Giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 10 cánh diều CĐ 3 Bài 2: Các hàm tính toán theo điều kiện

Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Tin học 10 - Định hướng Tin học ứng dụng bộ sách cánh diều CĐ 3 Bài 2: Các hàm tính toán theo điều kiện. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 10 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 2: CÁC HÀM TÍNH TOÁN THEO ĐIỀU KIỆN (2 TIẾT)

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

Sau bài học, HS sẽ:

  • Biết được ý nghĩa của các hàm tính toán theo điều kiện của phần mềm bảng tính.
  • Vận dụng được một số hàm tính toán theo điều kiện để tạo ra các dữ liệu thống kê, phục vụ cho các dự án học tập.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Tự chủ và tự học, chủ động tìm hiểu, đọc và tìm kiếm thêm các tài liệu liên quan đến nội dung bài học.
  • Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
  • Làm việc được theo nhóm với tinh thần hợp tác.
  • Năng lực riêng:
  • Sử dụng thành thạo các hàm được trình bày trong bài học: COUNTA, COUNTIF, COUNTIFS, SUMIF, AVERAGEIF, MAXIFS, MINIFS.
  • Lập được các công thức, vận dụng được các hàm tính toán, thống kê cơ bản để tính toán các thông tin thống kê trong bảng tính.
  1. Phẩm chất
  • Năng động, chịu khó tìm tòi, sáng tạo, vận dụng.
  • Hình thành ý thức trách nhiệm, tính cẩn thận khi làm việc nhóm, phẩm chất làm việc chăm chỉ, chuyên cần để hoàn thành một nhiệm vụ.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Sách Chuyên đề học tập Tin học ứng dụng 10, SGV Chuyên đề học tập Tin học ứng dụng 10, Giáo án (kế hoạch dạy học).
  • Bảng dữ liệu như Hình 1 SGK trang 50, một số file bảng tính chứa các loại dữ liệu khác. Hai hình sau đây là gợi ý một số dạng file dữ liệu mà GV có thể chuẩn bị trước:
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Sách chuyên đề học tập Tin học ứng dụng 10.
  • Đọc trước bài học trong SGK, tìm kiếm và đọc trước tài liệu có liên quan đến bài học Các hàm tính toán theo điều kiện.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Kích thích HS liên hệ từ vốn hiểu biết thực tế với các kiến thức trong bài học.
  3. Nội dung: GV cho HS thảo luận cặp đôi, lắng nghe GV trình bày vấn đề và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi dựa vào kiến thức của bản thân.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Trong thực tế, em có thể gặp tình huống cần thực hiện các tính toán theo điều kiện trên một bảng dữ liệu, ví dụ như tính điểm trung bình môn Tiếng Anh của các bạn nam trong lớp. Em hãy nêu thêm một vài tình huống khác.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ, thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS dựa vào hiểu biết của bản thân, xung phong trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Trả lời: Một số tình huống khác cần tính toán theo điều kiện trên một bảng dữ liệu là:

+ Tính tổng số tiền quyên góp được của HS khối 10.

+ Tìm bạn nam có điểm thi môn Toán cao nhất.

+ Tính trung bình tốc độ chạy của các bạn nữ lớp 10A trong cuộc thi chạy tiếp sức.

+ Tính kết quả thi tuyển sinh, biết các thí sinh có mã khu vực khác nhau sẽ được cộng điểm ưu tiên khác nhau.

...

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét phần trả lời của HS.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài học ngày hôm nay sẽ cung cấp một số kiến thức hữu ích, cần thiết về hàm tính toán theo điều kiện của phần mềm bảng tính để thực hiện dự án học tập cũng như sử dụng cho các công việc thực tế sau nàyBài 2: Các hàm tính toán theo điều kiện.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu hàm đếm số ô tính

  1. Mục tiêu: HS biết được ý nghĩa, tình huống sử dụng của hàm đếm số ô tính.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS thực hiện các ví dụ trong SGK, giải thích ý nghĩa các hàm.
  3. Sản phẩm: HS thực hiện được các yêu cầu trong Hoạt động 1 SGK trang 50.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS thực hiện các yêu cầu trong Hoạt động 1 SGK trang 50 và đưa ra nhận xét về ý nghĩa của hàm COUNTIF, ý nghĩa của khối lệnh E3:E14 và của giá trị 10 trong công thức: = COUNTIF(E3:E10,10)

- GV nhắc lại ý nghĩa của hàm COUNT rồi giới thiệu COUNTA và làm mẫu hàm = COUNTA (G3:G14) (nên có hàng ghi: "Số thí sinh được chọn đi cấp tỉnh:" bên cạnh ô tính sẽ đặt công thức trên). GV thay đổi giá trị trong cột G để HS thấy được sự thay đổi kết quả trả về tương ứng của hàm COUNTA.

- GV trình bày hàm COUNTIF: Ý nghĩa của hàm, ý nghĩa của các đối số (Vùng _xem_xét, Điều_Kiện). Tiếp đến GV làm mẫu minh họa và giải thích chi tiết các ví dụ đã nêu trong SGK, trong đó lưu ý ví dụ ở Hình 2 (SGK trang 51) đã sử dụng điều kiện là địa chỉ một ô tính.

- GV nêu ra tình huống sử dụng hàm COUNTIFS, giải thích ý nghĩa các thành phần trong công thức ở Hình 3 (SGK trang 51) và trình bày cú pháp của hàm COUNTIFS. Tiếp đến, GV làm mẫu minh họa và giải thích hoạt động cho các ví dụ đã nêu trong SGK.

- GV có thể sử dụng thêm file dữ liệu đã chuẩn bị sẵn như ở mục II và đặt câu hỏi để HS trả lời. Chẳng hạn, xét ví dụ về file dữ liệu "Danh sách cầu thủ ghi bàn tại các kì Euro", GV yêu cầu HS lập công thức để đếm số cầu thủ đội Pháp có trong danh sách, hay số cầu thủ đội Pháp ghi nhiều hơn 5 bàn thắng...

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe GV hướng dẫn, quan sát GV thao tác trên máy tính.

- HS lắng nghe và thực hành theo yêu cầu của GV.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS lập công thức tính toán theo yêu cầu.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Hàm đếm số ô tính

- Ý nghĩa hàm COUNT: đếm số lượng ô tính chứa dữ liệu dạng số trong một khối ô.

a) Hàm COUNTA

- Ý nghĩa: được dùng để đếm số lượng ô tính có chứa dữ liệu trong một khối ô.

b) Hàm COUNTIF

- Ý nghĩa: được sử dụng để đếm số lượng các ô tính thỏa mãn một điều kiện.

- Cú pháp:

COUNTIF(Vùng_xem_xét, Điều_kiện)

Trong đó:

+ Vùng_xem_xét: Khối ô được xem xét

+ Điều_kiện: có thể là số, xâu, biểu thức logic hay địa chỉ ô tính. Nếu điều kiện cần đáp ứng là địa chỉ của một ô tính, hàm sẽ sử dụng giá trị hiện tại của ô tính.

c) Hàm COUNTIFS

- Dùng để đếm số lượng ô tính thỏa mãn nhiều hơn một điều kiện.

- Cú pháp:

COUNTIFS (Vùng_xem_xét_1, Điều_ kiện_1[, Vùng_xem_xét_2, Điều_kiện_ 2,...])

Trong đó:

+ Vùng_xem_xét_1, Điều_kiện_1: Cặp khối ô được xem xét và điều kiện cần đáp ứng đầu tiên (bắt buộc phải có).

+ [, Vùng_xem_xét_2, Điều_kiện_ 2, ...]: Các cặp khối ô được xem xét và điều kiện cần đáp ứng bổ sung (không bắt buộc phải có). Các khối ô bổ sung phải có cùng số hàng và số cột với vùng xem xét đầu tiên.

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu hàm tính tổng và tính trung bình cộng

  1. Mục tiêu: HS biết được ý nghĩa, tình huống sử dụng của hàm SUMAVERAGE.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu các hàm tính tổng và tính trung bình cộng.
  3. Sản phẩm: HS thực hiện được các yêu cầu trong Hoạt động 2 SGK trang 52.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm 2-3 HS.

- GV cho HS thực hiện các yêu cầu trong Hoạt động 2 SGK trang 52 và đưa ra nhận xét về ý nghĩa của hàm AVERAGEIF, ý nghĩa của các khối ô E3:E14F3:F14 trong công thức: = AVERAGEIF(E3:E14, 10, F3:F14).

- GV nêu ra tình huống sử dụng hàm SUMIF, AVERAGEIF, giải thích chi tiết ý nghĩa các thành phần trong công thức ở Hình 4 và Hình 5 (SGK trang 53).

- GV yêu cầu HS đọc SGK và trình bày cú pháp của các hàm SUMIF, AVERAGAEIF.

- Nếu thời gian cho phép, GV có thể đặt câu hỏi trên file dữ liệu đã chuẩn bị thêm như ở mục II. Chẳng hạn, xét ví dụ ở file " Danh sách cầu thủ ghi bàn tại các kì Euro", GV yêu cầu HS lập công thức để đếm tổng số bàn thắng đội tuyển Pháp ghi được; số bàn thắng trung bình mà các cầu thủ thi đấu trên 10 trận ghi được.

- GV đặt ra yêu cầu nâng cao, dạng mở để HS tìm hiểu thêm về các hàm SUMIFS, AVERAGEIFS. Ví dụ: Tính điểm trung bình của các bạn nữ khối 12, tính tổng số bàn thắng ghi đươc của các cầu thủ đội tuyển Anh chơi nhiều hơn 10 trận...

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe, quan sát GV thao tác trên màn hình phần mềm bảng tính.

- Các nhóm thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận, chuyển sang nội dung luyện tập.

2. Hàm tính tổng và tính trung bình cộng

- Ý nghĩa: Các hàm SUMIFAVERAGEIF được sử dụng để tính tổng và tính trung bình cộng của các ô tính trong một khối ô thỏa mãn một điều kiện nào đó.

- Giải thích công thức ở Hình 4 và Hình 5:

+ Ở Hình 4: Khối ô E3:E14 được xem xét để tìm những hàng có giá trị 10 (các hàng: 3, 5, 12), còn khối ô F3:F14 được sử dụng để tính tổng giá trị tại các hàng tìm được.

+ Ở Hình 5: Khối ô F3:F14 được xem xét để tìm những hàng có giá trị lớn hơn hoặc bằng 80 (các hàng: 4, 7, 8, 10, 12) rồi tính trung bình cộng những giá trị tại các hàng tìm được trong khối F3:F14.

- Cú pháp:

+ SUMIF(Vùng_xem_xét, Điều_kiện [,Vùng_tính])

+ AVERAGEIF(Vùng_xem_xét, Điều _kiện [,Vùng_tính])

Trong đó:

+ Vùng_xem_xét: Khối ô được xem xét.

+ Điều_kiện: Có thể là số, xâu, biểu thức logic, địa chỉ ô tính, hàm sẽ sử dụng giá trị hiện tại của ô tính.

+ Vùng_tính: Đây là địa chỉ khối ô sẽ được sử dụng để tính tổng hoặc tính trung bình cộng (có thể không có).

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu hàm lấy giá trị lớn nhất, nhỏ nhất

  1. Mục tiêu: HS biết được ý nghĩa, tình huống sử dụng của hàm MAX, MIN, MAXIFSMINIFS.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu các hàm lấy giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất.
  3. Sản phẩm: HS thực hiện được các yêu cầu trong Hoạt động 3 SGK trang 54.
  4. Tổ chức hoạt động:

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Tất cả các bài đều được soạn theo mẫu ở trên

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 250k

=> Khi đặt, nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 10 cánh diều đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN LỚP 10 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án lớp 10 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 10 sách chân trời sáng tạo (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 10 sách kết nối tri thức (bản word)
Giáo án lớp 10 sách kết nối tri thức (bản powrerpoint)

Cách đặt mua:

Liên hệ Zalo: Fidutech - Nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP TIN HỌC 10 TIN HỌC ỨNG DỤNG CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 1: THỰC HÀNH LÀM VIỆC VỚI CÁC TỆP VĂN BẢN

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 2: THỰC HÀNH SỬ DỤNG PHẦN MỀM TRÌNH CHIẾU

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 3: THỰC HÀNH SỬ DỤNG PHẦN MỀM BẢNG TÍNH

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay