Giáo án chuyên đề Ngữ văn 11 chân trời Chuyên đề 1 Phần II: Viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam (P2)
Giáo án giảng dạy theo bộ sách chuyên đề học tập Ngữ văn 11 bộ sách chân trời sáng tạo Chuyên đề 1 Phần II: Viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam (P2). Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghệ nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.
Xem: => Giáo án ngữ văn 11 chân trời sáng tạo
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo đủ cả năm
Hoạt động 2: Tìm hiểu quy trình viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam
- Mục tiêu:
- HS nắm được các bước triển khai, yêu cầu đối với báo cáo nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam
- HS biết cách viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam theo từng loại đề tài.
- Nội dung thực hiện:
- GV phát vấn, gợi mở để HS chủ động khám phá, hình thành kiến thức.
- Từ kiến thức tiếp cận, HS viết đoạn văn trình bày lí do lựa chọn vấn đề.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS, đoạn văn HS tạo lập trong vở.
- Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu những yêu cầu về nội dung và bố cục của một báo cáo nghiên cứu Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập GV phát vấn: 1. Nội dung và hình thức của bài báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn học trung đại Việt Nam cần đảm bảo điều gì? 2. Cấu trúc một báo cáo nghiên cứu gồm những phần mục nào? Nêu cụ thể nội dung từng phần? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS đọc SGK, suy nghĩ cá nhân, tìm câu trả lời cho câu hỏi 1, 2. HS chuẩn bị bài thuyết trình ở nhà. Bước 3: Báo cáo, thảo luận GV điều hành mời HS trả lời câu hỏi số 1,2. GV mời 1 HS đại diện cho mỗi nhóm lên thuyết trình. HS thuyết trình phần chuẩn bị ở nhà, mời các bạn chia sẻ, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định GV nhận xét câu trả lời của HS, ý thức chuẩn bị bài ở nhà, tinh thần hợp tác, khả năng giao tiếp của HS trên lớp. GV kết luận kiến thức, kỹ năng. | II. Cách thức viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn học trung đại Việt Nam 1. Về nội dung, hình thức - Về nội dung: Nêu phân tích, đánh giá, lí giải được một số vấn đề văn học trung đại. - Về hình thức trình bày: Đảm bảo các yêu cầu của một bài báo cáo nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại (Theo dõi SGK) 2. Cấu trúc, bố cục: 5 phần
|
Hoạt động 3: Thực hành viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam
- Mục tiêu: HS biết cách viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam cụ thể
Đề tài: Bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du qua các đoạn trích “Trao duyên”, “Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh”
- Nội dung thực hiện:
- GV phát vấn, gợi mở để HS chủ động khám phá, hình thành kiến thức.
- Từ kiến thức tiếp cận, HS viết đoạn văn trình bày lí do lựa chọn vấn đề.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS, đoạn văn HS tạo lập trong vở.
- Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nhiệm vụ 1: Chuẩn bị viết báo cáo Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập Ở những tiết học trước các em đã được tiếp cận với đề tài: Bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du qua các trích đoạn “Trao duyên, Thúy kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh”. Với những câu hỏi nghiên cứu đã được đặt ra trong Phần mở đầu em hãy cho biết: - Với những câu hỏi nghiên cứu như vậy, em dự định chia phần nội dung của bài báo cáo nghiên cứu về: Bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du qua các đoạn trích “Trao duyên”, “Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh” thành mấy phần? - Em dự định đặt tiêu để cho từng đề mục như thế nào? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS làm việc cá nhân, ghi câu trả lời của mình ra giấy trong 5 phút Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - GV gọi HS lên chia sẻ suy nghĩ của mình. - Các học sinh còn lại lắng nghe, dùng bút khác màu gạch chân vào giấy nháp của mình những nội dung trùng khớp với nội dung của bạn; ghi thêm nội dung mình còn thiếu; nhận xét, góp ý, bổ sung cho bài làm của bạn. - Cả lớp thống nhất bố cục chung cho phần nội dung của bài báo cáo. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét bài của học sinh và chốt lại bố cục chung cho phần nội dung của báo cáo Nhiệm vụ 2: Tìm ý và lập dàn ý cho phần viết nội dung báo cáo nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam cho một đề tài cụ thể. Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập. Trên cơ sở bố cục vừa xây dựng em hãy lập dàn ý cho phần nội dung của báo cáo nghiên cứu về đề tài: Bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du qua các đoạn trích “Trao duyên”, “Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh” Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Giáo viên chia lớp làm bốn nhóm để thực hiện nhiệm vụ: + Nhiệm vụ 1 (Thực hiện ở nhà): Tìm ý trước + Nhiệm vụ 2 (Thực hiện trên lớp): trả lời 4 câu hỏi nghiên cứu đã được dự kiến ở trên. Cụ thể: Nhóm 1: Câu 1 Nhóm 2: Câu 2 Nhóm 3: Câu 3 Nhóm 4: Câu 4. - Sử dụng kĩ thuật XYZ (10.2.5): Mỗi nhóm gồm 10 học sinh, mỗi học sinh ghi lại 2 đáp án cho các câu hỏi của nhóm mình, thời gian thực hiện cho mỗi nhóm là 05 phút (Con số 10.2.5 có thể thay đổi dựa trên thực tế lớp học) Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Các nhóm lên dán kết quả cuối cùng của nhóm mình lên bảng - Cả lớp quan sát, so sánh, đối chiếu, bàn luận để rút ra đáp án thống nhất của cả lớp. Bước 4: Kết luận, nhận định: Xây dựng dàn ý hoàn chỉnh cho phần nội dung báo cáo
Nhiệm vụ 3: Luyện tập viết báo cáo nghiên cứu Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập. Do không có thời gian để học sinh hoàn thành viết toàn bộ phần nội dung của một báo cáo nghiên cứu Bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du qua các đoạn trích “Trao duyên”, “Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh” nên giáo viên yêu cầu học sinh lựa chọn một nội dung nhỏ trong dàn ý chi tiết đã được trình bày ở trên để viết một đoạn văn trong một báo cáo nghiên cứu. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh làm việc cá nhân: lựa chọn nội dung trong dàn ý và viết đoạn văn trong 15 phút (Giáo viên có thể linh hoạt, chia toàn bộ các ỷ trong phần nội dung cho các học sinh trong lớp hoàn thành, cuối cùng lắp ghép bài viết của học sinh thành phần nội dung hoàn chỉnh) Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi học sinh lên chia sẻ bài viết của mình, các học sinh khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung, rút kinh nghiệm để hoàn thiện bài viết. Bước 4: Kết luận, nhận định: Giáo viên tổng hợp, kết luận Nhiệm vụ 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập Tại sao chúng ta cần phải kiểm tra, chỉnh sửa khi viết báo cáo nghiên cứu? Tầm quan trọng của việc kiểm tra, chỉnh sửa trong một bài báo cáo nghiên cứu? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS căn cứ vào SGK chuyên để và kiến thức hiểu biết của mình để đưa ra câu trả lời Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS làm việc cá nhân hoặc theo nhóm GV quan sát, hướng dẫn Bước 4: Kết luận, nhận định: HS trình bày GV chốt ý và kết luận | III. Thực hành viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn học trung đại Việt Nam. 1. Chuẩn bị viết * Cơ sở: - Vị trí của truyện Kiều trong nền văn học trung đại Việt Nam nói riêng, văn học thế giới nói chung. - Bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du trong truyện Kiều và đoạn trích “Trao duyên”, “Thúy kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh” là đặc sắc nghệ thuật. * Câu hỏi dự kiến
2. Tìm ý và lập dàn ý cho phần viết nội dung báo cáo nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam
3. Luyện tập viết báo cáo nghiên cứu Giới thiệu về tác giả Nguyễn Du: “Trải qua một cuộc bể dâu Câu thơ còn đọng nỗi đau nhân tình Nổi chìm kiếp sống lênh đênh Tố Như ơi, lệ chảy quanh thân Kiều” Có biết bao nhà thơ, nhà văn khi đọc những trang thơ của Nguyễn Du không khỏi xúc động và cảm phục trước một tài năng xuất chúng của văn học Việt Nam, trước một kiệt tác văn hoá của dân tộc. Còn tác phẩm của ông - “Truyện Kiều” là kiệt tác thơ văn, là cuốn sách "gối đầu giường" bao thế hệ người Việt, cuộc đời và số phận chìm nổi của nàng Kiều đến nay vẫn gợi ra bao xót xa, đau đớn khôn nguôi trong lòng người đọc. Nguyễn Du (1765 - 1820) quê Tiên Điền, Hà Tĩnh - mảnh đất có truyền thống thơ văn, quê ngoại của ông ở Bắc Ninh, nơi nổi tiếng với những làn quan hỏi mượt mà. Bởi vậy mà ngày từ lúc còn nhỏ, Nguyễn Du đã có vốn am hiểu sâu sắc về văn hóa của nhiều làng quê Việt, ông càng hiểu và trân trọng hơn những giá trị văn hoá của quê hương mình. Nguyễn Du sinh ra trong một gia đình khá giả, từng có nhiều thế hệ làm quan lớn trong triều, gia đình ông có truyền thống văn học, nhờ đó mà ông học hỏi được ít nhiều từ những người thân của mình. Ông sinh sống trong khoảng thời gian mà đất nước ta có nhiều biến động. Đây là thời kỳ suy tàn của chế độ phong kiến, lúc này Trịnh- Nguyễn đang đấu đá nhau, phân tranh khốc liệt, đặc biệt có nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra, đỉnh điểm là phong trào Tây Sơn do Nguyễn Huệ lãnh đạo. Xã hội lúc này có nhiều rối ren, đời sống nhân dân cũng khổ cực, loạn lạc, Nguyễn Du thấu hiểu và cảm thông với cuộc sống nhiều vất vả, khổ cực của nhân dân khi phải chịu nhiều đoạ đày, bất công của bọn thống trị tham lam, bạo ngược. Trái tim giàu lòng trắc ẩn và sự yêu thương của Nguyễn Du hướng về những kiếp người chịu nhiều ngang trái, đặc biệt là những người phụ nữ là yếu tố tạo nên những sáng tác thành công và đặc sắc của ông. Nguyễn Du từng đi nhiều nơi, phiêu bạt khắp chốn, từng ra làm quan và đi sứ Trung Quốc, nhờ đó mà ông có vốn hiểu biết sâu sắc nhiều nền văn hoá và có vốn sống phong phú. Điều đó góp phần rất lớn trong việc sáng tác của ông. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Nguyễn Du đã để lại cho đời nhiều tác phẩm có giá trị, cả về thơ ,văn chữ Hán và chữ Nôm như Văn Chiêu Hồn, Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tạp ngâm,...đỉnh cao nhât là thi phẩm truyện thơ Nôm "Truyện Kiều".
4. Xem lại, chỉnh sửa và rút kinh nghiệm - Kiểm tra, chỉnh sửa là bước quan trọng cuối cùng trong việc viết 1 bài văn hay 1 bài báo cáo. - Tiến hành kiểm tra, chỉnh sửa là bước đệm quan trọng để bài viết trở nên hoàn thiện hơn. Thông qua bước này, HS nhận được ra được những lỗi trong bài ( lỗi chính tả, lỗi câu, từ, lỗi đánh máy,....) để từ chỉnh sửa bài một cách chính xác và logic hơn. - Việc kiểm tra, chỉnh sửa có vai trò rất quan trọng trong bài báo cáo nghiên cứu: HS biết đọc và rà soát lại bài, rèn tính cẩn thận, tỉ mỉ. (PHỤ LỤC 3) |
------------------------Còn tiếp---------------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- ...
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 700k/năm
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 7 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây