Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 cánh diều Bài 10: Pháp luật hình sự về người chưa thành niên (P1)

Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 bộ sách cánh diều Bài 10: Pháp luật hình sự về người chưa thành niên (P1). Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 10: PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN

(5 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được nội dung cơ bản của pháp luật hình sự liên quan đến người chưa thành niên.
  • Nhận biết được tác hại, hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật hình sự trong các tình huống đơn giản thường gặp.
  • Nêu được ý kiến phân tích, đánh giá trong thảo luận, tranh luận về một số vấn đề đơn giản, thường gặp liên quan đến pháp luật hình sự đối với người chưa thành niên.
  • Tích cực, chủ động vận động người khác chấp hành các quy định của pháp luật hình sự đối với người chưa thành niên.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Giao tiếp và hợp tác: Biết tham gia làm việc nhóm, sử dụng ngôn ngữ để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận nội dung pháp luật hình sự về người chưa thành niên.
  • Năng lực đặc thù:
  • Phát triển bản thân: Nhận biết được tác hại, hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật hình sự trong các tình huống đơn giản thường gặp; Tích cực, chủ động vận động người khác chấp hành các quy định của pháp luật hình sự đối với người chưa thành niên.
  1. Phẩm chất
  • Trách nhiệm: Phổ biến, tuyên truyền pháp luật hình sự về người chưa thành niên, vận động người khác tuân thủ pháp luật hình sự về người chưa thành niên; Có trách nhiệm với gia đình, nhà trường và cộng đồng trong việc tôn trọng, tuân thủ pháp luật hình sự về người chưa thành niên.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Sách Chuyên đề học tập Giáo dục kinh tế pháp luật 10, SGV Chuyên đề học tập Giáo dục kinh tế pháp luật 10, Giáo án (kế hoạch dạy học).
  • Bảng phụ, giấy A4, A0, bút viết bảng, giấy màu.
  • Video, hình ảnh liên quan đến bài học Pháp luật hình sự về người chưa thành niên.
  • Giấy A3, bút màu, băng keo/ nam châm dính bảng.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Sách chuyên đề học tập Giáo dục kinh tế pháp luật 10.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến nội dung bài học Pháp luật hình sự về người chưa thành niên.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động:

- HS bước đầu nhận diện các quy định pháp luật về người dưới 18 tuổi phạm tội.

- Dẫn dắt HS vào bài học mới.

  1. Nội dung: GV tổ chức cho HS sưu tầm tranh ảnh, thông tin, hành vi và yêu cầu HS thảo luận để trả lời câu hỏi – Chia sẻ về người chưa thành niên và những quy định của pháp luật dành cho người 18 tuổi phạm tội.
  2. Sản phẩm: HS chia sẻ hiểu biết về người chưa thành niên và một số quy định của pháp luật dành cho người 18 tuổi phạm tội.
  3. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS sưu tầm tranh ảnh, thông tin, hành vi về người chưa thành niên và pháp luật về người dưới 18 tuổi phạm tội.

- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi: Chia sẻ về người chưa thành niên và những quy định của pháp luật dành cho  người 18 tuổi phạm tội.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS sưu tầm thông tin, tranh ảnh, hành vi và làm việc theo nhóm để cùng thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ các nhóm (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số nhóm chia sẻ hiểu biết về người chưa thành niên và một số quy định của pháp luật dành cho người dưới 18 tuổi phạm tội.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá phần trả lời của HS.

- GV dẫn dắt HS vào bài: Người chưa thành niên chưa phát triển hoàn thiện về mặt thể chất và tâm sinh lí cũng như nhận thức nên dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường xã hội. Từ thực tế đó, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đối, bổ sung năm 2017) đã dành một chương quy định đối với người dưới l8 tuổi phạm tội. Vậy, nguyên tắc xử lí hình sự đối với người dưới 18 tuổi như thế nào? Các biện pháp giám sát, giáo dục đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự là gì? Biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội như thế nào? Các hình phạt áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 10: Pháp luật hình sự về người chưa thành niên.


 

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu các nguyên tắc xử lí hình sự đối với người dưới 18 tuổi

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết tham gia làm việc nhóm, sử dụng ngôn ngữ để trình bày thông tin, ý tưởng và để thảo luận, làm rõ về nguyên tắc xử lí hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội.
  2. Nội dung:

- GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm như sau:

+ Đọc các trường hợp ở mục 1 SGK tr.51.

+ Trả lời câu hỏi SGK tr.52.

- GV chọn đại diện của 1 – 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, kết luận và chốt kiến thức về các nguyên tắc xử lí hình sư đối với người dưới 18 tuổi.

  1. Sản phẩm: Nội dung trả lời của HS về các nguyên tắc xử lí hình sự đối với người dưới 18 tuổi và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm.

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận, đọc trường hợp 1, 2 SGK tr.51 và trả lời câu hỏi:

+ Em hãy căn cứ vào thông tin để xác định những nguyên tắc xử lí hình sự đối với người dưới 18 tuổi được thể hiện trong từng trường hợp.

+ Em hãy bình luận về tính nhân đạo khi xử lí hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin khung vàng để rút ra kết luận về các nguyên tắc xử lí hình sự đối với người dưới 18 tuổi và nêu ví dụ cụ thể.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên, thảo luận và ghi kết quả vào bảng nhóm hoặc giấy A3.

- HS đọc kết luận SGK để tìm hiểu về các nguyên tắc xử lí hình sự đối với người dưới 18 tuổi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận theo bảng nhóm hoặc giấy A3.

- GV mời đại diện một số HS trình bày lần lượt các nội dung sau:

+ Khái niệm pháp luật hình sự.

+ Một số thuật ngữ liên quan đến pháp luật hình sự: tội phạm, lỗi, năng lực trách nhiệm hình sự, hình phạt.

+ Các loại hình phạt.

+ Phân loại tội phạm.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về các nguyên tắc xử lí hình sự đối với người dưới 18 tuổi.  

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu các nguyên tắc xử lí hình sự đối với người dưới 18 tuổi

Trả lời câu hỏi thảo luận

- Trường hợp 1:

+ Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội.

+ Khi xét xử, tòa án chỉ áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nếu xét thấy việc áp dụng các biện pháp giáo dục không hiệu quả.

- Trường hợp 2:

+ Không áp dụng các hình phạt tử hình, tù chung thân đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. + Hạn chế áp dụng hình phạt tù có thời hạn và không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

Các nguyên tắc xử lí hình sự đối với người dưới 18 tuổi

* Nguyên tắc 1:

- Bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi phạm tội và việc xử lí chủ yếu nhằm mục đích giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm để phát triển lành mạnh. Việc xử lí người dưới 18 tuổi phạm tội phải căn cứ vào độ tuổi, khả năng, nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm.

- Mọi cơ quan, tổ chức cá nhân khi tiến hành hoạt động xử lí người dưới 18 tuổi phạm tội cần thấy rằng quyết định đưa ra là phù hợp nhất để giúp cho đối tượng nhận thức sai lầm và phát triển tốt.

- Ví dụ: V 16 tuổi phạm tội trộm cắp tài sản thuộc trường hợp ít nghiêm trọng theo khoản 1 Điều 173 Bộ luật Hình sự năm 2015, được Tòa án áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn trong thời hạn 1 năm.

* Nguyên tắc 2

- Chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự người dưới 18 tuổi phạm tội trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào đặc điểm nhân thân của họ, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và yêu cầu phòng ngừa tội phạm.

- Ví dụ: Công an phường phát hiện và thu giữ nhiều tép heroin với tổng trọng lượng là 20g trong nhà G (17 tuổi), qua điều tra được biết G nghiện ma túy gần 1 năm nay, G mua ma túy về để bản thân dùng và mới bạn bè trong bữa tiệc sinh nhật sắp tới của mình. G vi phạm khoản 2 Điều 249 Bộ luật Hình sự về tội tàng trữ trái phép chất ma túy, với mức hình phạt tù từ 5 đến 10 năm. Đây là hành vi nghiêm trọng gây nguy hiểm cho xã hội, G bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

* Nguyên tắc 3

- Toà án chỉ áp dụng hình phạt nếu xét thấy việc áp dụng các biện pháp giáo dục không đạt hiệu quả.

- Hình phạt tước tự do dễ ảnh hưởng đến quá trình phục hồi, tái hòa nhập cộng đồng của người dưới 18 tuổi, sự phát triển bình thường của họ à Hình phạt tù chỉ được áp dụng khi xét thấy các hình phạt và biện pháp giáo dục khác không có tác dụng răn đe, phòng ngừa.

- Ví dụ: A (17 tuổi) phạm tội trộm cắp tài sản theo quy định tại khoản 1 Điều 173 Bộ luật Hình sự năm 2015 là tội phạm ít nghiêm trọng. Tuy nhiên cách đây 2 năm, A đã phạm tội cướp tài sản, bị áp dụng biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng ; sau khi chấp hành xong thời hạn, trở về với xã hội, A lại tiếp tục hút chích ma túy, đánh bạc và thường xuyên gây gổ đánh nhau à Việc miễn trách nhiệm hình sự với A là không thể, A sẽ không thể nhận ra lỗi lầm của mình để tự sửa chữa, cần phải có sự can thiệp của cơ quan nhà nước. Trong trường hợp này, các cơ quan chức năng cần áp dụng các biện pháp xử lí hình sự mạnh hơn.

* Nguyên tắc 4

- Không áp dụng các hình phạt tử hình, tù chung thân đối với người dưới 18 tuổi phạm tội; hạn chế áp dụng hình phạt bổ sung đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

- Ví dụ: A bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người theo quy định tại khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015, có mức hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm tù giam, tù chung thân hoặc tử hình. A thực hiện hành vi phạm tội khi có tuổi là 16 tuổi 9 tháng, thì hình phạt cao nhất không áp dụng qua 18 năm tù.

* Nguyên tắc 5

Án đã tuyên đối với người chưa đủ 16 tuổi phạm tội không được tính để xác định tái phạm hay tái phạm nguy hiểm.

Hoạt động 2: Tìm hiểu các biện pháp giám sát, giáo dục đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết tham gia làm việc nhóm, sử dụng ngôn ngữ để trình bày thông tin, ý tưởng và để thảo luận, làm rõ các biện pháp giám sát, giáo dục đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự.
  2. Nội dung:

- GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm như sau: Đọc tình huống ở mục 2 và trả lời câu hỏi SGK tr.53.

- GV chọn đại diện của 1 – 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, kết luận và chốt kiến thức về các biện pháp giám sát, giáo dục đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự.

  1. Sản phẩm: Nội dung trả lời của HS về các biện pháp giám sát, giáo dục đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức hoạt động:

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Tất cả các bài đều được soạn theo mẫu ở trên

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 250k

=> Khi đặt, nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 cánh diều đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN LỚP 10 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án lớp 10 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 10 sách chân trời sáng tạo (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 10 sách kết nối tri thức (bản word)
Giáo án lớp 10 sách kết nối tri thức (bản powrerpoint)

Cách đặt mua:

Liên hệ Zalo: Fidutech - Nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 10 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 1: TÌNH YÊU - HÔN NHÂN - GIA ĐÌNH

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 2: MÔ HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁP LUẬT HÌNH SỰ

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay