Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 cánh diều Bài 4: Doanh nghiệp nhỏ và lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ (P1)

Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 bộ sách cánh diều Bài 4: Doanh nghiệp nhỏ và lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ (P1). Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem: => Giáo án giáo dục kinh tế và pháp luật 10 cánh diều (bản word)

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHUYÊN ĐỀ 2: MÔ HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ

BÀI 4: DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ LĨNH VỰC SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ

(3 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được thế nào là doanh nghiệp nhỏ.
  • Nêu được các lĩnh vực kinh doanh thích hợp với doanh nghiệp nhỏ.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Giao tiếp và hợp tác: Biết tham gia làm việc nhóm, sử dụng ngôn ngữ để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận về doanh nghiệp nhỏ, các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thích hợp với doanh nghiệp nhỏ.
  • Năng lực đặc thù:
  • Phát triển bản thân: Bước đầu biết tạo lập, xây dựng ý tưởng cho một hoạt động kinh doanh nhỏ; lựa chọn được mô hình hoạt động kinh tế thích hợp trong tương lai đối với bản thân; lựa chọn được lĩnh vực sản xuất kinh doanh thích hợp trong tương lai cho bản thân; xác định được hướng phát triển phù hợp của bản thân sau THPT.
  • Tham gia hoạt động kinh tế - xã hội: Vận dụng các kiến thức đã học về doanh nghiệp nhỏ để phân tích, đánh giá các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thích hợp với doanh nghiệp trong thực tiễn cuộc sống.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ: Tự giác tìm tòi, học hỏi các lĩnh vực sản xuất kinh doanh phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ và lựa chọn lĩnh phù hợp với bản thân trong tương lai.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Sách Chuyên đề học tập Giáo dục kinh tế pháp luật 10, SGV Chuyên đề học tập Giáo dục kinh tế pháp luật 10, Giáo án (kế hoạch dạy học).
  • Bảng phụ, giấy A4, A0, bút viết bảng, giấy màu.
  • Video, hình ảnh liên quan đến bài học Doanh nghiệp nhỏ và lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ.
  • Giấy A3, bút màu, băng keo/ nam châm dính bảng.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Sách chuyên đề học tập Giáo dục kinh tế pháp luật 10.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến nội dung bài học Doanh nghiệp nhỏ và lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực cho HS, huy động những hiểu biết của HS về tình yêu để dẫn vào bài học.
  3. Nội dung: GV nêu vấn đề và yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, trả lời câu hỏi:

- Em hãy cho biết hiện nay nước ta có bao nhiêu doanh nghiệp nhỏ?

- Em hãy cùng các bạn chia sẻ những hiểu biết của mình về vai trò của doanh nghiệp nhỏ đối với sự phát triển của đất nước.

  1. Sản phẩm: HS trình bày một vài hiểu biết về doanh nghiệp nhỏ và vai trò của doanh nghiệp nhỏ đối với sự phát triển của đất nước.
  2. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi.

- GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh về doanh nghiệp nhỏ:

- GV nêu câu hỏi cho HS thảo luận:

+ Em hãy cho biết hiện nay nước ta có bao nhiêu doanh nghiệp nhỏ?

+ Em hãy cùng các bạn chia sẻ những hiểu biết của mình về vai trò của doanh nghiệp nhỏ đối với sự phát triển của đất nước.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, trao đổi cặp đôi và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận:

+ Việt Nam có khoảng 870 ngàn doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm hơn 98%.

+ Vai trò của doanh nghiệp nhỏ đối với sự phát triển của đất nước: Có vị trí quan trọng trong nền kinh tế đất nước, hỗ trợ cho doanh nghiệp lớn và tăng sức cạnh tranh của sản phẩm.

  • Chiếm tỉ trọng lớn trong tổng số các doanh nghiệp.
  • Là nơi tạo ra việc làm chủ yếu ở Việt Nam.
  • Hình thành và phát triển đội ngũ các nhà kinh doanh năng động.
  • Khai thác và phát huy tốt các nguồn lực tại chỗ.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận phần trả lời của HS.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Doanh nghiệp nhỏ có vị trí rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. Với sự lớn mạnh cả về số lượng, quy mô hoạt động, doanh nghiệp nhỏ đã có đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Vậy thế nào là doanh nghiệp nhỏ? Các lĩnh vực kinh doanh thích hợp với doanh nghiệp nhỏ là gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nayBài 4: Doanh nghiệp nhỏ và lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu thế nào là doanh nghiệp nhỏ

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết tham gia làm việc nhóm, sử dụng ngôn ngữ để trình bày thông tin, ý tưởng và để thảo luận, lập luận làm rõ về khái niệm doanh nghiệp nhỏ.
  2. Nội dung:

- GV chia lớp thành các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm thực hiện:

+ Đọc các thông tin, trường hợp ở mục 1 Thế nào là doanh nghiệp nhỏ SGK tr.24, 25.

+ Trả lời các câu hỏi SGK tr.25 và ghi kết quả vào bảng nhóm (hoặc giất A3).

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận thế nào là doanh nghiệp nhỏ.

  1. Sản phẩm: Nội dung trả lời của HS về khái niệm doanh nghiệp nhỏ và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 6 nhóm, quy định vị trí, thời gian làm việc; phát cho mỗi nhóm 1 bảng phụ, bút viết bảng hoặc giấy A3, giao nhiệm vụ cho các nhóm:

+ Đọc các thông tin, trường hợp ở mục 1 Thế nào là doanh nghiệp nhỏ SGK tr.24, 25.

+ Trả lời các câu hỏi SGK tr.25 và ghi kết quả vào bảng nhóm (hoặc giấy A3).

a) Em hãy chỉ ra các dấu hiệu để nhận biết doanh nghiệp nhỏ được đề cập ở thông tin trên. Theo em, thế nào là doanh nghiệp nhỏ?

b) Các trường hợp trên đề cập đến những lĩnh vực sản xuất kinh doanh nào của doanh

nghiệp nhỏ? Em hãy căn cứ vào tiêu chí để xác định doanh nghiệp nhỏ theo quy định của pháp luật và cho biết các doanh nghiệp trên có phải là doanh nghiệp nhỏ hay không.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận và trả lời câu hỏi: Thế nào là doanh nghiệp nhỏ?

- GV trình chiếu cho HS tham khảo một số hình ảnh về doanh nghiệp nhỏ:

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên để trả lời câu hỏi thảo luận SGK tr.25 và rút ra kết luận thế nào là doanh nghiệp nhỏ.

- GV theo dõi quá trình HS thảo luận, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận trên bảng phụ hoặc giấy A3.

- GV mời đại diện 1 -2 HS trình bày khái niệm doanh nghiệp nhỏ.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về khái niệm doanh nghiệp nhỏ.

- GV mở rộng kiến thức về DN nhỏ:

+ Doanh nghiệp nhỏ phổ biến ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, quan niệm về doanh nghiệp nhỏ ở mỗi nước lại có sự khác nhau. Ở Việt Nam, có khá nhiều quan niệm, tiêu chí để xem xét thế nào là doanh nghiệp nhỏ, các quan niệm này về cơ bản dựa trên khía cạnh về vốn, số lượng người lao động và doanh thu.

+ Khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020 xác định: Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng kí thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.

+ Các tiêu chí để xác định doanh nghiệp nhỏ trong các lĩnh vực như sau :

Lĩnh vực

Doanh nghiệp siêu nhỏ

Doanh nghiệp nhỏ

Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản ; Công nghiệp, xây dựng

Số lao động có tham gia BHXH bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỉ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỉ đồng.

Số lao động có tham gia BHXH bình quân năm không quá 100  người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỉ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 20 tỉ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ.

Thương mại, dịch vụ

Số lao động có tham gia BHXH bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỉ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỉ đồng.

Số lao động có tham gia BHXH bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỉ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 50 tỉ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu thế nào là doanh nghiệp nhỏ

* Trả lời câu hỏi thảo luận

a) Các dấu hiệu để nhận biết doanh nghiệp nhỏ bảo gồm vốn, tổng doanh thu, số lượng lao động (theo quy định của luật hiện hành).

b) Các TH nhắc đến lĩnh vực sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp nhỏ. Căn cứ vào tiêu chí để xác định doanh nghiệp nhỏ ở trên thì các DN được đề cập ở hai TH là doanh nghiệp nhỏ:

+ TH1: số lao động tham gia BHXH bình quân năm là 50 người, doanh thu 4 tỉ.

+ TH2: số lao động có tham gia BHXH bình quân năm là 90 người, doanh thu 25 tỉ đồng.

* Khái niệm doanh nghiệp nhỏ

Doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có quy mô nhỏ về vốn, lao động và doanh thu, được xác định theo quy định của pháp luật, nhằm thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh và thu lợi nhuận.

Hoạt động 2. Tìm hiểu các lĩnh vực kinh doanh thích hợp với doanh nghiệp nhỏ

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết tham gia làm việc nhóm, sử dụng ngôn ngữ để trình bày thông tin, ý tưởng và để thảo luận, lập luận về các lĩnh vực kinh doanh thích hợp với doanh nghiệp nhỏ.
  2. Nội dung:

- GV chia lớp thành các nhóm, giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm:

+ Nhóm 1, 2: Đọc và thảo luận các hình ảnh ở mục 2a SGK tr.26. Trả lời các câu hỏi về các thông tin này.

+ Nhóm 3, 4: Đọc và thảo luận thông tin ở mục 2b SGK tr.26. Trả lời các câu hỏi về các thông tin này.

+ Nhóm 5, 6: Đọc và thảo luận thông tin ở mục 2c SGK tr.26. Trả lời các câu hỏi về các thông tin này.

  1. Sản phẩm: Nội dung trả lời của HS các lĩnh vực kinh doanh thích hợp với doanh nghiệp nhỏ và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức hoạt động:

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Khi đặt nhận được những gì?

  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
  • Ít nhất 10 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
  • Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ cả năm

Phí tài liệu:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án powepoint: 300k/học kì - 350k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

Cách tải:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 cánh diều đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN LỚP 10 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án lớp 10 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 10 sách chân trời sáng tạo (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 10 sách kết nối tri thức (bản word)
Giáo án lớp 10 sách kết nối tri thức (bản powrerpoint)

Cách đặt mua:

Liên hệ Zalo: Fidutech - Nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 10 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 1: TÌNH YÊU - HÔN NHÂN - GIA ĐÌNH

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 2: MÔ HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁP LUẬT HÌNH SỰ

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay