Giáo án chuyên đề Ngữ văn 11 chân trời CĐ 2 Phần 1: Bản chất xã hội - văn hoá của ngôn ngữ (P2)

Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 bộ sách chân trời sáng tạo CĐ 2 Phần 1: Bản chất xã hội - văn hoá của ngôn ngữ (P2). Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo đủ cả năm

 

Hoạt động 3: Khái quát về bản chất xã hội – văn hóa của ngôn ngữ

  1. Mục tiêu: Hs hiểu được bản chất xã hội văn hóa của ngôn ngữ
  2. Nội dung: Qua tìm hiểu ngữ liệu tham khảo đưa ra được kết luận
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS liên quan đến bài học
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ: Khái quát về bản chất xã hội – văn hóa của ngôn ngữ

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

-       GV đặt câu hỏi để HS có thể suy nghĩ trả lời:

+ Bản chất xã hội của ngôn ngữ được thể hiện như thế nào?

+ Bản chất văn hóa của ngôn ngữ được quy ước ra sao?

-       HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

-   Các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện  nhóm lên trả lời câu hỏi

- Các nhóm khác lắng nghe nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

Nhiệm vụ: Khái quát về bản chất xã hội – văn hóa của ngôn ngữ

a.     Bản chất xã hội của ngôn ngữ

+ Ngôn ngữ chỉ được hình thành và phát triển trong xã hội loài người. Không có ngôn ngữ nào tách rời khỏi cộng đồng và không một người nào khi mới sinh ra sống tách rời khỏi cộng đồng mà vẫn có khả năng ngôn ngữ.

+ Ngôn ngữ không có tính chất di truyền. Đứa trẻ sinh ra mang những đặc điểm di truyền của thế hệ trước như màu da, màu mắt, màu tóc… nhưng không được di truyền khả năng ngôn ngữ. Đứa trẻ không phải tự nhiên biết nói mà chỉ có thể có ngôn ngữ trong quá trình học hỏi tiếp thu từ những người xung quanh.

+ Ngôn ngữ được hình thành do quy ước của cả cộng đồng và tồn tại do nhu cầu giao tiếp của con người. Đây là một thiết chế bắt buộc, không ai có thể tùy ý thay đổi theo sở thích riêng của mình và bắt mọi người phải tuân theo. Ngôn ngữ không phải là hiện tượng của cá nhân

+ Ngôn ngữ là một hiện tượng đặc biệt. Ngôn ngữ của mỗi cộng đồng dân tộc không phải là của riêng một  nhà nước, đảng phái, thể chế chính trị, tôn giáo, giai cấp nào. Nó ứng xử bình đẳng với tất cả mọi người trong xã hội

b.     Bản chất văn hóa của ngôn ngữ

+ Ngôn ngữ là một bộ phận cấu thành quan trọng của văn hóa. Mỗi hệ thống ngôn ngữ đều mang đậm dấu ấn văn hóa của cộng đồng người bản ngữ. chẳng hạn tiếng Việt có hàng loạt từ ngữ thuộc trường từ vựng lúa gạo như: lúa, thóc, gạo nếp, gạo tẻ,…. Nhưng trong tiếng anh thì các từ ngữ thuộc trường từ vựng này không phong phú như thế.

+ Vì ngôn ngữ là bộ phận cấu thành quan trọng của văn hóa nên muốn sử dụng một ngôn ngữ, chúng ta không chỉ cần biết ngữ âm, từ vựng ngữ pháp mà còn phải nắm thật vững dấu ấn văn hóa được thể hiện trong ngôn ngữ đó nữa. Giữ gìn và phát triển một ngôn ngữ cũng chính là góp phần giữ gìn và phát triển một nền văn hóa.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về bản chất văn hóa – xã hội của ngôn ngữ
  3. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi liên quan
  4. Sản phẩm học tập: Bài làm của HS
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Bài tập 1 – SGK trang 43

Cho các từ sau: lúa, thóc, cơm, cơm nếp, xôi, tấm, cám.

  1. Giải thích sự khác biệt về ý nghĩa giữa các từ trên. Cho ví dụ minh họa.
  2. Tìm ít nhất năm thành ngữ có chứa các từ trên và đặt câu có sử dụng các thành ngữ ấy.
  3. Thảo luận với bạn trong nhóm về sự phong phú của các từ ngữ chỉ lúa gạo và các món ăn từ lúa gạo trong tiếng Việt, sau đó chia sẻ ý kiến với các nhóm khác.

Bài tập 2 – SGK trang 43

Tìm thêm những từ ngữ thuộc các trường từ vựng sau:

  1. Địa hình sông nước: sông, suối….
  2. Phương tiện trên sông nước: thuyền, bè

Bài tập 3 – SGK trang 43

Trong tiếng Việt có nhiều cách diễn đạt mang dấu ấn sông nước như: Mặt trời lặn, chìm đắm trong suy tư, bơi giữa dòng đời… hãy tìm thêm những cách diễn đạt tương tự.

Bài tập 4 – SGK trang 43

Theo bạn những ngữ liệu đã tìm được ở bài tập 2-3 có điểm gì chung? Những từ ngữ cách diễn đạt này có mối liên hệ gì với văn hóa Việt?

Bài tập 5 – SGK trang 43

Hoàn thành bảng sau để biết được ý nghĩa của các con vật trong văn hóa Việt qua các thành ngữ

Thành ngữ tiếng Việt

Ý nghĩa của thành ngữ

Con vật

Ý nghĩa của con vật trong văn hóa Việt

Miệng hùm gan thỏ

Tỏ ra bạo dạn nhưng thực chất hèn kém

Hùm, thỏ

-     Hùm: mạnh bạo, hùng hổ

-     Thỏ: nhút nhát.

To như con voi

 

 

 

Làm thân trâu ngựa

 

 

 

Mèo khen mèo dài đuôi

 

 

 

Ngựa non háu đá

 

 

 

Khẩu Phật tâm xà

 

 

 

Cú đội lốt công

 

 

 

Gan thỏ đế

 

 

 

Cháy nhà ra mặt chuột

 

 

 

Rồng đến nhà tôm

 

 

 

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

  • HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập

Bước 3: HS báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

  • GV có thể dành thời gian khoảng 7-10’ để HS trình bày ý tưởng rồi viết trên lớp hoặc ở nhà

Bước 4: Đánh giá kết quả thực nhiệm vụ học tập

  • GV chữa bài tập nhận xét và chuẩn bị kiến thức
  • Gợi ý:

Bài tập 1:

  1. HS giải thích nghĩa của các từ để giải thích sự khác biệt về ý nghĩa giữa các từ này. Ví dụ:

+ Lúa: cây lương thực, thân cỏ rỗng, hoa lưỡng tính, không có bao hoa, quả có vỏ trấu bao ngoài

+ Thóc: là hạt lúa còn nguyên của vỏ trấu.

  • Nếu “lúa” có thể dùng để chỉ “cây lúa” hoặc “hạt lúa” thì “thóc” chỉ dùng để chỉ “hạt” không thể dùng “thóc” để chỉ “cây”
  • Xôi và cơm nếp đều là những món ăn được nấu từ gạo nếp, nhưng nếu xôi được làm chín bằng hơi nước thì cơm nếp được nấu trực tiếp trong nước.

b.Thành ngữ tìm được bao gồm có:

+ Cơm no áo ấm

+ Cơm tẻ mẹ ruột

+ Cơm áo gạo tiền

+ Ăn cháo đái bát

+ Cơm hàng cháo chợ

+ Nên cơm nên cháo

+ Đâm bị thóc chọc bị gạo

+ Ăn mày đòi ăn xôi gấc

+ No xôi chán chè

+ Chuột sa hũ nếp

+ Có nếp có tẻ

  1. Chia lớp thành các nhóm nhỏ yêu cầu HS thảo luận về sự phong phú của từ ngữ chỉ lúa gạo và các món ăn từ lúa gạo trong tiếng Việt sau đó chia sẻ ý kiến của mình trước lớp.

+ Liệt kê thêm các từ ngữ chỉ lúa gạo và các món ăn từ lúa gạo trong tiếng Việt

+ Chia sẻ ý kiến về sự phong phú của các từ ngữ chỉ lúa gạo và các món ăn từ lúa gạo trong tiếng Việt.

=>Giải thích vì sao các từ chỉ lúa gạo và các món ăn từ lúa gạo lại phong phú như thế.

Bài tập 2:

  1. Địa hình sông nước: Sông, suối, kênh, rạch, ao, hồ, đìa, đầm, phá…
  2. Phương tiện trên sông nước: thuyền, bè, tàu, tắc ráng, xuồng ba lá, phà, ghê, đò, thuyền thúng, thuyền độc mộc, thuyền rồng….

Bài tập 3:

Một số cách diễn đạt tương tự: nói năng trôi chảy, làn sóng nhập cư, ánh nhìn đắm đuôi, ngụp lặn trong mớ hồ sơ, đắm chìm trong tiếng nhạc.

Bài tập 4:

Những ngữ liệu đã tìm được ở bài tập 2-3 đều có chung điểm là mang dấu ấn sông nước. Những từ ngữ cách diễn đạt này có mối liên hệ chặt chẽ với văn hóa Việt. Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc phân bố rộng khắp trên cả nước, lại có đường bờ biển dài nên văn hóa Việt mang dấu ấn sông nước điều này phản ánh rất rõ trong ngôn ngữ qua nhóm từ ngữ địa hình sông nước, phương tiện sông nước cách diễn đạt mang dấu ấn sông nước trong bài 2-3.

Bài tập 5:

Thành ngữ tiếng Việt

Ý nghĩa của thành ngữ

Con vật

Ý nghĩa của con vật trong văn hóa Việt

Miệng hùm gan thỏ

Tỏ ra bạo dạn nhưng thực chất hèn kém

Hùm, thỏ

-     Hùm: mạnh bạo, hùng hổ

-     Thỏ: nhút nhát.

To như con voi

Có vóc dáng to lớn

voi

Voi: to lớn

Làm thân trâu ngựa

Phải quỵ lụy, hầu hạ, cung phụng làm nô lệ cho người khác

Trâu, ngựa

Trâu- ngựa: thân phận thấp hèn

Mèo khen mèo dài đuôi

Tự mình khen mình, tự đề cao mình

mèo

Mèo: kẻ tự khen mình, tự đề cao mình

Ngựa non háu đá

Trẻ tuổi, thường ngạo mạn, kiêu căng, hung hăng và bất chấp, thích đối đầu mà không biết lượng sức mình

Ngựa (non)

Ngựa (non): người trẻ tuổi ngạo mạn, kiêu căng

Khẩu Phật tâm xà

Miệng nói lời từ bi ra vẻ đức độ thương người như Phật nhưng trong lòng nham hiểm

Rắn ( xà)

Rắn: nham hiểm, thâm độc

Cú đội lốt công

Mượn cái vẻ đẹp bề ngoài để che giấu bản chất xấu xí bên trong nhằm bịp bợm lừa dối người khác, ví như chim cú xấu xí mượn hình thức của chim công để người ta lầm tưởng về vẻ đẹp của nó

Cú, công

-cú: xấu

-công: đẹp

Gan thỏ đế

Nhút nhát, luôn run sợ, hãi hùng, ví như tính nhát gan của loài thỏ đế

Thỏ đế

Thỏ đế: nhút nhát

Cháy nhà ra mặt chuột

Do có sự biến, sự việc xảy ra mà phơi bày, lộ tẩy sự thật vốn có, không còn che đậy, giấu giếm được nữa

Chuột

Chuột: bản chất xấu xa

Rồng đến nhà tôm

Người cao quý, sang trọng đến thăm kẻ hèn mọn ( cách nói khiêm ngường để tỏ thái độ tôn trọng, hiếu khách)

Rồng, tôm

-     Rồng: người cao quý

-     Tôm: kẻ hèn mọn

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án có đủ các chuyên đề, đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 350k

=> Khi đặt, nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 1. TẬP NGHIÊN CỨU VÀ VIẾT BÁO CÁO VỀ MỘT VẤN ĐỀ VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 2. TÌM HIỂU NGÔN NGỮ TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI

Chat hỗ trợ
Chat ngay