Giáo án chuyên đề Ngữ văn 11 chân trời CĐ 2 Phần 3: Cách vận dụng yếu tố mới của ngôn ngữ đương đại trong giao tiếp (P2)

Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 bộ sách chân trời sáng tạo CĐ 2 Phần 3: Cách vận dụng yếu tố mới của ngôn ngữ đương đại trong giao tiếp (P2). Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo đủ cả năm

 

Hoạt động 3: Khái quát về một số yêu cầu, cách thức vận dụng yếu tố mới của ngôn ngữ đương đại trong giao tiếp

  1. Mục tiêu: Hs hiểu được về một số yêu cầu, cách thức vận dụng yếu tố mới của ngôn ngữ đương đại trong giao tiếp
  2. Nội dung: Qua tìm hiểu ngữ liệu tham khảo đưa ra được kết luận
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS liên quan đến bài học
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ: Khái quát một số yêu cầu, cách thức vận dụng yếu tố mới của ngôn ngữ đương đại trong giao tiếp Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

-       GV đặt câu hỏi để HS có thể suy nghĩ trả lời:

+ Khi vận dụng các yếu tố mới của ngôn ngữ đương đại trong giao tiếp cần đáp ứng yêu cầu gì?

+  Cách thức vận dụng yếu tố mới của ngôn ngữ trong giao tiếp thực hiện thế nào?

-       HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

-   Các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện  nhóm lên trả lời câu hỏi

- Các nhóm khác lắng nghe nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

Nhiệm vụ: Khái quát về một số yêu cầu, cách thức vận dụng yếu tố mới của ngôn ngữ đương đại trong giao tiếp

a.   Yêu cầu khi vận dụng các yếu tố mới của ngôn ngữ đương đại trong giao tiếp

+ Phải đánh giá được yếu tố mới này đã được cộng đồng chấp nhận chưa hay chỉ là những yếu tố mới được sử dụng trong một nhóm người.

+ Cần sử dụng các yếu tố mới phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp và với các kiểu, thể loại văn bản

b.   Cách thức vận dụng

+ Sử dụng từ ngữ để biểu thị các sự vật, hiện tượng khái niệm mới.

+ Sử dụng những từ ngữ mới, những cách diễn đạt mới để biểu thị các sự vật, hiện tượng, khái niệm đã có tên gọi với mục đích tạo ra các giá trị biểu cảm.

+ sử dụng những từ ngữ quen thuộc với nghĩa mới. Chẳng hạn “chữa cháy” vốn có nghĩa “dập tắt lửa của đám cháy” nhưng nay dùng để chỉ ý “giải quyết cấp bách, cốt để tạm thời đối phó, chưa giải quyết căn bản lâu dài”

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về cách vận dụng các yếu tố mới của ngôn ngữ đương đại vào cuộc sống
  3. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi liên quan
  4. Sản phẩm học tập: Bài làm của HS
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Bài tập 1 – SGK trang 57-58

Nối những từ ở cột A với phần giải thích ở cột B sao cho phù hợp.

A

B

1.   Du lịch bụi

a.   Mô hình có trình tự giảng dạy đảo ngược so với mô hình giảng dạy truyền thống, trong đó có người học phải xem các bài giảng trực tuyến trước khi đến lớp,giờ học trên lớp sẽ dành cho các hoạt động giúp người học nâng cao các kĩ năng.

2.   Lớp học đảo ngược

b.   Rừng được dùng để bảo bệ nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái, chắn sóng, phòng chống các diễn biến có hại của tự nhiên nói chung

3.   Bọc lót

c.   Còn được gọi là trí thông minh nhân tạo, thường được sử dụng để mô tả các máy móc có khả năng bắt chước các chúc năng “nhận thức” của con người

4.   Rừng phòng hộ

d.   Khẩu ngữ sẵn sàng làm những việc thường tốn nhiều sức lực, tiền của mà người khác hay ngại hoặc không dám làm

5.   Sến

e.   Khẩu ngữ hai người hoặc hai sự kiện, hai hiện tượng thường cùng loại luôn đi đôi với nhau và có sự ăn ý hỗ trợ lẫn nhau một cách mật thiết

6.   Chịu chơi

g.Các cầu thủ phối hợp với nhau cùng che chắn và bảo vệ khung thành

7.   Chịu trận

h. KHẩu ngữ chịu đựng chấp nhận điều không hay về mình mà không được hoặc không thể né tránh

8.   Gato

i.     Từ ngữ của giới trẻ người yêu

9.   Trí tuệ nhân tạo

k. Khẩu ngữ bộc lộ tình cảm yếu đuối đến mức ủy mị, sướt mướt

10.            Chạy sô

l. Từ ngữ của giới trẻ ghen tị viết tắt của cụm từ ghen ăn tức ở

11.            Cặp bài trùng

m.khẩu ngữ tham gia nhiều sô diễn trong cùng một buổi ở những địa điểm khác nhau

12.            Gấu

n. loại hình du lịch mà chuyến đi do chính bản thân mình tự lên kế hoạch và tự thực hiện

 

Bài tập 2 – SGK trang 58

Trong các từ ngữ trên từ ngữ nào được cộng đồng chấp nhận, từ ngữ nào chỉ được sử dụng trong một nhóm người? Dựa vào đâu bạn biết điều đó?

Bài tập 3 – SGK trang 58

Những từ ngữ nào ở bài tập 1 không nên sử dụng trong văn bản đơn từ, văn bản thông tin? Vì sao?

Bài tập 4 – SGK trang 58

Hãy hình dung một tình huống giao tiếp có thể sử dụng một hoặc một vài từ ngữ đã cho ở bài tập 1. Sau đó viết đoạn văn ngắn hoặc 1 đoạn hội thoại khoảng 150 từ về tình huống giao tiếp

Bài tập 5 – SGK trang 58

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Một luồng đèn pha xe máy từ đầu phố quét tới đủ cho anh nhận ra họ có vẻ là một cặp vợ chồng. Một cao gầy xiêu vẹo, một nhỏ bé tã tượi và cá tã tượi đó có lẽ lại đang bế một đứa bé ngủ im lịm như bế một xác chết trên tay thì phải?

( Chu Lai, Phố)

  1. Giải thích nghĩa các từ “tã tượi”, “im lịm” trong đoạn trích trên. Dựa vào đâu bạn nhận ra nghĩa ấy của từ?
  2. Thử thay các từ trên bằng các từ đồng nghĩa và so sánh hiệu quả biểu đạt giữa các trường hợp?
  3. Từ “tã tượi” được xem là từ mới (theo từ điển từ mới tiếng Việt, Chu Bích Thu ( chủ biên), NXB Phương ĐÔng 2008) và tác giả Từ điển từ mới tiếng Việt có dẫn ngữ liệu trên của Chu Lai trong công trình của mình. Bạn có nhận xét gì về vai trò của các nhà văn, nhà thơ trong việc phát triển vốn từ vựng của dân tộc?

Bài tập 6 – SGK trang 58

Cho các nghĩa của từ “lặn” như sau:

  1. Tự làm cho mình chìm sâu xuống nước
  2. Biến đi như lẩn mất vào bên trong
  3. KHẩu ngữ trốn biệt đi
  4. Khuất mất đi phía dưới đường chân trời
  5. Theo bạn, trong các nghĩa này đâu là nghĩa mới của từ? Vì sao bạn nhận xét như vậy?
  6. Tìm ví dụ minh họa cho các nghĩa trên

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

  • HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập

Bước 3: HS báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

  • GV có thể dành thời gian khoảng 7-10’ để HS trình bày ý tưởng rồi viết trên lớp hoặc ở nhà

Bước 4: Đánh giá kết quả thực nhiệm vụ học tập

  • GV chữa bài tập nhận xét và chuẩn bị kiến thức
  • Gợi ý:

Bài tập 1:

1 -n

4-b

7-h

10-m

2-a

5-k

8-l

11-e

3-g

6-d

9-c

12-i

 

Bài tập 2

Từ ngữ đã được cộng đồng chấp nhận: du lịch bụi, lớp học đảo ngược, bọc lót, rừng phòng hộ, sến, chịu chơi, chịu trận, trí tuệ nhân tạo, chạy sô, cặp bài trùng.

Từ ngữ chỉ được sử dụng trong một nhóm người: gato, gấu.

Bài tập 3

Không nên sử dụng biệt ngữ xã hội, khẩu ngữ trong văn bản đơn từ, văn bản thông tin. Vì thế chúng ta không nên sử dụng những từ ngữ như gato, gấu, sến, chịu chơi, chịu trận, chạy sô, cặp bài trùng khi viết các kiểu văn bản này.

Bài tập 4

Chia lớp thành nhóm nhỏ để thực hiện bài tập. Viết đoạn văn hoặc đoạn hội thoại khoảng 150 từ về tình huống giao tiếp này.

Bài tập 5

  • Tã tượi: ở trạng thái tả tơi và rũ xuống trông thảm hại
  • Im lịm: giống như im lìm, nhưng nghĩa mạnh hơn
  • Có thể thay từ “tã tượi” bằng từ “tơi tả” tuy nhiên từ “tã tượi” nhấn mạnh vào trạng thái “rũ xuống” trạng thái “thảm hại” hơn.
  • Có thể thay từ “im lịm” bằng từ “im lìm”. Tuy nhiên khi sử dụng từ “im lim” tính chất hoàn toàn không có tiếng động tự anhuw không có biểu hiện gì của sự sống được nhấn mạnh được thể hiện một cách rõ ràng hơn. Bởi vì từ “lịm” có nghĩa là vào trạng thái hoàn toàn thân bất động vì không còn sức lực tri giác.
  • Trong trường hợp này việc dùng hai từ tã tượi và im lim giúp câu văn giàu sức tả hơn. Hai từ “tã tượi” và “im lịm” miêu tả các nhân vật chân thật, khiến người đọc bị ám ảnh về số phận con người.
  1. Từ tã tượi được xem là từ mới.

Bài tập 6

a.

Trong các nghĩa của từ “lặn” đã cho nghĩa thứ ba trốn biệt đi là nghĩa mới của từ. Chúng ta có thể căn cứ vào cuốn từ điển tiếng việt để đưa ra kết luân này.

Trong từ điển tiếng Việt của Hoàng PHê thì từ “lặn” chỉ có 3 nghĩa. Trong từ điển mới thì lặn có 4 nghĩa.

b.

Đặt câu có sử dụng từ lặn ở mỗi nghĩa đã cho:

  • Nó lặn xuống đáy hồ để tìm chiếc kính bơi
  • Các nốt sởi đã lặn
  • Bỗng nhiên anh ấy lặn mất tăm
  • Khi mặt trời lặn, chàng vội vã trở về nhà

 HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn lại kiến thức đã học: Các nội dung liên quan đến chuyên đề 2 Tìm hiểu ngôn ngữ tgrong đời sống xã hội hiện đại

- Hoàn chỉnh các bài tập phần Luyện tập, Vận dụng (nếu chưa xong).

- Ôn tập chuyên đề 3 – Đọc viết và giới thiệu về một tác giả văn học.

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án có đủ các chuyên đề, đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 350k

=> Khi đặt, nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 1. TẬP NGHIÊN CỨU VÀ VIẾT BÁO CÁO VỀ MỘT VẤN ĐỀ VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 2. TÌM HIỂU NGÔN NGỮ TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI

Chat hỗ trợ
Chat ngay