thức.

2.3. Nhạc đệm

Nhạc đệm là phần âm nhạc tạo ra nhịp điệu và hỗ trợ cho người hát, làm tăng thêm khả năng biểu đạt của tác phẩm.

2.4. Động tác, hình thể sân khấu

Trong khi biểu diễn một tác phẩm thanh nhạc, để tăng hiệu quả, người ta thường sử dụng các loại động tác, hình thể sân khấu sau:

 

- Động tác biểu cảm: là những động tác cơ thể để thể hiện sự tinh tế của

cảm xúc như: ánh mắt, hướng nhìn gương mặt, cách xoay người, cách bước đi, cử động của đôi tay,...

- Động tác vũ đạo: là những động tác cơ thể thường kết hợp với âm nhạc

để diễn đạt những nội dung tư tưởng, tình cảm của con người với mục đích làm tăng sự sinh động, hấp dẫn trong biểu diễn.

2.5. Trang phục, trang điểm, đạo cụ

Trang phục, trang điểm, đạo cụ có sự thống nhất với nội dung và tính chất âm nhạc của tác phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho những động tác vận động cơ thể của ca sĩ trên sân khấu và góp phân tích cực cho sự thành công của một tiết mục biểu diễn thanh nhạc.

Hoạt động 3: Kĩ năng biểu diễn một số thể loại bài hát thường gặp

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được kĩ năng biểu diễn một số thể loại bài hát thường gặp (Bài hát hành khúc, bài hát trữ tình, bài hát vui tươi linh hoạt).
  2. Nội dung: GV tổ chức trò chơi Nhanh như chớp và giới thiệu cho HS kĩ năng biểu diễn một số thể loại bài hát thường gặp .
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về một số thể loại bài hát thường gặp và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Kĩ năng biểu diễn bài hát hành khúc

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

* Trò chơi Nhanh như chớp

- GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm.

- GV mời đại diện HS thi đua trả lời câu hỏi của GV trong thời gian ngắn nhất về các nội dung sau:

+ Khái niệm về bài hát hành khúc.

+ Kể tên hoặc trích đoạn một số bài hát hành khúc mà em đã học hoặc đã biết.

* Giới thiệu kĩ năng biểu diễn bài hát hành khúc

- GV giới thiệu kĩ năng biểu diễn bài hát hành khúc.

- GV giới thiệu bài hát tiêu biểu về kĩ năng biểu diễn bài hát hành khúc để HS nghe.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chơi trò chơi và lắng nghe GV giới thiệu về kĩ năng biểu diễn bài hát hành khúc.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

 Bước 3: Báo cáo hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nhắc lại kĩ năng biểu diễn bài hát hành khúc.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày cảm nhận sau khi nghe bài hát tiêu biểu về kĩ năng biểu diễn bài hát hành khúc.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

 

Nhiệm vụ 2: Kĩ năng biểu diễn bài hát trữ tình

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

* Trò chơi Nhanh như chớp

- GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm.

- GV mời đại diện HS thi đua trả lời câu hỏi của GV trong thời gian ngắn nhất về các nội dung sau:

+ Khái niệm về bài hát trữ tình.

+ Kể tên hoặc trích đoạn một số bài hát trữ tình mà em đã học hoặc đã biết.

* Giới thiệu kĩ năng biểu diễn bài hát trữ tình

- GV giới thiệu kĩ năng biểu diễn bài hát trữ tình.

- GV giới thiệu bài hát tiêu biểu về kĩ năng biểu diễn bài hát trữ tình để HS nghe.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chơi trò chơi và lắng nghe GV giới thiệu về kĩ năng biểu diễn bài hát trữ tình.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

 Bước 3: Báo cáo hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nhắc lại kĩ năng biểu diễn bài hát trữ tình.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày cảm nhận sau khi nghe bài hát tiêu biểu về kĩ năng biểu diễn bài hát trữ tình.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 3: Kĩ năng biểu diễn bài hát vui tươi, linh hoạt

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

* Trò chơi Nhanh như chớp

- GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm.

- GV mời đại diện HS thi đua trả lời câu hỏi của GV trong thời gian ngắn nhất về các nội dung sau:

+ Khái niệm về bài hát vui tươi, linh hoạt

+ Kể tên hoặc trích đoạn một số bài hát vui tươi, linh hoạt mà em đã học hoặc đã biết.

* Giới thiệu kĩ năng biểu diễn bài hát vui tươi, linh hoạt

- GV giới thiệu kĩ năng biểu diễn bài hát vui tươi, linh hoạt.

- GV giới thiệu bài hát tiêu biểu về kĩ năng biểu diễn bài hát vui tươi, linh hoạt để HS nghe.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chơi trò chơi và lắng nghe GV giới thiệu về kĩ năng biểu diễn bài hát vui tươi, linh hoạt.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

 Bước 3: Báo cáo hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nhắc lại kĩ năng biểu diễn bài hát vui tươi, linh hoạt.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày cảm nhận sau khi nghe bài hát tiêu biểu về kĩ năng biểu diễn bài hát vui tươi, linh hoạt.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

3. Kĩ năng biểu diễn một số thể loại bài hát thường gặp

3.1. Bài hát hành khúc

- Bài hát hành khúc có tính chất âm nhạc rắn rỏi, khoẻ khoắn, tràn đầy năng lượng, đường nét giai điệu thường có quãng nhảy (quãng 4, quãng 5) mang tính chất kêu gọi, thôi thúc, hùng tráng.

- Cách hát: bài hát hành khúc cần hát vang, khoẻ; lấy hơi nhanh; nén hơi chắc; phát âm rõ lời và dứt khoát.

- Hình thức biểu diễn: thường được hát tốp ca hoặc đồng ca.

- Động tác hình thể: tư thế hát vững chãi, trang trọng; vận dụng nhiều động tác minh hoạ; biểu cảm gương mặt nghiêm túc; ánh mắt nhìn thẳng; tay buông nhẹ theo thân người hoặc có một số động tác cơ thể minh hoạ theo nhịp hành quân.

- Trang phục, trang điểm, đạo cụ: đơn giản, có thể cử động thoải mái như quân phục, đồng phục,...

=> Ví dụ:

https://www.youtube.com/watch?v=TxIosrmNpb0

3.2. Bài hát trữ tình

- Bài hát trữ tình thường có giai điệu mượt mà, du dương, dịu dàng, sâu lắng, nhịp độ khoan thai,... Cách tiến hành giai điệu trong bài hát trữ tình rất phong phú.

- Cách hát: bài hát trữ tình cần hát mượt mà, chuyển tiếp từ âm này sang âm kia một cách mềm mại và tự nhiên; giữ hơi tốt; luyên âm nhẹ nhàng.

- Hình thức biểu diễn: thường được hát đơn ca hoặc song ca.

- Động tác hình thể: tư thế hát tự nhiên, thoải mái; vận dụng nhiều động tác thể hiện; ánh mắt và biểu cảm gương mặt phù hợp với nội dung của lời ca; tay buông nhẹ theo thân người; cơ thể đong đưa nhẹ nhàng theo nhạc.

- Trang phục, trang điểm, đạo cụ: phong phú và đa dạng như trang phục truyền thống (áo dài, áo the...), âu phục (áo sơ mi, quần tây, áo đầm,...).

https://www.youtube.com/watch?v=ngj8HoCt_4U

 

 

 

 

 

3.3. Bài hát vui tươi, linh hoạt

- Bài hát vui tươi, linh hoạt thường có tính chất sôi nổi, nhí nhảnh; nhịp độ nhanh; thường có âm hình chủ đạo, tiết tấu rõ ràng.

- Cách hát: hát nhẹ nhàng, âm thanh vang và sáng; phát âm rõ ràng, gọn gàng; lấy hơi nhẹ nhàng và liên tục.

- Hình thức thể hiện: phong phú, thường được hát đơn ca hoặc song ca, tốp ca.

- Động tác hình thể: tư thế hát sinh động, tự nhiên; vận dụng động tác, hình thể minh hoạ cho lời ca hoặc kết hợp thêm với vũ đạo; ánh mắt và biểu cảm gương mặt linh hoạt, rạng rỡ; cơ thể nhún nhẹ nhàng theo nhạc.

- Trang phục, trang điểm, đạo cụ: trẻ trung, dễ vận động như: áo dài cách tân, áo đầm, âu phục,...

=> Ví dụ:

https://www.youtube.com/watch?v=u3L5c9fd4SQ

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức đã học về những vẫn đề về kĩ năng biểu diễn thanh nhạc.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS hoàn thành câu hỏi bài tập phần Luyện tập SHS tr.10.
  4. Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi bài tập phần Luyện tập và chuẩn kiến thức của GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Nêu nhận xét về giá trị nghệ thuật, trang phục biểu diễn và động tác biểu cảm của tiết mục trình diễn thanh nhạc

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

* Nêu nhận xét về bài hát hành khúc

- GV cho HS lắng nghe và quan sát video biểu diễn bài hát Tuổi trẻ thế hệ Bác Hồ (nhạc và lời: Triều Dâng).

https://www.youtube.com/watch?v=sP8CeL3FxU8

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Em hãy trình bày cảm nhận sau khi nghe bài hát trên các nội dung sau:

+ Ý nghĩa nội dung lời ca và giá trị nghệ thuật của bài hát.

+ Hình thức thể hiện của tiết mục biểu diễn bài hát (hát, hát có múa minh họa,...)?

+ Trang phục biểu diễn của ca sĩ khi hát?

+ Động tác, biểu cảm của ca sĩ khi trình diễn bài hát hành khúc?

* Nêu nhận xét về bài hát trữ tình

- GV cho HS lắng nghe và quan sát video biểu diễn bài hát Giai điệu Tổ quốc (nhạc và lời: Trần Tiến).

https://www.youtube.com/watch?v=HvGQOknUZ7s

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Em hãy trình bày cảm nhận sau khi nghe bài hát trên các nội dung sau:

+ Ý nghĩa nội dung lời ca và giá trị nghệ thuật của bài hát.

+ Hình thức thể hiện của tiết mục biểu diễn bài hát (hát, hát có múa minh họa,...)?

+ Trang phục biểu diễn của ca sĩ khi hát?

+ Động tác, biểu cảm của ca sĩ khi trình diễn bài hát trữ tình?

* Nêu nhận xét về bài hát vui tươi, linh hoạt

- GV cho HS lắng nghe và quan sát video biểu diễn bài hát Hát với chú ve con (nhạc và lời Thanh Tùng).

https://www.youtube.com/watch?v=OQ11IgsgTOE

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Em hãy trình bày cảm nhận sau khi nghe bài hát trên các nội dung sau:

+ Ý nghĩa nội dung lời ca và giá trị nghệ thuật của bài hát.

+ Hình thức thể hiện của tiết mục biểu diễn bài hát (hát, hát có múa minh họa,...)?

+ Trang phục biểu diễn của ca sĩ khi hát?

+ Động tác, biểu cảm của ca sĩ khi trình diễn bài hát vui tươi, linh hoạt?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tập trung lắng nghe, quan sát video và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV yêu cầu HS xung phong hoặc chỉ định ngẫu nhiên để HS trình bày trước lớp.

- GV yêu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, bổ sung thông tin cần thiết.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 2: Nêu nhận xét về nội dung, sắc thái, tình cảm của tiết mục biểu diễn thanh nhạc

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 3 nhóm.

- GV yêu cầu các nhóm thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu và xem video clip tiết mục trình diễn bài Hát mãi khúc quân hành. Nhận xét về nội dung, sắc thái, tình cảm của tiết mục.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu và xem video clip tiết mục trình diễn bài Chiều ngoại ô Mát-xcơ-va. Nhận xét về nội dung, sắc thái, tình cảm của tiết mục.

+ Nhóm 3: Tìm hiểu và xem video clip tiết mục trình diễn bài Tia nắng hạt mưa. Nhận xét về nội dung, sắc thái, tình cảm của tiết mục.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận và làm việc theo nhóm; áp dụng phương pháp khăn trải bàn để thống nhất ý kiến cả nhóm.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe và nêu nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, bổ sung thông tin cần thiết.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 3: Phân tích cấu trúc bài hát

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 3 nhóm.

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau:

+ Nhóm 1: Phân tích cấu trúc bài Hát mãi khúc quân hành.

+ Nhóm 2: Phân tích cấu trúc bài Chiều ngoại ô Mat-xco-va.

+ Nhóm 3: Phân tích cấu trúc bài Tia nắng hạt mưa.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận và làm việc nhóm.

- GV quan sát và gợi ý hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo lu

- GV mời đại diện các nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận:

+ Nhóm 1: Cấu trúc bài Hát mãi khúc quân hành

  • Bài hát có cấu trúc 2 đoạn: đoạn 1 (từ đầu đến ô nhịp 17), đoạn 2 (từ ô nhịp 18 đến hết bài).
  • Sơ đồ cấu trúc:

Đoạn 1

Đoạn 2

Câu 1

Câu 2

Câu 1

Câu 2

4n + 4n

4n + 5n

4n + 4n

4n + 4n

+ Nhóm 2: Cấu trúc bài Chiều ngoại ô Mat-xco-va.

  • Bài hát có cấu trúc 1 đoạn, 3 câu.
  • Sơ đồ cấu trúc:

Đoạn 1

Câu 1

Câu 2

Câu 3

4n + 3n

4n + 4n

4n + 4n

+ Nhóm 3: Cấu trúc bài Tia nắng hạt mưa.

  • Bài hát có cấu trúc 2 đoạn: đoạn 1 (từ đầu đến ô nhịp 17), đoạn 2 (từ ô nhịp 18 đến hết bài), đoạn 2 (từ ô nhịp 18 đến hết bài).
  • Sơ đồ cấu trúc:

Đoạn 1

Đoạn 2

Câu 1

Câu 2

Câu 1

Câu 2

5n + 4n

4n + 4n

4n + 4n

4n + 5n

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, bổ sung thông tin cần thiết.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vận dụng kiến thức đã học, sưu tầ thông tin trên internet để tìm hiểu về các bài hát hành khúc, trữ tình, vui tươi.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm, sưu tầm các bài hát hành khúc, trữ tình, vui tươi.
  4. Sản phẩm: Các bài hát hành khúc, trữ tình, vui tươi HS sưu tầm được và chuẩn kiến thức của GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV chia HS cả lớp thành 3 nhóm.

- GV yêu cầu các nhóm thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:

+ Nhóm 1: Sưu tầm và giới thiệu với các bạn một số bài hát hành khúc có nội dung về tuổi trẻ mà em biết và yêu thích.

+ Nhóm 2: Sưu tầm và giới thiệu với các bạn một số bài hát trữ tình có nội dung về quê hương mà em biết và yêu thích.

+ Nhóm 3: Sưu tầm và giới thiệu với các bạn một số bài hát vui tươi, linh hoạt có nội dung về mái trường mà em biết và yêu thích.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận và làm việc theo nhóm.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả trước lớp:

+ Một số bài hát hành khúc có nội dung về tuổi trẻ: Hành khúc tuổi trẻ, Hành khúc Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh,…

+ Một số bài hát trữ tình có nội dung về quê hương: Quê hương, Thương về miền Trung, Quảng Bình quê ta ơi,…

+ Một số bài hát vui tươi, linh hoạt có nội dung về mái trường: Nắng sân trường, Áo trắng đến trường,…

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe và nêu nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, bổ sung thông tin cần thiết.

- GV kết thúc tiết học.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn lại kiến thức đã học:

+ Cảm nhận nội dung, sắc thái và tình cảm của các bài hát; sự hòa hợp giữa giọng hát và phần nhạc đệm.

+ Phân tích tiết mục biểu diễn thanh nhạc cụ thể về các mặt: thể loại, nội dung, cấu trúc, giai điệu, lời ca, sắc thái, giá trị nghệ thuật, hình thức biểu diễn.

- Đọc và tìm hiểu trước nội dung Bài 2: Thực hành biểu diễn bài hát hành khúc.

 

ĐÁNH GIÁ SAU BÀI HỌC

Mức độ

Tiêu chí

Đạt

Chưa đạt

Mức độ 1

Cảm nhận được nội dung, sắc thái và tình cảm của các bài hát.

 

 

Mức độ 2

Nhận xét được tiết mục biểu diễn thanh nhạc về: thể loại, nội dung, cấu trúc, giai điệu, lời ca, sắc thái, giá trị nghệ thuật, hình thức biểu diễn.

 

 

Mức độ 3

Phân tích được cấu trúc một số bài hát.

 

 

Giáo án chuyên đề âm nhạc 11 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề âm nhạc 11 chân trời sáng tạo

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án có đủ các chuyên đề, đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 350k

=> Khi đặt, nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án âm nhạc 11 chân trời sáng tạo

Từ khóa: giáo án chuyên đề học tập âm nhạc 11 sách chân trời sáng tạo với cuộc sống, giáo án chuyên đề âm nhạc 11 kết nối, giáo án âm nhạc chuyên đề 11 sách KNTT

Giáo án lớp 11 mới cánh diều, kết nối, chân trời

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay