Giáo án chuyên đề Ngữ văn 11 chân trời Chuyên đề 1 Phần I: Tìm hiểu yêu cầu và cách thức nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt nam (P3)

Giáo án giảng dạy theo bộ sách chuyên đề học tập Ngữ văn 11 bộ sách chân trời sáng tạo Chuyên đề 1 Phần I: Tìm hiểu yêu cầu và cách thức nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt nam (P3). Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghệ nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo đủ cả năm

  1. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về tìm hiểu yêu cầu và cách thức nghiên cứu vấn đề văn học trung đại Việt Nam
  3. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi liên quan
  4. Sản phẩm học tập: Bài làm của HS
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Bài tập 1 – SGK trang 21: Đọc kĩ nội dung thôn tin trong bảng sau:

Đề tài/ vấn đề nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu

Giả thuyết nghiên cứu

Hào khí thời Trần trong Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn và Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão

Có hay không sự tương đồng giữa Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn và Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão? Nếu có thì nhân tố nào đã quy định sự tương đồng giữa hai tác phẩm vốn rất khác nhau về thể loại này?

Chủ nghĩa yêu nước và anh hùng trong đời sống dân tộc thời Trần đã thổi hào khí vào tâm hồn con người và văn học.

 

Dựa vào tên đề tài/ vấn đề ở cột bên trái, câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu có thể xác định như ở cột bên phải, hãy xác định câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu cho các đề tài/ vấn đề:

+ Dấu ấn tiểu sử của Nguyễn Đình Chiểu trong truyện thơ Lục Vân Tiên

+ Thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam và điển tích, điển cố Trung Hoa trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

+ Bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du qua các trích đoạn Trao duyên, Thúy Kiều hậu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

  • HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập

Bước 3: HS báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

  • GV có thể dành thời gian khoảng 7-10’ để HS trình bày ý tưởng rồi viết trên lớp hoặc ở nhà

Bước 4: Đánh giá kết quả thực nhiệm vụ học tập

  • GV chữa bài tập nhận xét và chuẩn bị kiến thức
  • Gợi ý:

Đề tài/ vấn đề nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu

Giả thuyết nghiên cứu

Hào khí thời Trần trong Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn và Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão

Có hay không sự tương đồng giữa Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn và Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão? Nếu có thì nhân tố nào đã quy định sự tương đồng giữa hai tác phẩm vốn rất khác nhau về thể loại này?

Chủ nghĩa yêu nước và anh hùng trong đời sống dân tộc thời Trần đã thổi hào khí vào tâm hồn con người và văn học.

Dấu ấn tiểu sử của Nguyễn Đình Chiểu trong truyện thơ Lục Vân Tiên

Có hay không yếu tố tự truyện trong truyện thơ Lục Vân Tiên? Hoặc:

Lục Vân Tiên trong truyện thơ Lục Vân Tiên có phải là hình bóng của Nguyễn Đình Chiểu trong cuộc đời thực?

Nguyễn Đình Chiểu đã dùng những trải nghiệm và lẽ sống của bản thân để xây dựng nhân vật Lục Vân Tiên và viết truyện thơ Lục Vân Tiên.

Thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam và điển tích, điển cố Trung Hoa trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam và điển tích, điển cố Trung Hoa đã được sử dụng và có tác dụng như thế nào trong Truyện Kiều của Nguyễn Du?

Thành ngữ tục ngữ, ca dao Việt Nam và điển tích, điển cố Trung Hoa đã được sử dụng một cách hiệu quả trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.

Bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật qua các văn bản Trao duyên, Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh ( Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du)

Bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du có những đặc điểm và tác dụng thế nào trong các trích đoạn Trao Duyên, Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh?

Bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật trong các trích đoạn Trao Duyên, Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh là một trong những thành công đặc sắc của Nguyễn Du

 

  1. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để lập kế hoạch đề cương nghiên cứu cho một trong những đề tài/ vấn đề ở bài tập 1.
  3. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để lập đề cương
  4. Sản phẩm học tập: bài tập hoàn thành của HS
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Bài tập 2 – SGK trang 22:

Dựa vào mẫu ở trang 20, hãy lập kế hoạch đề cương nghiên cứu cho một trong những vấn đề/ đề tài ở bài tập 1.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

  • HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập

Bước 3: HS báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

  • HS lập đề cương nghiên cứu cho một vấn đề ở bài 1

Bước 4: Đánh giá kết quả thực nhiệm vụ học tập

  • GV chữa bài tập nhận xét và chuẩn bị kiến thức
  • Gợi ý:

KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU

Đề tài: Bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật qua các văn bản Trao duyên, Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh ( trích Truyện Kiều của Nguyễn Du)

Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu, đánh giá đặc điểm và tác dụng của nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du qua một số trích đoạn trong Truyện Kiều

Câu hỏi nghiên cứu: Bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du có những đặc điểm và tác dụng thế nào trong các văn bản Trao duyên, Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh ( trích Truyện Kiều của Nguyễn Du)

Giả thuyết nghiên cứu: Bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật trong các trích đoạn Trao duyên, Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh ( trích Truyện Kiều của Nguyễn Du) là một thành công đặc sắc, cũng là đóng góp quan trọng trong nghệ thuật truyện thơ Nôm của Nguyễn Du.

ĐỀ CƯƠNG

Mở đầu: Nêu tên đề tài/ vấn đề mục đích nghiên cứu ( tìm hiểu, đánh giá đặc điểm và tác dụng của nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du qua một số trích đoạn trong Truyện Kiều: Trao duyên, Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh)

Phần chính: Có thể triển khai theo tình huống sự việc ( tình huống trao duyên, tình huống hầu rượu…) hoặc theo khía cạnh vấn đề ( các thủ pháp/ đặc điểm, tác dụng nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật qua các văn bản)

Kết luận: Bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật trong các trích đoạn Trao duyên, Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh ( trích Truyện Kiều của Nguyễn Du) có thể xem là một trong những đóng góp xuất sắc của Nguyễn Du đối với nghệ thuật truyện thơ Nôm.

Chẳng hạn, phần chính có thể triển khai theo các nội dung sau:

1.   Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật trong văn bản Trao duyên

2.   Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vẩ trong văn bản Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh

3.   Nhìn chung về đặc điểm và tác dụng của nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật trong hai văn bản và trong Truyện Kiều

Theo cách thứ hai phần chính có thể gồm các nội dung:

1.   Sự đa dạng trong cách sử dụng các thủ pháp miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du qua các văn bản Trao duyên và Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh: a) dùng lời miêu tả của người kể chuyện; b) cho nhân vật tự giãi bày qua đối thoại; c) sử dụng lời “độc thoại hóa đối thoại; d) sử dụng độc thoại nội tâm; e) sử dụng các phương tiện khác như từ ngữ, hình ảnh, nhạc điệu, kết cấu…

2.   Sự biến hòa linh hoạt trong cách sử dụng các thủ pháp miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du qua Trao duyên và Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh

3.   Sự vượt trội trong nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật Truyện Kiều so với Quan Âm Thị Kính, Bích câu kì ngộ và Kim Vân Kiều truyện.

 

Thời gian (18 ngày)

Công việc ( Đọc, viết, trình bày)

Người thực hiện

( Nhóm học tập gồm 5 người)

Sản phẩm (Theo quy trình)

2 ngày

Lập kế hoạch/ đề cương phân công nhiệm vụ

Trưởng nhóm kiêm thư kí

Bản kế hoạch – đề cương kèm phân công nhiệm vụ

5 ngày

-    Đọc tài liệu liên quan nội dung 1,2 trong đề cương

-    Đọc tài liệu liên quan nội dung 3 trong đề cương

-    Lập danh mục tài liệu tham khảo

-   2 bạn trong nhóm

 

 

 

-   2 bạn trong nhóm

 

 

-   Trưởng nhóm kiêm thư kí

-    Các phiếu đọc sách, ghi chép các sơ đồ tư duy, ghi chep Cornell

 

 

 

 

-    Danh mục tài liệu tham khảo

5 ngày

Viết báo cáo

-   2 bạn nội dung 1,2

-   2 bạn nội dung 3

-   Trưởng nhóm kiêm thư kí + 4 bạn chỉnh sửa hoàn chỉnh

Văn bản báo cáo nghiên cứu

3 ngày

Lập hồ sơ

Trưởng nhóm kiêm thư kí

Tập hồ sơ

3 ngày

-        Phân công trình bày thử

-        Phối hợp trình bày kết quả

-      2 bạn nội dung 1,2

-      2 bạn nội dung 3

-      Cả nhóm 5 người

-    Bản thuyết trình thử

-    Bài thuyết trình chính thức

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án có đủ các chuyên đề, đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 350k

=> Khi đặt, nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 1. TẬP NGHIÊN CỨU VÀ VIẾT BÁO CÁO VỀ MỘT VẤN ĐỀ VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 2. TÌM HIỂU NGÔN NGỮ TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI

Chat hỗ trợ
Chat ngay