Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 cánh diều Bài 10: Pháp luật hình sự về người chưa thành niên (P2)

Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 bộ sách cánh diều Bài 10: Pháp luật hình sự về người chưa thành niên (P2). Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem: => Giáo án giáo dục kinh tế và pháp luật 10 cánh diều (bản word)

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 cánh diều đủ cả năm

Hoạt động 3: Tìm hiểu biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết tham gia làm việc nhóm, sử dụng ngôn ngữ để trình bày thông tin, ý tưởng và để thảo luận, làm rõ các biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
  2. Nội dung:

- GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm như sau: Đọc trường hợp 1, 2 mục 3 và trả lời câu hỏi SGK tr.54.

- GV chọn đại diện của 1 – 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, kết luận và chốt kiến thức về các biện pháp giám sát, giáo dục đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự.

  1. Sản phẩm: Nội dung trả lời của HS về biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 6 nhóm. 

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận, đọc tình huống SGK tr.54 và trả lời câu hỏi: Theo em, căn cứ vào những dấu hiệu nào để Tòa án áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng đối với X?

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu, kết hợp đọc thông tin khung vàng SGK tr.54 và trả lời câu hỏi: Em hiểu thế nào về biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng? Mục đích của biện pháp này là gì?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên, thảo luận và ghi kết quả vào bảng nhóm hoặc giấy A3.

- HS đọc kết luận SGK để tìm hiểu về biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận theo bảng nhóm hoặc giấy A3.

- GV mời đại diện một số HS trình bày về các biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

- GV chuyển sang nội dung mới.

3. Tìm hiểu biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

Trả lời câu hỏi thảo luận

Dấu hiệu để Tòa án áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng đối với bạn X:

- X (15 tuổi 9 tháng) thực hiện hành vi đánh người gây thương tích.

- Trước đây, X đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

Biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

- Trường giáo dưỡng là cơ sở giáo dục đặc biệt được Nhà nước thành lập để giáo dục, cải tạo người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác.

 

- Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng là biện pháp nghiêm khắc hơn biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, được áp dụng khi môi trường xã hội mà người chưa thành niên sinh sống không có các điều kiện thuận lợi cho việc

giáo dục, cải tạo họ, như gia đình có người thân vi phạm pháp luật hoặc có tiền án, hoặc người chưa thành niên sống bụi đời, lang thang,...

 

Hoạt động 4: Tìm hiểu các hình phạt áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết tham gia làm việc nhóm, sử dụng ngôn ngữ để trình bày thông tin, ý tưởng và để thảo luận, làm rõ các hình phạt áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
  2. Nội dung:

- GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm như sau: Dựa vào các thông tin trong 3 trường hợp SGK tr.54, xác định hình phạt cho các trường hợp.

- GV chọn đại diện của 1 – 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, kết luận và chốt kiến thức về các hình phạt áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

  1. Sản phẩm: Nội dung trả lời của HS về các hình phạt áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm.

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận, đọc 3 trường hợp SGK tr.54 và trả lời câu hỏi:

+ Dựa vào các bảng thông tin trên, em hãy xác định các hình phạt trong từng trường hợp.

+ Theo em, pháp luật hình sự về hình phạt áp dụng với người dưới 18 tuổi phạm tội nhằm mục đích gì?

- GV hướng dẫn HS tham khảo, đọc thông tin khung vàng và trả lời câu hỏi:

+ Nêu các biện pháp áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

+ Lấy ví dụ cụ thể.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên, thảo luận và ghi kết quả vào bảng nhóm hoặc giấy A3.

- HS đọc kết luận SGK để tìm hiểu về biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận theo bảng nhóm hoặc giấy A3.

- GV mời đại diện một số HS trình bày về các hình phạt áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá và kết luận về các hình phạt áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội:

- Theo Điều 30 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật này, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội, nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó. Tuy nhiên, căn cứ vào đặc điểm của người chưa thành niên phạm tội và xuất phát từ nguyên tắc nhân đạo XHCN, Điều 98 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định, người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ bị áp một trong các hình phạt đối với mỗi tội phạm: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn.

- Quy định này khẳng định nguyên tắc không áp dụng hình phạt tù chung thân, tử hình và hình phạt bổ sung đối với người chưa thành niên phạm tội, chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội.

4. Tìm hiểu các hình phạt áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

Trả lời câu hỏi thảo luận

- Hình phạt trong từng trường hợp

+ Trường hợp 1: Cảnh cáo

+ Trường hợp 2: Cải tạo không giam giữ

+ Trường hợp 3: Cải tạo không giam giữ

- Mục đích của pháp luật hình sự về hình phạt áp dụng với người dưới 18 tuổi phạm tội: Giáo dục, giúp đỡ người dưới 18 tuổi phạm tội sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội.

Các hình phạt áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

* Cảnh cáo

- Là hình phạt nhẹ nhất trong hệ thống hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội. Chỉ áp dụng cho người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt.

- Ví dụ: A 15 tuổi, do ham mê chơi điện tử và muốn có tiền để chơi, nên đã có hành vi trộm cắp tài sản theo khoản 1 Điều 173 Bộ luật Hình sự năm 2015. Gia đình và bản thân A đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại cho người bị hại và cũng chưa gây ra thiệt hại lớn.

à A sẽ bị tòa án áp dụng hình phạt cảnh cáo vì phạm tội trộm cắp tài sản thuộc trường hợp ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ.

* Phạt tiền

- Là hình phạt chính áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, nếu người đó có thu nhập hoặc tài sản riêng (Điều 99 Bộ luật Hình sự năm 2015) nhằm tước đi quyền lợi vật chất của họ, cải tạo và giáo dục họ trở thành công dân có ích lợi cho xã hội. Tòa án chỉ áp dụng hình phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội khi có đủ 2 điều kiện (Là người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi; có thu nhập hoặc có tài sản riêng).

- Ví dụ: A 17 tuổi, bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý làm hư hỏng tài sản theo khoản 1 Điều 178 Bộ luật Hình sự năm 2015 có khung hình phạt từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng.

à Nếu Tòa án áp dụng phạt tiền là hình phạt chính thì mức tối đa A phải chịu là 25 triệu đồng.

* Cải tạo không giam giữ

- Là hình phạt không buộc người bị áp dụng phải cách li khỏi xã hội. Họ vẫn có thể thực hiện công việc thường ngày, sống trong môi trường gia đình, xã hội như trước đây.

- Áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do vô ý hoặc phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng, hoặc người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng.

- Đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, không khấu trừ thu nhập của người đó. Thời gian cải tạo không giam giữ không quá một phần hai thời hạn mà điều luật quy định.

* Tù có thời hạn

- Là hình phạt cách lï người phạm tội ra khỏi xã hội trong một thời gian đề giáo dục, cải tạo họ trở thành công dân có ích cho xã hội.

- Mức phạt tù có thời hạn áp dụng đối với người dưới l8 tuổi phạm tội được quy định trong Bộ luật Hình sự:

+ Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù.

+ Nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.

+ Đối với người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng khi phạt tủ chung thân hoặc từ hỉnh, thì mức hình phạt được áp dụng không quả l2 năm tù.

+ Nếu tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết sử dụng kiến thức đã học về pháp luật hình sự đối với người chưa thành niên.
  3. Nội dung:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận theo cặp đôi  và hoàn thành bài tập 1, 2, 3, 6 phần Luyện tập SGK tr.56, 57.

- HS thảo luận cặp đôi để hoàn thành các bài tập và viết câu trả lời vào giấy A3.

  1. Sản phẩm: HS trả lời bài tập 1 – 4, 6 và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Khi đặt nhận được những gì?

  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
  • Ít nhất 10 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
  • Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ cả năm

Phí tài liệu:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án powepoint: 300k/học kì - 350k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

Cách tải:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 cánh diều đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN LỚP 10 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án lớp 10 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 10 sách chân trời sáng tạo (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 10 sách kết nối tri thức (bản word)
Giáo án lớp 10 sách kết nối tri thức (bản powrerpoint)

Cách đặt mua:

Liên hệ Zalo: Fidutech - Nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 10 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 1: TÌNH YÊU - HÔN NHÂN - GIA ĐÌNH

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 2: MÔ HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁP LUẬT HÌNH SỰ

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay