Giáo án chuyên đề giáo dục kinh tế pháp luật 10 cánh diều bài 3: Gia đình

Giáo án chuyên đề bài 3: Gia đình sách chuyên đề học tập giáo dục kinh tế pháp luật 10 cánh diều. Giáo án chuyên đề bản word, trình bày rõ ràng cụ thể giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức sinh học phổ thông, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghệ nghiệp sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, mời quý thầy cô tham khảo

Xem: => Giáo án giáo dục kinh tế và pháp luật 10 cánh diều (bản word)

Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét

Giáo án chuyên đề giáo dục kinh tế pháp luật 10 cánh diều bài 3: Gia đình
Giáo án chuyên đề giáo dục kinh tế pháp luật 10 cánh diều bài 3: Gia đình
Giáo án chuyên đề giáo dục kinh tế pháp luật 10 cánh diều bài 3: Gia đình
Giáo án chuyên đề giáo dục kinh tế pháp luật 10 cánh diều bài 3: Gia đình
Giáo án chuyên đề giáo dục kinh tế pháp luật 10 cánh diều bài 3: Gia đình
Giáo án chuyên đề giáo dục kinh tế pháp luật 10 cánh diều bài 3: Gia đình
Giáo án chuyên đề giáo dục kinh tế pháp luật 10 cánh diều bài 3: Gia đình
Giáo án chuyên đề giáo dục kinh tế pháp luật 10 cánh diều bài 3: Gia đình

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 3: GIA ĐÌNH

(4 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được khái niệm gia đình và các chức năng của gia đình.
  • Trình bày được các yếu tố để xây dựng gia đình hạnh phúc.
  • Nêu được những điểm cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta hiện nay.
  • Xác định được trách nhiệm của các thành viên trong mối quan hệ gia đình.
  • Thực hiện được trách nhiệm của bản thân trong gia đình.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Giao tiếp và hợp tác: Biết chủ động trong giao tiếp, tự tin khi thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến chủ đề gia đình; Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các loại phương tiện phi ngôn ngữ đa dạng để trình bày thông tin, ý tưởng và để thảo luận, lập luận, đánh giá khi trình bày các chức năng của gia đình.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết đặt nhiều câu hỏi có giá trị, không dễ dàng chấp chận thông tin một chiều khi trình bày khái niệm gia đình; Lập được kế hoạch hoạt động có mục tiêu, nội dung hình thức phù hợp với việc tuyên truyền về chủ đề Tình yêu – Hôn nhân – Gia đình.
  • Năng lực đặc thù:
  • Tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội: Giải thích được một cách đơn giản một số hiện tượng, vấn đề kinh tế, pháp luật, đạo đức ở Việt Nam khi trình bày những yếu tố xây dựng gia đình hạnh phúc.
  • Điều chỉnh hành vi: Nhắc nhở, giúp đỡ người khác điều chỉnh được cảm xúc, thái độ, hành vi phù hợp với các chuẩn mực đạo đức, pháp luật khi xác định trách nhiệm của các thành viên trong mối quan hệ gia đình; Có khả năng tham gia một số hoạt động phù hợp với lứa tuổi để thực hiện trách nhiệm của bản thân trong gia đình.
  1. Phẩm chất
  • Trách nhiệm: Có ý thức làm tròn bổn phận với người thân và gia đình; Quan tâm bàn bạc với người thân, xây dựng và thực hiện kế hoạch chi tiêu hợp lí trong gia đình.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Sách Chuyên đề học tập Giáo dục kinh tế pháp luật 10, SGV Chuyên đề học tập Giáo dục kinh tế pháp luật 10, Giáo án (kế hoạch dạy học).
  • Bảng phụ, giấy A4, A0, bút viết bảng, giấy màu.
  • Video, hình ảnh, bài hát, số liệu, ca dao, tục ngữ, danh ngôn về chủ đề gia đình
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Sách chuyên đề học tập Giáo dục kinh tế pháp luật 10.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến nội dung bài học Gia đình

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực cho HS, huy động những hiểu biết của HS về gia đình để dẫn vào bài học.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn” – Kể tên bài hát về chủ đề gia đình; HS vận dụng kiến thức thực tế, hiểu biết của bản thân về các bài hát có chủ đề gia đình để thực hiện nhiệm vụ học tập.
  4. Sản phẩm: Những bài hát có chủ đề về gia đình.
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 4 đội chơi.

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn” – Kể tên bài hát về chủ đề gia đình.

- GV phổ biến luật chơi: Các đội chơi sẽ lần lượt kể tên các bài hát về chủ đề gia đình, các bài hát không được trùng lặp với tên bài hát trước đó. Đội chơi nào kể được nhiều nhất, sẽ là đội chiến thắng.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chia làm 4 đội theo sự phân công của gia đình.

- Thảo luận, bàn bạc để tìm nhanh tên các bài hát về chủ đề gia đình.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận, hoạt động

- GV mời đại diện lần lượt 4 đội chơi kể tên các bài hát về chủ đề gia đình:

+ Gia đình nhỏ hạnh phúc to (Nguyễn Văn Chung).

+ Niềm vui gia đình (Hoàng Vân).

+ Cả nhà thương nhau (Phan Văn Minh).

+ Bố là tất cả (Thập Nhất).

+ Cho con (Phạm Trọng Cầu).

+ Mẹ yêu (Phương Uyên).

+.....

- GV yêu cầu các đội chơi còn lại lắng nghe đội bạn trả lời, kiểm tra xem tên bài hát có trùng với tên các bài hát trước đó không.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và tuyên bố đội thắng cuộc.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Gia đình là tế bào của xã hội, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách. Các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình vừa là quan hệ pháp lí, vừa là quan hệ tình cảm, đạo đức. Vậy, gia đình là gì? Gia đình có chức năng như thế nào? Những yếu tố nào tạo nên một gia đình hạnh phúc? Trách nhiệm của các thành viên trong mối quan hệ hôn nhân và gia đình là gì? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 3: Gia đình.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu khái niệm gia đình

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được thế nào là gia đình.
  2. Nội dung:

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, đọc đoạn hội thoại SGK tr.16 và trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, chia sẻ những hiểu biết của em về gia đình.

- GV nhận xét, nêu kết luận về khái niệm gia đình.

  1. Sản phẩm: HS ghi vào vở khái niệm gia đình.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, đọc đoạn hội thoại SGK tr.16 và trả lời câu hỏi: Theo em, câu nói Nhà là nơi cuộc sống bắt đầu và tình yêu không bao giờ kết thúc thể hiện điều gì?

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, chia sẻ những hiểu biết của em về gia đình.

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin SGK tr.17 để rút ra kết luận: Gia đình là gì?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận cặp đôi, đọc đoạn hội thoại SGK tr.16, từng bạn đưa ra ý kiến về câu nói Nhà là nơi cuộc sống bắt đầu và tình yêu không bao giờ kết thúc, thống nhất và chốt đáp án.

- HS làm việc cá nhân, vận dụng kiến thức đã được học, kiến thức thực tế và liên hệ bản thân để nêu những hiểu biết về gia đình.

- HS đọc thông tin SGK tr.17 và rút ra kết luận khái niệm gia đình.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số cặp đôi trình bày kết quả thảo luận, nêu ý nghĩa câu nói Nhà là nơi cuộc sống bắt đầu và tình yêu không bao giờ kết thúc.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày, chia sẻ hiểu biết của bản thân về gia đình.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS rút ra kết luận khái niệm gia đình.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung hoặc đặt câu hỏi cho bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về khái niệm gia đình:

+ Gia đình được hình thành từ rất sớm và đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài.

+ Gia đình có ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ đến xã hội.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu khái niệm gia đình

* Trả lời câu hỏi thảo luận

- Câu nói Nhà là nơi cuộc sống bắt đầu và tình yêu không bao giờ kết thúc thể hiện giá trị của gia đình mỗi người. Nhà chính là gia đình, là nơi những người có quan hệ hôn nhân và huyết thống chung sống với nhau, là nơi cuộc sống bắt đầu vì mỗi người đều sinh ra và lớn lên từ gia đình, là nơi tình yêu không bao giờ kết thúc bởi gia đình là nơi nuôi dưỡng, yêu thương mỗi người mà mãi mãi và vô điều kiện.

- Chia sẻ hiểu biết về gia đình: Gia đình là nơi những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng gắn bó, chung sống với nhau, có trách nhiệm với nhau.

* Khái niệm gia đình (theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014): là tập hợp những người gắn bó với nhau theo quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo quy định của luật này.

- Quan hệ hôn nhân: được xác lập khi một người nam và một người nữ kết hôn với nhau và trở thành vợ chồng.

- Quan hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng: thể hiện trong quan hệ giữa cha mẹ và các con, giữa ông bà với các cháu, giữa anh chị em với nhau.

- Xét về quy mô:

+ Có gia đình hai thế hệ chung sống bao gồm cha mẹ và con, là kiểu gia đình phổ biến trong xã hội hiện đại, được coi là gia đình hạt nhân.

+ Có gia đình ba thế hệ bao gồm ông bà, cha mẹ, con chung sống hoặc gia đình bốn thế hệ trở lên được gọi là gia đình truyền thống.

Hoạt động 2. Tìm hiểu chức năng của gia đình

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được các chức năng cơ bản của gia đình.
  2. Nội dung:

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, quan sát hình ảnh minh họa SGK tr.14 và trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận, suy nghĩ, tìm những chức năng cơ bản của gia đình và nêu những hiểu biết của em về các chức năng đó.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận các chức năng của gia đình.

  1. Sản phẩm: HS ghi vào vở các chức năng của gia đình.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, quan sát hình ảnh minh họa SGK tr.14 và trả lời câu hỏi:

+ Em hãy quan sát những hình ảnh trên và gọi tên chức năng của gia đình theo từng ảnh.

+ Ngoài những chức năng này, em còn biết thêm những chức năng nào khác của gia đình. Hãy chia sẻ những gì em biết về các chức năng của gia đình.

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin SGK tr.18 và rút ra kết luận về một số chức năng của gia đình.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân:

+ Quan sát hình ảnh minh họa SGK tr14 và viết tên chức năng của gia đình theo từng ảnh.

+ Vận dụng hiểu biết thực tế của bản để tìm hiểu về các chức năng khác của gia đình.

- HS trao đổi theo cặp đôi về hai nội dung vừa tìm hiểu, thảo luận và thống nhất đáp án.

- HS đọc thông tin SGK tr.18 và rút ra kết luận về một số chức năng của gia đình theoo hướng dẫn của SGK.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số cặp đôi trình bày kết quả thảo luận.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày về các chức năng của gia đình.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về các chức năng của gia đình:

+ Gia đình có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Quan hệ giữa gia đình và xã hội cũng như quan hệ giữa các thành viên và các thế hệ trong gia đình được thực hiện thông qua các chức năng của gia đình (chức năng duy trì nòi giống, chức năng giáo dục, chức năng kinh tế, chức năng thỏa mãn nhu cầu, tình cảm).

+ Thực hiện những chức năng trên, gia đình sẽ tồn tại và phá triển, đồng thời tác động đến sự tiến bộ chung của xã hội. Các chức năng của gia đình được thực hiện trong sự thức đẩy, hỗ trợ lẫn nhau. Do đó, việc phân chia nội dung của từng chức năng chỉ mang tính tương đối. Nhiều khi, các chức năng được thể hiện tổng hợp trong một công việc hoặc nhiều hoạt động của gia đình.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Tìm hiểu chức năng của gia đình

* Trả lời câu hỏi thảo luận

a) Hình 1: chức năng duy trì nòi giống; Hình 2: chức năng giáo dục, phát triển nhân cách của thế hệ trẻ; Hình 3: chức năng thỏa mãn nhu cầu tinh thần, tình cảm; Hình 4: chức năng kinh tế, đảm bảo cuộc sống cho các thành viên.

b) Những chức năng khác của gia đình: chăm sóc người già; tổ chức cuộc sống; nuôi dưỡng; tổ chức tiêu dùng; chức năng văn hóa (lưu giữ văn hóa truyền thống) ; chức năng chính trị (thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước,…). Sự phân chia các chức năng của gia đình chỉ mang tính chất tương đối.

* Các chức năng của gia đình

- Chức năng duy trì nòi giống:

+ Quyết định trong việc đảm bảo duy trì, phát triển các thế hệ tương lai.

+ Quyền được sinh con, quyền được thừa nhận là cha, mẹ, con, quyền được nuôi con, quyền được hưởng các chế độ phúc lợi về thai sản,…được xác định, được pháp luật công nhận và bảo vệ.

- Chức năng giáo dục:

+ Là chức năng quan trọng trong hình thành, phát triển nhân cách của các thế hệ trong gia đình, đặc biệt là thế hệ trẻ.

+ Từ chức năng giáo dục, pháp luật đã xác lập các quyền được chăm sóc, giáo dục, đại diện và bảo vệ của các thành viên trong gia đình.

- Chức năng kinh tế:

+ Gắn liền với vai trò của gia đình như là một đơn vị kinh tế, cơ bản, độc lập của xã hội, giúp gia đình tạo dựng cơ sở vật chất, đảm bảo cuộc sống của các thành viên.

+ Các quyền về sở hữu, thừa kế, tham gia giao dịch,…đã được hình thành, được pháp luật công nhận và bảo vệ.

- Chức năng thỏa mãn nhu cầu tinh thần, tình cảm:

+ Có ý nghĩa trong việc chia sẻ tình cảm yêu thương, gắn bó giữa các thành viên của gia đình.

+ Các quyền được yêu thương, chăm sóc, phát triển, bình đẳng được hình thành và được pháp luật công nhận, bảo vệ.

Hoạt động 3. Tìm hiểu các yếu tố xây dựng gia đình hạnh phúc

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm và trình bày được các yếu tố cơ bản để xây dựng gia đình hạnh phúc.
  2. Nội dung:

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, đọc thông tin 1, 2 SGK tr.19 và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn HS khai thác thông tin SGK tr.19, 20 để tìm hiểu về khái niệm gia đình ấm no, hạnh phúc, tiến bộ; những điều kiện để xây dựng gia đình hạnh phúc.

  1. Sản phẩm: HS ghi vào vở các yếu tố xây dựng gia đình hạnh phúc.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, đọc thông tin 1, 2 SGK tr.19 và trả lời câu hỏi: Theo em, các ý kiến dưới đây đã để cập đến những yếu tố nào của gia đình hạnh phúc?

- GV hướng dẫn HS khai thác thông tin SGK tr.19, 20 và trả lời câu hỏi:

+ Em hiểu như thế nào về gia đình ấm no, hạnh phúc?

+ Theo em, để xây dựng gia đình hạnh phúc cần có những điều kiện gì?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, đọc lần lượt thông tin 1, 2 để trả lời câu hỏi. Trao đổi, thảo luận nhóm đôi để thống nhất đáp án.

- HS khai thác thông tin SGK tr.19, 20, kết hợp vận dụng hiểu biết thực tế để tìm hiểu về khái niệm gia đình ấm no, hạnh phúc và các điều kiện cần để xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số cặp đôi trình bày kết quả thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi về thông tin 1, 2.

- GV mời đại diện HS trình bày lần lượt 2 nội dung:

+ Khái niệm gia đình ấm no, hạnh phúc.

+ Các điều kiện cần để xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về các điều kiện cần để xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.

- GV chuyển sang nội dung mới.

3. Tìm hiểu các yếu tố xây dựng gia đình hạnh phúc

* Trả lời câu hỏi thảo luận

Các thông tin đề cập đến yếu tố kinh tế (ăn, mặc, ở, học hành, chữa bệnh,…), yếu tố văn hóa (quan tâm, chăm sóc, chia sẻ,….), yếu tố xã hội (quan hệ dòng họ, làng xóm, cộng đồng,…) của gia đình.

* Gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc

Đáp ứng được nhu cầu căn bản về vật chất và tinh thần của mọi thành viên.

* Các yếu tố để xây dựng gia đình hạnh phúc

- Yếu tố kinh tế, vật chất:

+ Là yếu tố được biểu hiện ở việc mỗi gia đình có đầy đủ các nhu cầu cần thiết như ăn, mặc, ở, đi lại, học hành, chữa bệnh,…

+ Góp phần tái tạo thể chất và tinh thần, duy trì sở thích, sắc thái sinh hoạt riêng của từng gia đình và được xây dựng bằng lao động chân chính, tích cực của từng thành viên nhằm tạo ra của cải vật chất, tăng thu nhập gia đình.

- Yếu tố văn hóa, tình cảm:

+ Ông bà, cha  mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo, ngoan hiền và học giỏi, quan hệ trong gia đình giữ truyền thống tốt đẹp như kính trên, nhường dưới, mọi người quan tâm, chăm sóc lẫn nhau và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

+ Là nền tảng quyết định hạnh phúc gia đình.

- Yếu tố quan hệ gia đình – xã hội:

+ Được biểu hiện ở mối quan hệ tốt đẹp giữa gia đình với dòng họ, làng xóm và cộng đồng.

+ Yếu tố này đòi hỏi từng thành viên trong gia đình nỗ lực, phấn đấu, học tập để nâng cao hiểu biết về cuộc sống, nhận thức đúng đắn về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, từng thành viên trong gia đình luôn gương mẫu và tuân thủ pháp luật.

Hoạt động 4. Tìm hiểu trách nhiệm của các thành viên trong mối quan hệ gia đình

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được một số trách nhiệm của các thành viên trong mối quan hệ gia đình.
  2. Nội dung:

- GV yêu cầu HS trao đổi theo nhóm, đọc câu chuyện SGK tr.20, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu HS vận dụng thực tế, liên hệ bản thân, chia sẻ những việc em đã làm để thực hiện trách nhiệm của bản thân trong mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình em.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về trách nhiệm của các thành viên trong mối quan hệ gia đình.

  1. Sản phẩm: HS ghi vào vở trách nhiệm của các thành viên trong mối quan hệ gia đình.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành 6 nhóm nhỏ, yêu cầu HS đọc câu chuyện SGK tr.20, thảo luận và trả lời câu hỏi:

+ Em hãy xác định các mối quan hệ gia đình trong câu chuyện SGK tr.20.

+ Các thành viên trong gia đình đã thực hiện trách nhiệm của mình trong các quan hệ đó như thế nào?

- GV yêu cầu HS vận dụng thực tế, liên hệ bản thân, chia sẻ những việc em đã làm để thực hiện trách nhiệm của bản thân trong mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình em.

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin SGK tr.21 và rút ra kết luận về trách nhiệm của các thành viên trong mối quan hệ gia đình.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, từng thành viên trong nhóm đọc câu chuyện SGK tr.20 và lần lượt đưa ra câu trả lời. Các HS trong nhóm thống nhất, chốt đáp án.

- HS liên hệ bản thân, chia sẻ những việc em đã làm để thực hiện trách nhiệm của bản thân trong mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình em.

- HS đọc thông tin SGK tr.21 và rút ra kết luận về trách nhiệm của các thành viên trong mối quan hệ gia đình.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi về câu chuyện SGK tr.20.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS kể tên những việc em đã làm để thực hiện trách nhiệm của bản thân trong mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình em.

- GV mời đại diện HS trình bày trách nhiệm của các thành viên trong mối quan hệ hôn nhân và gia đình.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá và kết luận về các yếu tố xây dựng gia đình hạnh phúc.

4. Tìm hiểu trách nhiệm của các thành viên trong mối quan hệ gia đình

* Trả lời câu hỏi thảo luận

- Các mối quan hệ trong câu chuyện: quan hệ giữa ông bà và cháu, quan hệ giữa cha mẹ và các con (con trai, con gái, con dâu, con rể), quan hệ giữa anh chị em với nhau (anh chị em ruột, anh chị em họ,…).

- Các thành viên trong gia đình yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ nhau, làm gương tốt cho nhau tiến bộ.

* Trách nhiệm của các thành viên trong mối quan hệ hôn nhân gia đình

- Vợ chồng có nghĩa vụ yêu thương, chung thủy, chăm sóc nhau, cùng nhau chia sẻ công việc gia đình; tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của nhau; giữ gìn danh dự, uy tín cho nhau; tạo điều kiện cho nhau học tập nâng cao trình độ và tham gia hoạt động xã hội.

- Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ yêu thương con, tôn trọng ý kiến của con; chăm sóc, giáo dục con, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của con.

- Con cái có quyền được cha mẹ yêu thương, tôn trọng, được học tập, giáo dục, được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức; có bổn phận yêu quý, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, gìn giữ danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.

=> Các thành viên trong gia đình có quyền, nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ, tôn trọng nhau.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức được học về gia đình thông qua trả lời các câu hỏi, bài tập tình huống có liên quan đến gia đình.
  3. Nội dung: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi bài tập 1, 2, 3 SGK tr.21, 22; HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học và hiểu biết thực tế về gia đình để thực hiện nhiệm vụ học tập.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS cho các bài tập 1, 2, 3.
  5. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Em đồng ý hay không đồng ý với ý kiến nào sau đây? Vì sao?

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, nêu nhiệm vụ cho HS: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

  1. Gia đình chỉ tồn tại quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống.
  2. Gia đình hạnh phúc luôn biết giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.
  3. Con 15 tuổi sống chung với cha mẹ, có nghĩa vụ chăm lo đời sống chung của gia đình.
  4. Cha mẹ có nghĩa vụ chăm sóc con, giáo dục con, quyết định việc lựa chọn nghề nghiệp của con khi con thành niên.
  5. Trong gia đình, mỗi người chỉ cần hoàn thành công việc của mình.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học và hiểu biết thực tế về gia đình để phát biểu ý kiến – đồng tình hoặc không đồng tình với các ý kiến SGK đưa ra, giải thích lí do.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số cặp đôi trình bày kết quả thảo luận:

Ý kiến

Lựa chọn

Giải thích

A. Gia đình chỉ tồn tại quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống.

 

Không đồng ý

Ngoài quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, gia đình còn tồn tại quan hệ nuôi dưỡng. Nghĩa là cha mẹ và con, ông bà và cháu, anh chị em với nhau có nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau khi một bên chưa thành niên, ốm đau, tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

B. Gia đình hạnh phúc luôn biết giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.

Đồng ý

Chức năng giáo dục của gia đình là chức năng quan trọng trong hình thành, phát triển nhân cách của thế hệ trong gia đình. Chức năng này còn nuôi dưỡng, kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống trong đình và xã hội.

C. Con 15 tuổi sống chung với cha mẹ, có nghĩa vụ chăm lo đời sống chung của gia đình.

Đồng ý

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 (khoản 2 Điều 75) quy định “Con từ đủ 15 tuổi trở lên sống chung với cha mẹ phải có nghĩa vụ chăm lo đời sống chung của gia đình; đóng góp vào việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình nếu có thu nhập”.

D. Cha mẹ có nghĩa vụ chăm sóc con, giáo dục con, quyết định việc lựa chọn nghề nghiệp của con khi con thành niên.

Không đồng ý

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 chỉ quy định cha mẹ có nghĩa vụ và quyền trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên (Khoản 2 Điều 69), không quy định cha mẹ quyết định việc lựa chọn nghề nghiệp của con.

E. Trong gia đình, mỗi người chỉ cần hoàn thành công việc của mình.

Không đồng ý

Pháp luật quy định: Các thành viên trong gia đình có quyền, nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ, tôn trọng nhau. Trong trường hợp sống chung, các thành viên trong gia đình có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động tạo thu nhập; đóng góp công sức, tiền tài hoặc tài sản khác để duy trì đời sống chung của gia đình phù hợp với khả năng thực tế của mình.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 2: Xử lí tình huống

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia HS thành 4 nhóm (2 nhóm thực hiện cùng một nhiệm vụ), yêu cầu các nhóm thảo luận và thực hiện nhiệm vụ sau: Xử lí các tình hướng sau:

- Nhóm 1, 2 (tình huống a): Anh M đầu tư tiền mở cửa hàng bánh ngọt tại nhà. Mỗi tháng sau khi trừ đi chi phí, anh lãi khoảng 20 triệu đồng. Anh M yêu cầu vợ nghỉ việc để ở nhà phụ giúp mình và chăm sóc các con. Mặc dù kiếm được nhiều tiền nhưng khi vợ và các con anh đề nghị cả gia đình mỗi năm đi du lịch một lần thì anh M gạt đi với lí do nếu đi sẽ phải đóng cửa hàng, ảnh hưởng đến lượng khách mua và nguồn thu nhập.

+ Em nhận xét như thế nào về suy nghĩ và việc làm của anh M?

+ Nếu là con trong gia đình anh M, em sẽ muốn thay đổi điều gì? Vì sao?

- Nhóm 3, 4: Bố mẹ của G rất quan tâm đến chuyện học hành của các con. Em gái G rất ngoan và chăm học, ngược lại G không muốn học và cho rằng mình bị băt học quá nhiều. Biết G thích đá bóng nên bố mẹ thường cho G đi đá bóng vào ngày nghỉ cuối tuần. Chủ nhật vừa rồi, bà của G bị ốm, bố mẹ lại đi công tác xa nên yêu cầu anh em G ở nhà chăm sóc bà. G vùng vằng giận dỗi, cậu nghĩ chăm

sóc bà là trách nhiệm của bốmẹ chứ không phải của mình. Nhân lúc bà ngủ, G đã trốn đi đá bóng và giao cho em gái ở nhà trông bà.

+ Theo em, suy nghĩ và cách xử sự của G có đúng không? Vì sao?

+ Em hãy viết ra các cách có thể làm thay đổi suy nghĩ và cách ứng xử của G.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học và hiểu biết thực tế về gia đình để xử lí các tình huống SGK đưa ra.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận:

+ Tình huống a: Suy nghĩ và việc làm của anh M không đúng vì ngoài chức năng kinh tế, gia đình còn có chức năng thỏa mãn nhu cầu tinh thần – tình cảm của các thành viên trong gia đình. Hơn nữa, trong gia đình vợ chồng bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, trong đó có bình đẳng trong việc lựa chọn nghề nghiệp, việc làm. Điều cần thay đổi trong gia đình chính là người bố nên cân bằng giữa việc làm kinh tế và quan tâm đến nhu cầu, đời sống tinh thần, tình cảm của vợ, con và các thành viên trong gia đình.

+ Tình huống b: Suy nghĩ và cách ứng xử của bạn G không đúng. Con cái trong gia đình được cha mẹ yêu thương, tôn trọng nhưng phải có bổn phận yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với cha mẹ. Đối với ông bà, con cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng ông bà. Bạn G đã không thực hiện nghĩa vụ của con, cháu trong gia đình.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 3: Giúp bạn

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành 6 nhóm (2 nhóm thực hiện cùng một nhiệm vụ).

- GV nêu yêu cầu cho các nhóm:

+ Nhóm 1, 2:

Bạn S thắc mắc: Quan niệm “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” liệu có phù hợp với nguyên tắc vợ chồng bình đẳng trong quan hệ gia đình không?

Em sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này như thế nào?

+ Nhóm 3, 4:

N khoe với bạn T là nhà mình được nhận danh hiệu “Gia đình văn hoá”. Bạn T nói: Gia đình giàu có, nhiều tiền mới đáng hãnh diện.

Nếu em là N, em sẽ nói như thế nào với T?

+ Nhóm 5, 6:

Bạn K hỏi: Trong trường hợp cha mẹ khi về già muốn ăn uống, sinh hoạt riêng

nhưng lại mong muốn ở cùng con cháu để lúc khoẻ thì trông nom các cháu, lúc

ốm đau thì có con cháu ở bên là đúng hay sai?

Em sẽ giúp K giải đáp câu hỏi này như thế nào?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học, liên hệ bản thân và hiểu biết thực tế về gia đình để giúp bạn xử lí các tình huống SGK đưa ra.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận:

+ Trường hợp a: Giải đáp cho S hiểu pháp luật nước ta quy định nam, nữ có vị trí vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó. Như vậy, nam giới cũng cần có trách nhiệm “xây tổ ấm”, còn người phụ nữ cũng cần có trách nhiệm “xây nhà”. Không ai có đặc quyền và nghĩa vụ chỉ làm cái này mà không làm cái kia.

+ Trường hợp b: Nói với T về các tiêu chí của gia đình văn hóa, trong đó sự giàu có về kinh tế chỉ là một yếu tố tạo nên hạnh phúc gia đình. Sự hãnh diện của một gia đình được đánh giá dựa trên sự công nhận của xã hội đối với việc gia đình đó có no ấm, tiến bộ, hạnh phúc không, có thực hiện tốt nghĩa vụ với cộng đồng, xã hội hay không?

+ Trường hợp c: Mong muốn của cha mẹ khi về già cần được tôn trọng và đáp ứng nếu những mong muốn đó phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội. Người già thường có nhu cầu sinh hoạt, ăn uống khác với những thành viên khác trong gia đình, do đó nhu cầu ăn uống, sinh hoạt, ăn uống khác với những thành viên khác trong gia đình, do đó nhu cầu ăn uống, sinh hoạt riêng là hoàn toàn bình thường. Người già thường sợ sự cô đơn do đó rất mong được chung sống cùng con cháu. Việc người già tham gia giúp đỡ, chăm sóc các cháu và nhu cầu được được con cháu chăm sóc khi đau ốm hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án.

- GV chuyển sang nội dung mới.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Lập được kế hoạch hoạt động có mục tiêu, nội dung, hình thức phù hợp với việc tuyên truyền về chủ đề Tình yêu – Hôn nhân – Gia đình.

- Có khả năng tham gia một số hoạt động phù hợp với lứa tuổi để thực hiện trách nhiệm của bản thân trong gia đình như: ý thức làm tròn bổn phận với người thân và gia đình, quan tâm, bàn bạc, xây dựng và thực hiện kế hoạch chi tiêu hợp lí trong gia đình.

  1. Nội dung: GV tổ chức cho HS Hội thu “Nhà hùng biện tài ba”.
  2. Sản phẩm: Bài thu hoạch về chủ đề Tình yêu – Hôn nhân – Gia đình.
  3. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành 4 nhóm.

- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: Em hãy cùng bạn thực hiện Tổ chức cuộc thi “Nhà hùng biện tài ba” về chủ đề “Tình yêu - Hôn nhân – Gia đình”.

- GV hướng dãn HS thực hiện theo các bước sau:

+ Xây dựng kế hoạch (mục đích cuộc thi; đối tượng dự thi: thời gian, địa điểm

tổ chức; cách thức thi, bình chọn, tiêu chí chấm điểm... ).

+ Phát động viết bài dự thi (hình thức, nội dung, quy cách của bài viết; cách thức chấm, bình chọn bài viết).

+ Bình chọn bài viết theo tiêu chí đã xây dựng.

+ Thông báo những bài viết được chọn, các tác giả luyện tập để tham gia hội thi hùng biện.

+ Thực hiện tổ chức hội thi theo kế hoạch tại lớp.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo nhóm, thiết kế chương trình hội thi với các nội dung (đố vui, xây dựng kịch bản và đóng vai,…).

- GV phân công nhiệm nhiệm vụ cho các nhóm theo từng nội dung của chương trình, phân công nhiệm vụ cho cá nhân: dẫn chương trình, trang trí, giám khảo, phiếu chấm.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV tổ chức hội thi theo kế hoạch và chương trình đã thiết kế.

- GV mời đại diện các nhóm lần lượt hùng biện về chủ đề Tình yêu – Hôn nhân – Gia đình.

- GV yêu cầu nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến, hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá quá trình thực hiện và phần hùng biện của các nhóm.

- GV yêu cầu HS về nhà viết báo cáo thu hoạch.

- GV kết thúc tiết học.

 HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn lại kiến thức đã học:

+ Khái niệm gia đình và các chức năng của gia đình.

+ Các yếu tố để xây dựng gia đình hạnh phúc.

+ Những điểm cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta hiện nay.

+ Trách nhiệm của các thành viên trong mối quan hệ gia đình.

+ Trách nhiệm của bản thân trong gia đình.

- Đọc và tìm hiểu trước nội dung kiến thức Bài 4 – Doanh nghiệp nhỏ và lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Khi đặt nhận được những gì?

  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
  • Ít nhất 10 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
  • Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ cả năm

Phí tài liệu:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án powepoint: 300k/học kì - 350k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

Cách tải:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 cánh diều đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN LỚP 10 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án lớp 10 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 10 sách chân trời sáng tạo (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 10 sách kết nối tri thức (bản word)
Giáo án lớp 10 sách kết nối tri thức (bản powrerpoint)

Cách đặt mua:

Liên hệ Zalo: Fidutech - Nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 10 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 1: TÌNH YÊU - HÔN NHÂN - GIA ĐÌNH

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 2: MÔ HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁP LUẬT HÌNH SỰ

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay