Phiếu bài tập tuần tiếng Việt 5 kết nối tri thức

Phiếu bài tập tuần Tiếng Việt 5 kết nối tri thức được biên soạn chi tiết, cẩn thận. Bản tải về là bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn. Phiếu bài tập (PBT) được trình bày khoa học, rõ ràng. Các bài đều bám sát chương trình SGK giúp học sinh ôn luyện tốt. Kéo xuống để tham khảo PBT tuần Tiếng Việt 5 kết nối tri thức.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Phiếu bài tập tuần tiếng Việt 5 kết nối tri thức
Phiếu bài tập tuần tiếng Việt 5 kết nối tri thức
Phiếu bài tập tuần tiếng Việt 5 kết nối tri thức
Phiếu bài tập tuần tiếng Việt 5 kết nối tri thức
Phiếu bài tập tuần tiếng Việt 5 kết nối tri thức
Phiếu bài tập tuần tiếng Việt 5 kết nối tri thức
Phiếu bài tập tuần tiếng Việt 5 kết nối tri thức

Một số tài liệu quan tâm khác


Trường:…………………………………………..

Họ và tên:……………………Lớp………………

PHIẾU BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT 5

TUẦN 19: VẺ ĐẸP CUỘC SỐNG

KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

- Đọc hiểu: Đọc và hiểu văn bản, trả lời được những câu hỏi liên quan đến nội dung, ý nghĩa nghệ thuật của văn bản.

- Luyện từ và câu: Luyện tập về câu.

- Viết: Luyện tập quan sát và tìm ý cho bài văn tả người.

 

BÀI TẬP

  1. ĐỌC – HIỂU

Đọc văn bản và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh vào chữ cái đầu trước ý đúng:

RỪNG XUÂN

Trời xuân chỉ hơi lạnh một chút vừa đủ để giữ một vệt sương mỏng như chiếc khăn voan vắt hờ hững trên sườn đồi. Rừng hôm nay như một ngày hội của màu xanh, màu xanh với nhiều góc độ đậm nhạt, dày mỏng khác nhau. Những mầm cây bụ bẫm còn đang ở màu nâu hồng chưa có đủ chất diệp lục để chuyển sang màu xanh. Những lá cời non mới thoáng một chút xanh vừa ra khỏi màu nâu vàng. Những lá sưa mỏng tang và xanh rờn như một thứ lụa xanh màu ngọc thạch với những chùm hoa nhỏ li ti và trắng như những hạt mưa bay. Những chiếc lá ngõa non to như cái quạt lọc ánh sáng xanh mờ mờ. Tất cả những sắc xanh non tơ ấy in trên nền xanh sẫm đặc của những tán lá già của những cây quéo, cây vải, cây dâu da, cây đa, cây chùm bão…

Nhưng không phải chỉ có màu xanh mà thôi, giữa những đám lá sồi xanh, có những đốm lá già còn rớt lại đỏ như những viên hồng ngọc. Lác đác trên nhiều cành, còn có những chiếc lá già đốm vàng, đốm đỏ, đốm tía, và kìa, ở tận cuối xa, những chùm hoa lại vàng lên chói chang như những ngọn lửa thắp sáng cả một vùng. Nắng đậm dần lên chiếu qua các tầng lá đủ màu sắc rọi xuống tạo ra một vùng ánh sáng mờ tỏ chỗ lam, chỗ hồng, có chỗ nắng chiếu vào những hạt sương tóe lên những tia ngũ sắc ngời ngời như ta nhìn qua những ống kính vạn hoa.

(Theo Ngô Xuân Miện)

Câu 1. Trong bài, sự vật nào được so sánh với chiếc khăn voan?

  1. Rừng xuân.
  2. Vệt sương.
  3. Nắng.
  4. Lá sồi xanh.

Câu 2. Bài văn miêu tả cảnh gì?

  1. Cảnh sương sớm.
  2. Cảnh ngày hội xuân.
  3. Cảnh rừng xuân.
  4. Cảnh hoàng hôn..

Câu 3. Sự vật nào được tác giả so sánh như cái quạt lọc ánh sáng xanh?

  1. Những chiếc lá ngõa non tơ.
  2. Những chùm hoa.
  3. Những chiếc lá sồi.
  4. Những cánh chim.

Câu 4. Cây nào còn rớt lại lá đỏ như những viên hồng ngọc?

  1. Mầm cây mới chổi.
  2. Đám lá sồi xanh.
  3. Lá sưa.
  4. Lá cởi non.

Câu 5. Sự vật nào được nắng chiếu lóe lên những tia ngũ sắc?

  1. Chùm hoa.
  2. Hạt sương.
  3. Chồi cây.
  4. Tầng lá.
  5. LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Bài 1. Điền vào chỗ chấm trong mỗi dòng sau để tạo thành câu ghép?

  1. a) …………………………………………………………….đâm lên những mầm non.
  2. b) Tiếng hát……………………………………………………………………………..
  3. c) Mẹ bận rộn……………………………………………………………………………
  4. d) ……………………………………………………………………… nhẹ nhàng trôi.

Bài 2. Đặt 1 – 2 câu:

  1. a)Giới thiệu về một người  bạn mà em yêu quý.

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

  1. b) Giới thiệu về một người mà em ngưỡng mộ.

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

  1. c) Nêu lên cảm nghĩ của em về anh trai.

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

III. VIẾT

Bài 1. Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi:

CÔ BÉ LÀNG CHĂM

Đông Chiêu bẻ cục đất sét bằng nắm tay đặt trên mặt bàn nhỏ. Hai bàn tay em mềm mại, thoăn thoắt biến cục đất sét vô tri thành cái nồi xinh xắn, trong khi hai chân em không ngừng di chuyển xung quanh mặt bàn. Nét đặc biệt trong nghề gốm cổ truyền của làng Chăm là không dùng bàn xoay mà người thợ phải đi xung quanh cái bàn.
Trên mảnh sân nhỏ, những chiếc nồi tròn vo, đều đặn như được đúc từ một cái khuôn, được tắm nắng trước khi đem nung. Ở quê Đông Chiêu, cách nung đồ gốm cũng khác lạ, không cần cho sản phẩm vào lò mà xếp xen kẽ với rơm rạ, củi khô thành nhiều lớp trên bãi đất trống đầu làng. Khi gió nổi, người thợ mới châm lửa cháy bùng, và chỉ cần mười lăm đến hai mươi phút đã đủ chín sản phẩm.

Đã chín giờ, Đông Chiêu ngừng tay, đi ôn tập cho buổi học chiều. Như bao cô học trò Chăm nhỏ khác, ngoài việc học em còn phải giúp đỡ cha mẹ nhiều việc để cải thiện cuộc sống vốn không mấy dư dả. Năm nay Đông Chiêu thi tốt nghiệp tiểu học nên em càng phải học nhiều hơn... 

( Theo Hồ Việt Khuê)

 

  1. Nét đặc biệt trong nghề gốm cổ truyền làng Chăm là gì?

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

  1. Người Chăm nung đồ gốm bằng cách nào?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

Bài 2. Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi:

CÔ GIÁO VÀ HAI EM NHỎ.

Nết sinh ra đã bất hạnh với bàn chân trái thiếu ba ngón. Càng lớn, đôi chân Nết lại càng teo đi và rồi Nết phải bò khi muốn di chuyển.

          Khi em Na vào lớp Một, ở nhà một mình Nết buồn lắm, chỉ mong Na chóng tan trường về kể chuyện ở trường cho Nết nghe. Na kể rất nhiều về cô giáo: tà áo dài của cô trắng muốt, miệng cô tươi cười như hoa, cô đi nhẹ nhàng đến bên từng học sinh dạy các  bạn viết, vẽ…. Nghe Na kể, Nết ước mơ được đi học như Na nhưng…

          Trong một tiết học vẽ, cô giáo cầm vở vẻ của Na. Na vẽ một cô gái cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái. Na giải thích: “Em vẽ cô tiên đang gõ đôi đũa thần chữa đôi chân cho chị em, để chị em cũng được đi học”. Cô giáo ngạc nhiên khi biết chị gái Na bị tật nguyền. Tối hôm ấy, cô đến thăm Nết. Biết Nết ham học, mỗi tuần ba tối, cô dạy Nết học.

          Còn một tháng nữa là kết thúc năm học. Mấy hôm nay, cô giáo thường kể cho 35 học trò của mình về một bạn nhỏ. Đôi chân bạn ấy không may bị liệt nên bạn phải ngồi xe lăn nhưng bạn vẫn quyết tâm học. Có lúc đau tê cứng cả lưng, bạn vẫn cố viết và viết rất đẹp. Năm học sau, bạn sẽ vào cùng các em. Nghe cô kể, mắt Na sáng lên, Na vui và tự hào về chị mình lắm.

          Bố mẹ Nết rơm rớm nước mắt khi biết nhà trường sẽ đặc cách cho Nết vào học lớp Hai. Còn Nết, cô bé đang hình dung cảnh cô giáo cùng các bạn nhỏ xúm xít đẩy chiếc xe lăn.

(Theo Tâm huyết nhà giáo)

  1. a) Vì sao cô giáo lại biết được hoàn cảnh của Nết và giúp đỡ bạn?

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

  1. b) Em học được điều gì từ bạn Nết qua câu chuyện trên?

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

ĐÁP ÁN

  1. ĐỌC – HIỂU

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

A

C

A

B

D

 

  1. LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Bài 1:

  1. a) Xuân đến, cây bàng đâm lên những chồi non.
  2. b) Tiếng hát của những chú chim vang dội khắp núi rừng, nó vang dội ra cả những miền quê.
  3. c) Mẹ bận rộn làm mâm cơm cúng, em thì phụ mẹ lau bát đũa.
  4. d) Gió thổi, những đám mây nhẹ nhàng trôi.

Bài 2:  

  1. Trong cuộc đời, hẳn ai cũng có những người bạn thân của riêng mình. Tôi cũng có một cô bạn vô cùng thân thiết, đó là bạn Bảo Lâm.
  2. Nếu có ai đó hỏi con, thần tượng của con là ai, con sẽ không do dự trả lời chính là mẹ con - không phải là một người vĩ đại, hay một thiên tài, hay một ca sĩ nổi tiếng, không là người đẹp nhất mà đó là một người rất đỗi bình thường.
  3. Em cảm thấy rất vui và hạnh phúc khi có người anh trai thông minh, ngoan ngoãn và tài giỏi. Anh Minh không chỉ là người anh trai mẫu mực luôn yêu thương, nhường nhịn em mà còn là người em vô cùng ngưỡng mộ, tự hào.

III. VIẾT

Bài 1:

  1. Nét đặc biệt trong nghề gốm cổ truyền của làng Chăm là không dùng bàn xoay mà người thợ phải đi xung quanh cái bàn.
  2. Người Chăm nung đồ gốm không cần cho sản phẩm vào lò mà xếp xen kẽ với rơm rạ, củi khô thành nhiều lớp trên bãi đất trống đầu làng. Khi gió nổi, người thợ mới châm lửa cháy bùng.

Bài 2:

  1. Cô giáo lại biết được hoàn cảnh của Nết và giúp đỡ bạn vì Na đã kể cho cô nghe về hoàn cảnh của chị mình.
  2. Em học được ở bạn Nết sự kiên trì vượt qua khó khăn để học tập thật tốt dù bị tật nguyền.

Em học tập ở bạn Nết sự lạc quan, vượt lên chính mình, chăm chỉ học hành ...

 

Phiếu bài tập tuần tiếng Việt 5 kết nối tri thức
Phiếu bài tập tuần tiếng Việt 5 kết nối tri thức

Đang liên tục cập nhật

=> Giáo án tiếng Việt 5 kết nối tri thức

Từ khóa: PBT tuần tiếng Việt 5 kết nối tri thức, PBT tiếng Việt 5 KNTT, BT tuần tiếng Việt 5 kết nối, bài tập ôn tập tiếng Việt 5 kết nối

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay