Giáo án gộp Âm nhạc 11 chân trời sáng tạo kì I

Giáo án học kì 1 sách Âm nhạc 11 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 của Âm nhạc 11 CTST. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án âm nhạc 11 chân trời sáng tạo

Xem toàn bộ: Giáo án âm nhạc 11 chân trời sáng tạo đủ cả năm

KIẾN THỨC CHUNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1: ƯỚC MƠ BAY CAO

Bài 1: Hát: Bài hát Tuổi trẻ Việt Nam ơi!

Bài 2: Nhạc cụ: Thực hành đệm hát bài Tuổi trẻ Việt Nam ơi!

Bài 3: Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 1 giọng Pha trưởng

Bài 4: Lí thuyết âm nhạc: Giọng Pha trưởng và một số hợp âm của giọng Pha trưởng

Bài 5: Thường thức âm nhạc: Vài nét về lịch sử âm nhạc Việt Nam

CHỦ ĐỀ 2: KHÚC CA CỘI NGUỒN

Bài 6: Hát: Bài dân ca Trống cơm (dân ca Quan họ Bắc Ninh)

Bài 7: Nhạc cụ: Thực hành đệm hát bài dân ca Trống Cơm

............................................

............................................

............................................


BÀI MẪU

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 5: VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ ÂM NHẠC VIỆT NAM

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được vài nét về các giai đoạn lịch sử âm nhạc Việt Nam.

  • Kể được tên một số nhạc sĩ Việt Nam tiêu biểu.

  • Nêu được một số tác phẩm tiêu biểu của một vài tác giả .

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác để giải quyết vấn đề.

  • Vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đọc học tập để hoàn thành nhiệm vụ.

Năng lực riêng:

  • Nêu được vài nét về các giai đoạn lịch sử âm nhạc Việt Nam.

  • Kể được tên một số nhạc sĩ Việt Nam tiêu biểu.

3. Phẩm chất

  • HS hình thành thói quen thích khám phá, tìm hiểu bản nhạc trước khi thực hành âm nhạc; nâng cao năng lực thực hành và thẩm mĩ âm nhạc.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • SHS, SGV Âm nhạc 11.

  • Đàn phím, nhạc cụ gõ, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SHS Âm nhạc 11.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

1. Phương pháp

  • Làm mẫu, dạy học hợp tác, dạy học giải quyết vấn đề…

2. Kĩ thuật dạy học

  • Chia nhóm, sơ đồ tư duy, khăn trải bàn, động não...

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS nắm được vài nét chính về lịch sử Việt Nam.

b. Nội dung: HS nêu hiểu biết của mình về một số thời kì chính của lịch sử Việt Nam.

c. Sản phẩm: Bài trình bày của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành các nhóm và giao nhiệm vụ: Hãy nêu một số thời kì chính của lịch sử Việt Nam dựa vào các kiến thức lịch sử mà em đã học.

- GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: 

+ Tìm trên internet thông tin về các thời kì lịch sử Việt Nam.

+ Dùng kĩ thuật Sơ đồ tư duy để mô tả các thời kì lịch sử Việt Nam trên giấy A3.

+ Đối chiếu với các thời kì lịch sử âm nhạc Việt Nam trong SGK tr.14, 15 và đưa ra nhận xét.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chia nhóm, thực hiện nhiệm vụ theo GV hướng dẫn.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện HS trình bày bài trước lớp.

- GV yêu cầu HS khác quan sát, nhận xét phần trình bày của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 

- GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của HS.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 5 – Vài nét về lịch sử âm nhạc Việt Nam.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Trò chơi “Kết nối thông tin”

a. Mục tiêu: HS trải nghiệm, khám phá nhằm củng cố các kiến thức đã học

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi.

c. Sản phẩm: Phần trình bày của HS. 

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm, hướng dẫn HS tham gia trò chơi:

+ GV viết riêng trên các thẻ nhỏ bằng giấy - cứng tên các thời kì, giai đoạn và các mốc thời gian của lịch sử âm nhạc Việt Nam.

+ HS không mở SGK nhưng suy luận để kết nối thông tin trên các thẻ này với nhau.

+ HS mở SGK và đối chiếu với kết quả tìm được.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chia nhóm và tham gia trò chơi theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện các nhóm HS trình bày kết quả trước lớp.

- GV yêu cầu HS khác quan sát, nhận xét phần trình bày của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 

- GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của HS.

1. Trò chơi “Kết nối thông tin”

- Âm nhạc trong buổi đầu dựng nước và giữ nước (từ thiên niên kỉ thứ II TCN đến thế kỉ thứ X).

- Âm nhạc thời kì xây dựng quốc gia phong kiến độc lập tự chủ và bảo vệ đất nước chống những cuộc xâm lăng của phong kiến phương Bắc (từ thế kỉ X đến cuối thế kỉ XIX).

- Âm nhạc Việt Nam trong cuộc đụng độ với những cuộc xâm lăng của phương Tây và đấu tranh giành độc lập thống nhất, xây dựng chủ nghĩa xã hội (từ giữa thế kỉ XIX đến nay).

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu về các thời kì lịch sử âm nhạc Việt Nam

a. Mục tiêu: HS nắm được vài nét về các giai đoạn lịch sử âm nhạc Việt Nam.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm, tìm hiểu về giai đoạn lịch sử âm nhạc Việt Nam.

c. Sản phẩm: Phần chia sẻ của HS trước lớp. 

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 8 nhóm và giao nhiệm vụ cho HS:

+ GV viết riêng trên các thẻ nhỏ bằng giấy - cứng tên các thời kì, giai đoạn và các mốc thời gian.

+ Mỗi nhóm đọc một giai đoạn trong các thời kì của lịch sử âm nhạc Việt Nam trong SGK.

+ Ghi ra các ý chính của từng giai đoạn, tra cứu và giải thích các thuật ngữ.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chia nhóm và thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS mời đại diện HS chia sẻ với lớp về thông tin vừa tìm được.

- GV yêu cầu HS khác quan sát, nhận xét phần trình bày của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 

- GV cho các nhóm đánh giá chéo lẫn nhau theo tiêu chí.

Stt

Tiêu chí

Không

1

Thể hiện đầy đủ các ý chính của giai đoạn.

 

 

2

Giải thích được một số thuật ngữ âm nhạc

 

 

3

Trình bày rõ ràng, mạch lạc

 

 

4

Liên hệ được với các kiến thức về lịch sử Việt Nam đã học.

 

 

 

1. Các thời kì lịch sử âm nhạc Việt Nam

1.1 Âm nhạc trong buổi đầu dựng nước và giữ nước (từ thiên niên kỉ thứ II TCN đến thế kỉ thứ X)

a. Âm nhạc thời Hùng Vương (từ đầu thiên niên kỉ thứ II TCN đến đầu thiên niên kỉ thứ I TCN)

- Âm nhạc Việt Nam được đánh dấu từ thời các Vua Hùng xây dựng nước Văn Lang, gắn liền với lễ hội, tín ngưỡng văn hóa.

b. Âm nhạc trong giai đoạn Bắc thuộc và chống Bắc thuộc (từ thiên niên kỉ thứ I TCN đến thế kỉ X)

- Miền Bắc: Chịu ảnh hưởng từ phong kiến phương Bắc.

- Miền Nam: Ảnh hưởng đậm nét của văn hóa Ấn Độ.

1.2 Âm nhạc thời kì xây dựng quốc gia phong kiến độc lập tự chủ và bảo vệ đất nước chống những cuộc xâm lăng của phong kiến phương Bắc (từ thế kỉ X đến cuối thế kỉ XIX)

a. Âm nhạc trong giai đoạn xây dựng và củng cố quốc gia phong kiến độc lập tự chủ (từ thế kỉ X đến thế kỉ XV)

- Âm nhạc thể hiện sự giao thoa và tiếp thu nhiều yếu tố âm nhạc của Trung Hoa, Ấn Độ.

- Bước đầu phát triển về đào tạo âm nhạc và thành tựu trong nhiều lĩnh vực.

- Âm nhạc dân gian phát triển và có mối quan hệ gắn bó với âm nhạc cung đình.

b. Âm nhạc trong giai đoạn cực thịnh chuyển sang suy thoái của chế độ phong kiến ở Việt Nam (từ thế kỉ XV đến thế kỉ XIX)

- Âm nhạc cung đình và âm nhạc dân gian tiếp tục phát triển trong đó có ca trù, ca Huế...

1.3 Âm nhạc Việt Nam trong cuộc đụng độ với những cuộc xâm lăng của phương Tây và đấu tranh giành độc lập thống nhất, xây dựng chủ nghĩa xã hội (từ giữa thế kỉ XIX đến nay)

a. Âm nhạc trong giai đoạn từ giữa thế kỉ XIX đến Cách mạng Tháng Tám 1945

- Tiếp thu những yếu tố của âm nhạc phương Tây.

b. Âm nhạc trong giai đoạn 1945 – 1954

- Xuất hiện nhiều ca khúc với đề tài cách mạng, yêu nước...

- Bước đầu phát triển nghiên cứu âm nhạc và đào tạo nhạc sĩ.

c. Âm nhạc trong giai đoạn 1954 – 1975

- Miền Bắc: Hình thành nền âm nhạc kinh viện, âm nhạc quần chúng phát triển mạnh.

- Miền Nam: hoạt động âm nhạc cách mạng, yêu nước...

d. Âm nhạc trong giai đoạn 1975 đến nay

- Mở rộng giao lưu với âm nhạc thế giới.

Hoạt động 3: Tìm hiểu một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu

a. Mục tiêu: HS nắm được một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của nền âm nhạc Việt Nam từ 1945 đến nay.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm và chia sẻ thông tin trước lớp.

c. Sản phẩm: Phần chia sẻ của HS trước lớp.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK tr.16, dùng bút chì để gạch chân tên những tác giả, tên ca khúc mà các em đã biết.

- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, yêu cầu các nhóm chia sẻ với nhau về kết quả cá nhân.

- GV chọn lọc một vài ca khúc tiêu biểu cho các giai đoạn để cho HS nghe. Có thể cho HS nghe cả bài hoặc nghe các trích đoạn tuỳ sự linh hoạt của GV. (Chú ý: GV nên chọn các bài quen thuộc và gần gũi với HS khi cho các em nghe.)

https://www.youtube.com/watch?v=HZI2ec9jtVY

https://www.youtube.com/watch?v=-l001SGsdRE

https://www.youtube.com/watch?v=g7okMFk7VYQ

- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: Mỗi nhóm nghe 1 ca khúc thuộc một giai đoạn và chia sẻ cảm xúc, ý nghĩa nội dung ca từ, tính chất âm nhạc của ca khúc đó vào buổi học sau.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK tr16 và gạch vào các thông tin đã biết.

- HS làm việc theo nhóm và chia sẻ với nhau về kết quả cá nhân.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện các nhóm chia sẻ thông tin.

- GV yêu cầu HS khác quan sát, nhận xét phần trình bày của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 

- GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của HS.

2. Giới thiệu một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu

- Giai đoạn 1945 – 1954

+ Nhạc sĩ Đỗ Nhuận

+ Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước

+ Nhạc sĩ Văn Cao

- Giai đoạn 1954 – 1975

+ Nhạc sĩ Huy Du

+ Nhạc sĩ Hoàng Vân

+ Nhạc sĩ Xuân Hồng

- Giai đoạn 1975 đến nay 

+ Nhạc sĩ Phó Đức Phương

+ Nhạc sĩ An Thuyên

+ Nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn

+ Nhạc sĩ Nguyễn Cường

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: 

- HS nắm được các thời kì phát triển của nền âm nhạc Việt Nam thông qua trò chơi “Góp gió thành bão”.

- HS nắm được hoàn cảnh ra đời của loại hình nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ.

- HS nêu được tên của các tác giả, tác phẩm âm nhạc Việt Nam tiêu biểu thông qua trò chơi “Nhặt nấm bỏ giỏ”.

b. Nội dung: 

- HS tham gia trò chơi do GV hướng dẫn.

- HS tìm hiểu thông tin về sự xuất hiện của Đờn ca tài tử Nam Bộ.

c. Sản phẩm: 

- Hiểu biết của HS về các thời kì phát triển của nền âm nhạc Việt Nam.

- Hiểu biết của HS về hoàn cảnh ra đời của loại hình nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ.

- Hiểu biết của HS về các các tác giả, tác phẩm âm nhạc Việt Nam.

d. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Trò chơi “Góp gió thành bão”

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Góp gió thành bão” với nội dung: Kể tên các thời kì phát triển của nền âm nhạc Việt Nam.

- GV hướng dẫn HS tham gia trò chơi:

+ HS làm việc theo nhóm ngồi quanh một bàn lớn; áp dụng kĩ thuật dạy học khăn trải bàn, mỗi em sẽ viết trên một mảnh giấy nhỏ tên 2 thời kì phát triển của âm nhạc Việt Nam mà các em nhớ.

+ Nhóm trưởng gọi từng bạn một chia sẻ thông tin của cá nhân; cả nhóm trao đổi và thống nhất cho nội dung phù hợp để đưa vào giữa bàn.

+ Sau khi hoàn tất, cả nhóm sắp xếp các thời kì theo thứ tự dòng thời gian và dán các mảnh nhỏ theo trình tự vào một tờ giấy lớn để giới thiệu trước lớp.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tham gia trò chơi “Góp gió thành bão”.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS báo cáo kết quả làm việc nhóm.

- Các nhóm quan sát và đánh giá về sản phẩm của từng nhóm.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 

- GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của HS.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về sự xuất hiện của Đờn ca tài tử Nam Bộ

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV lựa chọn một bản Đờn ca tài tử Nam Bộ hay trên Youtube và mở cho HS xem.

https://www.youtube.com/watch?v=POcpYUpEN_0

- GV nêu câu hỏi:

+ Các em đã nghe hoặc xem biểu diễn thể loại âm nhạc này chưa? 

+ Thể loại âm nhạc này tên là gì? 

+ Thể loại âm nhạc này tiêu biểu cho âm nhạc truyền thống vùng nào? (Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ, miền núi Tây Bắc hoặc Tây Nguyên,...) 

+ Có một nhạc cụ giống guitar của phương Tây được sử dụng trong biểu diễn hình thức âm nhạc này là gì? 

- GV có thể cho HS tự tìm hiểu trước thông tin về Đờn ca tài tử Nam bộ theo nhóm và giới thiệu trước lớp.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV quan sát và lắng nghe bài Đờn ca tài tử Nam Bộ do GV sưu tầm.

- HS trả lời câu hỏi do GV nêu.

- HS xem SGK và xác định giai đoạn lịch sử - mã loại hình nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ ra đời.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS giới thiệu về Đờn ca tài tử Nam bộ trước lớp.

- GV yêu cầu HS khác quan sát, nhận xét phần trình bày của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 

- GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của HS.

Nhiệm vụ 3: Trò chơi “Nhặt nấm bỏ giỏ” (vận dụng kĩ năng động não)

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Nhặt nấm bỏ giỏ” với nội dung: Kể tên một số tác giả, tác phẩm Việt Nam tiêu biểu.

- GV chia lớp thành 3 nhóm: Mỗi nhóm đọc một giai đoạn phần tác giả, tác phẩm 

+ Nhóm 1: 1945 – 1954.

+ Nhóm 2: 1954 – 1975.

+ Nhóm 3: 1975 đến nay.

- GV yêu cầu các em ghi nhớ và không dùng viết, hay giấy để viết lại. 

- GV kẻ trên bảng hình 3 chiếc giỏ đựng nấm (ghi năm các giai đoạn trên giỏ). 

- GV yêu cầu HS, gấp SGK lại, từng nhóm bằng trí nhớ của mình ghi lại thông tin hoặc gấp các thẻ hình có ghi chữ bỏ vào giỏ nấm tương ứng: 

+ Bước 1: Tên các tác giả điển hình của giai đoạn. 

+ Bước 2: Tên các tác phẩm của từng tác giả. 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tham gia trò chơi theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đánh giá chéo lẫn nhau:

+ Đúng tên các tác giả (10 điểm/ tác giả).

+ Đúng tên ca khúc tương ứng với tác giả (5 điểm/ tác phẩm).

- Các nhóm tổng kết điểm và công bố.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 

- GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của HS.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: HS nghe nhạc và nêu cảm nhận về nội dung, tính chất âm nhạc của các tác phẩm trong giai đoạn từ 1945 đến nay.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS nghe nhạc và yêu cầu HS nêu cảm nhận.

c. Sản phẩm: HS cảm nhận về bản nhạc. 

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chọn lọc 1 tác phẩm của một tác giả tiêu biểu của từng giai đoạn (file tiếng hoặc video clip) để giới thiệu cho HS.

https://www.youtube.com/watch?v=q2evcToj9yQ

- GV nêu câu hỏi cho HS thảo luận:

+ Nhịp độ: nhanh – chậm? có sự biến đổi không? 

+ Ý nghĩa nội dung lời ca (nếu là ca khúc). 

+ Cảm xúc cá nhân khi nghe, xem tác phẩm. 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe ca khúc do GV sưu tầm và nêu ý kiến cá nhân (có thể ghi nhanh các ý kiến trên một mảnh giấy).

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời HS xung phong hoặc chỉ định ngẫu nhiên để các em trình bày trước lớp.

- GV nhận xét, bổ sung thông tin cần thiết để giúp HS phát triển khả năng phân tích âm nhạc.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 

- GV lắng nghe và sửa sai cho HS và khích lệ những HS có phần biểu diễn tốt.

- GV kết thúc tiết học. 
 

BẢNG ĐÁNH GIÁ SAU BÀI HỌC

Mức độ

Tiêu chí

Đạt

Chưa đạt

Mức độ 1

Nêu được vài nét về các giai đoạn lịch sử âm nhạc Việt Nam.

 

 

Mức độ 2

Kể được tên một số nhạc sĩ Việt Nam tiêu biểu.

 

 

Mức độ 3

Nêu được một số tác phẩm tiêu biểu của một vài tác giả.

 

 

 

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ 

- Ôn lại kiến thức đã học:

+ Các giai đoạn lịch sử âm nhạc Việt Nam.

+ Một số nhạc sĩ Việt Nam tiêu biểu.

- Đọc và tìm hiểu trước nội dung kiến thức Bài 6: Dân ca trống cơm.

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 800k

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án âm nhạc 11 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD ÂM NHẠC 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

KIẾN THỨC CHUNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1: ƯỚC MƠ BAY CAO

CHỦ ĐỀ 2: KHÚC CA CỘI NGUỒN

CHỦ ĐỀ 3: MÙA XUÂN TÌNH BẠN

CHỦ ĐỀ 4: NIỀM TIN CUỘC SỐNG

GIÁO ÁN WORD PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN: HÁT

GIÁO ÁN WORD PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN: NHẠC CỤ

ĐÀN PHÍM ĐIỆN TỬ

ĐÀN GUITAR

III. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ ÂM NHẠC 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 1. KĨ NĂNG BIỂU DIỄN THANH NHẠC

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 2. KĨ NĂNG BIỂU DIỄN NHẠC CỤ

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 3. KĨ NĂNG CHỈ HUY

Chat hỗ trợ
Chat ngay